2bacsi
04:33 25 Tháng Một, 2019

Sùi mào gà là bệnh gì? [Chia sẻ] cách nhận biết sớm sùi mào gà

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội có khả năng lây lan nhanh chóng. Vậy sùi mào gà là bệnh gì? Nguyên nhân gâ bệnh và cách nhận biết triệu chứng sùi mào gà ra sao. Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này!

Tìm hiểu chung về bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là bệnh gì?

Bệnh sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc sinh dục là tình trạng xuất hiện những mụn mọc lên ở cơ quan sinh dục. Sùi mào gà được xếp vào nhóm các bệnh lý xã hội, lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn.

Virus human papilloma (HPV), là tác nhân chính gây ra căn bệnh sùi mào gà. Hầu như các tuýp virus sùi mào gà không gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Ngoại trừ virus HPV thuộc tuýp 16, 18, có khả năng gây bệnh ung thư ở nam và nữ.

Các triệu chứng sùi mào gà ngoài xuất hiện ở cơ quan sinh dục, còn có thể gặp ở miệng, lưỡi, hậu môn,… Nếu như người bệnh quan hệ bằng những con đường này.

Triệu chứng sùi mào gà thường gặp

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh sùi mào gà

Các chuyên gia y tế cho biết, các triệu chứng bệnh sùi mào gà xuất hiện chủ yếu ở niêm mạc da. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết các triệu chứng bệnh sùi mào gà.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus HPV sẽ ẩn náu khoảng 2- 9 tháng. Sau đó, mới bùng phát các triệu chứng ra bên ngoài cơ thể. Bao gồm các dấu diệu sùi mào gà như sau:

  • Ban đầu chỉ là những nốt mụn nhỏ ở dạng u nhú, hoặc mụn thịt. Đường kính khoảng 2 – 3mm, nhỏ li ti mọc rải rác ở khắp bộ phận có tiếp xúc với virus như: cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng,lưỡi,… Những nốt sùi mào gà thường có màu hồng nhạt, không gây ngứa, không gây đau.
  • Theo thời gian, các nốt sùi sẽ phát triển to hơn, lan rộng ra, và liên kết lại với nhau thành từng mảng, từng cụm lớn có hình dạng giống như hoa súp lơ hoặc mào gà.
  • Bền mặt của những đám sùi này mềm, mủn, khi dùng tay ấn vào sẽ thấy có mủ chảy ra, mùi hôi tanh khó chịu.
  • Nếu bị tác động từ bên ngoài, các nốt sùi dễ gây trầy xước, chảy máu.
  • Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ giới: có thể bắt gặp ở âm vật, âm hộ – âm đạo, môi lớn, môi bé,  cổ tử cung. Thỉnh thoảng, chúng còn xuất hiện các nếp gấp bẹn, vùng quanh hậu môn hoặc bên trong hậu môn.
  • Bệnh sùi mào gà ở nam giới: thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, ở miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, bìu.

Mắc sùi mào gà – Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn. Sau đó, thấy bản thân xuất hiện những khối u hoặc mụn sùi tại cơ quan sinh dục.

Bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám kiểm tra. Bởi cơ địa của môi người là khác nhau. Vì thế, cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhât.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh sùi mào gà?

Như đã nói ở trên, virus human papilloma (HPV) là tác nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà. Theo thống kê, có hơn 40 chủng HPV khác nhau có thể ảnh hưởng lên bộ phận sinh dục. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây lây lan căn bệnh này. Ví dụ như:

  • Quan hệ tình dục bừa bãi, không sử dụng biện pháp an toàn nào. Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, bằng đường miệng, đều có khả năng lây nhiễm virus HPV ngang nhau.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bồn cầu, mặc chung đồ lót,… đều có khả năng bị lây nhiễm. Tuy khả năng lây truyền căn bệnh này rất thấp. Nhưng vẫn không thể chủ quan.
  • Virus HPV có thể lây truyền qua tiếp xúc vết thương hở.
  • Ngoài ra, bệnh sùi mào gà còn có thể lây truyền từ mẹ sang con. Nếu người mẹ sinh thường. Trẻ rất có thể bị virus HPV khu trú tại đây bám vào và gây bệnh.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh sùi mào gà?

Bệnh sùi mào gà là một căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ trong đội tuổi sinh sản.

Những người có đời sống tình dục phóng khoáng, thường xuyên quan hệ không an toàn với đối tượng có nguy cơ cao như gái nhà hàng, gái mại dâm hay quan hệ đồng tính sẽ có khả năng bị lây nhiễm cao.

Tác hại của bệnh sùi mào gà

Theo các chuyên gia, ngoài gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Bệnh sùi mào gà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời.

Gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh

Dễ gây viêm nhiễm tại đường sinh dục, từ đó tăng nguy cơ gây vô sinh – hiếm muộn. Dễ lây truyền cho người khác

Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và thai phụ. Phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà sẽ có nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc băng huyết khó cầm.

Điều trị sùi mào gà hiệu quả

Lưu ý: Những thông tin cung cấp không được thay thế cho lời khuyên y khoa. Hãy luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để có thông tin chi tiết.

Cách chẩn đoán bệnh sùi mào gà

Ngay khi có dấu hiệu bệnh sùi mào gà, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Đầu tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng những vùng bị mụn nhọt. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại axit nhẹ để những nốt nhọt xuất hiện rõ ràng hơn.

Bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu tế bào từ vùng cổ tử cung của bạn (tiêu bản Pap) để chẩn đoán bệnh. Chúng sẽ được xét nghiệm để xem có sự xuất hiện của virus HPV hay không. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi về sức khỏe và quá trình sinh hoạt  tình dục của bạn.

Những phương pháp chữa bệnh sùi mào gà?

Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc chữa trị khỏi bệnh sùi mào gà triệt để. Việc chữa trị vẫn chỉ dừng ở việc khắc phục các triệu chứng ở bên ngoài. Đồng thời, khống chế không cho virus phát triển. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu phát hiện sớm, thì khả năng chữa trị bệnh sùi mào gà vẫn rất cao.

Các phương pháp chữa bệnh sùi mào gà hiện nay:

  • Chữa sùi mào gà bằng thuốc gồm: imiquimod (Aldara®), podophyllin và podofilox (Condylox®), axit trichloroacetic (TCA). Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Điều trị sùi mào gà bằng cắt đốt điện cao tần, nhằm loại bỏ các nốt sùi bên ngoài.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho bệnh nhân sùi mào gà

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sùi mào gà?

Để kiểm soát cũng như phòng tránh bệnh sùi mào. Người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

Sử dụng bao cao su khi quan hệ: việc này sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tiếp xúc với mụn cóc sinh dục;

Dùng bồn tắm ngồi: cho nước ấm vào đầy khoảng vài inch và bạn có thể ngồi trong đó khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày;

Sử dụng đèn sưởi hoặc máy sấy tóc: bạn có thể sử dụng những vật này để làm khô bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng nên để đèn hoặc máy sấy cách xa da ít nhất 40cm.

Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp sùi mào gà là bệnh gì? Nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh sùi mào gà. Hi vọng rằng, những thông tin 2bacsi vừa cung cấp đã giúp ích được cho độc giải. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho mọi người.

Ngày đăng: 04:33 25 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 07:10 25 Tháng Một, 2019

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.