2bacsi
07:40 28 Tháng Mười Hai, 2018

Cách phòng chống sốt xuất huyết [hiệu quả] bảo vệ mọi người

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nếu như không được điều trị và chăm sóc cẩn thận. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đó. Mỗi chúng ta cần trang bị cho bản thân những kiến thức về phương pháp điều trị và cách phòng tránh sốt xuất huyết. Hãy cùng 2bacsi cập nhật những thông tin hữu ích dưới đây:

Bệnh sốt xuất huyết là gì? – Cách phòng chống sốt xuất huyết

Trước khi tìm hiểu về cách phòng chống sốt xuất huyết. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người nhiễm virus. Sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Nhưng chủ yếu là do Aedes aegypti.

Các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Thông thường các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ban đầu rất khó nhận biết. Vì nó khá giống với các biểu hiện của bệnh cảm sốt thông thường. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát, bạn có thể dễ dàng nhận biết chúng thông qua các biểu hiện sau:

  • Sốt cao đột ngột, có thể đạt đến 40oC hoặc cao hơn;
  • Đau đầu dữ dội
  • Phía sau mắt, cơ xương khớp đau nhức;
  • Toàn bộ cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Xuất hiện ban đỏ lan rộng dưới da từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi sốt;
  • Ăn không ngon, có cảm giác nôn, buồn nôn;
  • Xuất huyết nhẹ như chảy máu chân răng, chảy máu cam,..

Các chuyên gia y tế cho biết, hầu hết các triệu chứng bệnh sẽ dịu đi sau một tuần. Nhưng cơ thể sẽ vẫn có cảm giác mệt mỏi vài tuần sau đó.

Những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm. Khi bị nhiễm người bệnh thường không có những biểu hiện rõ ràng vì thế rất khó để phát hiện.

Cách phòng chống sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau. Cụ thể như:

  • Suy tim, suy thận: Sốt xuất huyết có thể dẫn đến tình trạng suy tim do máu chảy liên tục. Thận cũng bị ảnh hưởng do phải làm việc hết công suất. Nên dễ dẫn đến tình trạng suy thận cấp.
  • Hôn mê: Khi bị xuất huyết trong cơ thể, dịch huyết tương có thể ứ đọng ở màng não qua các thành mạch. Từ đó, gây phù não và các hội chứng thần kinh dẫn đến hôn mê.
  • Tràn dịch màng phổi: Huyết tương bị tràn trong cơ thể có thể khiến viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi hoặc viêm phổi, phù phổi cấp.
  • Đau đầu tụt huyết áp: Ở thể nặng, bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ cảm thấy đau đầu dữ dội. kèm theo huyết áp tụt.
  • Sảy thai sinh non: là biến chứng dễ gặp phải với phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết.

Thuốc trị bệnh sốt xuất huyết

Khi mắc phải căn bệnh này, hầu hết mọi người đều muốn tìm thuốc trị sốt xuất huyết. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa tìm ra được loại thuốc trị sốt xuất huyết đặc trị.

Hầu hết các biện pháp chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị. Giúp người bệnh giảm đau, hạ sốt, và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh sốt xuất huyết là do virus Deugen gây ra. Vì vậy, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Thế nhưng, người bệnh vẫn phải sử dụng các biện pháp để ngăn ngừa biến chứng như: dùng thuốc hạ sốt paracentamol và uống nhiều nước và chất điện giải orsel.

Cách điều trị sốt xuất huyết

Như đã nói ở trên, hiện này chưa có phương pháp chữa sốt xuất huyết đặc hiệu. Các cách điều trị sốt xuất huyết chỉ nhằm làm giảm các triệu chứng. Người bệnh có thể nhập viện để theo dõi, hoặc tự chăm sóc ở nhà, dựa vào một số lời khuyên sau đây:

  • Dùng thuốc Paracetamol để giảm cơn đau và hạ sốt – không dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng có thể làm nặng thêm tình trạng xuất huyết;
  • Uống nhiều nước hoặc uống orsel để tránh cơ thể bị mất nước.
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều, ăn món ăn dễ tiêu hóa (súp, cháo) và tránh ăn thức ăn khó tiêu;
  • Dùng nhiều trái cây tươi và nước ép để bổ sung vitamin C. Bởi vì đây là chất có vai trò quan trọng trong việc hồi phục cơ thể khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Loại vitamin này hỗ trợ trong việc sửa chữa, tăng trưởng và phát triển các mô bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vitamin C còn nuôi dưỡng hệ thống miễn dịch bằng cách tăng cường kháng thể và sản xuất tế bào bạch cầu;

Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe hơn trong khoảng một tuần. Nếu không, hãy tìm đến bác sĩ nếu triệu chứng của không cải thiện.

Cách phòng chống sốt xuất huyết

Phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

Cách phòng chống sốt xuất huyết – Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy

+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như: chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá… Dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

Tránh muỗi đốt – Cách phòng chống sốt xuất huyết

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Trên đây là những thông tin giúp mỗi chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh sốt xuất huyết là gì? Cũng như cách phòng chống sốt xuất huyết  sao cho hiệu quả. Hi vọng rằng, bài viết vừa rồi đã giúp ích được cho độc giả.

Ngày đăng: 07:40 28 Tháng Mười Hai, 2018 | Lần cập nhật cuối: 08:40 18 Tháng Một, 2019

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.