{Tử cung đôi}: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tử cung đôi
Tham vấn y khoa : Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai
Hiện tượng tử cung đôi là một bất thường ở tử cung, giảm khả năng mang thai tự nhiên và ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Vậy tử cung đôi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng 2bacsi tìm hiểu trong bài viết sau.
Tử cung đôi là gì?
Tử cung hay còn gọi là dạ con là một bộ phận sinh sản của nữ giới. Thông thường, tử cung của nữ giới rỗng có hình quả lê lộn ngược.
Hiện tượng tử cung đôi (tử cung kép) là một bất thường hiếm gặp ở tử cung. Lúc này, nữ giới sẽ có 2 buồng tử cung riêng biệt, mỗi buồng có thể dẫn đến cổ tử cung và âm đạo. Có nghĩa là nữ giới có thể có 2 tử cung, 2 âm đạo riêng biệt cùng 2 ống dẫn trứng.
Theo các chuyên gia, tử cung đôi có nhiều hình dạng khác nhau, bao gồm:
- Tử cung vách ngăn: Là tình trạng cơ quan sinh dục nữ giới có 1 tử cung nhưng bị ngăn đôi bởi một vách. Lúc này, tử cung của nữ giới vẫn có 2 buồng trứng, 2 ống dẫn trứng và 1 cổ tử cung gắn với một ống âm đạo.
- Tử cung 2 sừng: Tử cung nữ giới sẽ bị chia 2 phần nhưng cùng chung 1 cổ tử cung nối với âm đạo. Mỗi bên của tử cung sẽ nối với một buồng trứng và một vòi tách biệt.
- Hai tử cung: Là hiện tượng cơ quan sinh dục nữ giới có 2 tử cung được nối với 2 cổ tử cung tách biệt, tuy nhiên chỉ có 1 âm đạo. Mỗi bên tử cung có 1 buồng trứng và 1 ống dẫn trứng.
Nếu nữ giới mang thai có tử cung đôi, lúc này các nhánh động mạch nuôi dưỡng thai nhi sẽ bị phân tán. Đồng thời, tử cung co giãn không tốt, lòng tử cung hẹp dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu, sinh non.
Nguyên nhân gây hiện tượng tử cung đôi
Tình trạng tử cung đôi xuất hiện khi bào thai đang ở trong bụng mẹ. Cụ thể, tử cung của thai nhi sẽ được hình thành trong suốt quá trình phát triển của phôi thai. Lúc này, sự sát sát nhập của 2 ống dẫn song song tạo thành một tạng rỗng gọi là tử cung.
Trường hợp quá trình sát nhập diễn ra suôn sẻ sẽ hình thành tử cung bình thường. Tuy nhiên, nếu quá trình sát nhập bất thường sẽ xuất hiện tình trạng tử cung đôi, tử cung 2 sừng.
Hiện nguyên nhân gây sát nhập không bình thường này vẫn chưa được tìm ra. Nhiều người rằng, yếu tố di truyền một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất thường ở tử cung.
Dấu hiệu nhận biết tử cung đôi
Rất khó để nhận biết những bất thường ở tử cung như tử cung đôi. Thường chỉ phát hiện khi nữ giới có các biến chứng y khoa hay sản khoa. Do đó, nữ giới chỉ phát hiện bản thân bị tử cung đôi khi bác sỹ sản khoa tiến hành kiểm tra vùng chậu. Hoặc nữ giới thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh theo chỉ định.
Nữ giới có tử cung đôi vẫn có đời sống tình dục bình thường, vẫn có thể mang thai và sinh đẻ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sẽ gặp một số khó khăn như:
- Vô sinh
- Kinh nguyệt bất thường
- Sẩy thai
- Sinh non
- Chảy máu sau sinh.
Tử cung đôi khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Theo đánh giá của các chuyên gia, các trường hợp tử cung đôi sẽ rất khó có con. Nguyên nhân do tử cung bị phân đôi dẫn đến trứng được thụ tinh vào buồng tử cung sẽ không phát triển bình thường được.
Trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ gặp khó khăn để định vị điểm bán. Ngoài ra, trường hợp có vách ngăn, khi thai nhi lớn, cấu trúc thai sẽ bị vách ngăn phân chia dẫn đến dị dạng.
Trường hợp thai phụ có 2 tử cung, sẽ có kích thước tử cung chỉ bằng ½ kích thước tử cung nữ giới bình thường. Điều này sẽ khiến thai nhi không thể phát triển dẫn tới việc khó định vị ngôi thai.
Hơn nữa, thai phụ có 2 tử cung sẽ làm giảm nguồn dinh dưỡng cho thai nhi bởi mỗi tử cung chỉ có 1 mạch máu. Khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, yếu ớt.
Phương pháp chẩn đoán tử cung đôi
Nếu kết quả khám lâm sàng nghi ngờ nữ giới có tử cung đôi. Bác sỹ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bất thường của tử cung. Cụ thể, một số xét nhiệm có thể được thực hiện gồm;
- Siêu âm: Bác sỹ sẽ tiến hành siêu âm thành bụng, siêu âm qua ngả âm đạo hoặc siêu âm 3D.
- Sonohogramogram: Đây là xét nghiệm hình ảnh có hiệu quả cao trong việc chẩn đoán những bất thường ở tử cung.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra những hình ảnh cắt ngang bên trong cơ thể.
- Chụp X-quang cản quang vòi trứng: Xác định cấu trúc và kích thước của tử cung cũng như hoạt động của vòi trứng.
Điều trị tử cung đôi
Không phải trường hợp tử cung đôi nào cũng phải điều trị. Theo đó, nữ giới có tử cung đôi nhưng không có dấu hiệu bất thường nào thì sẽ không phải điều trị.
Trường hợp sẽ phải tiến hành phẫu thuật khi nữ giới có tử cung đôi cùng 2 âm đạo. Lúc này, người bệnh sẽ được phẫu thuật để loại bỏ vách ngăn phân chia âm đạo làm 2 ngả. Việc thực hiện phẫu thuật sẽ giúp nữ giới sinh con dễ dàng hơn.
Ngoài ra, điều trị tử cung đôi có thể được tiến hành bằng việc cắt bỏ buồng tử cung. Tuy nhiên, phương pháp này cần được cân nhắc vì liên quan đến nội tiết của nữ giới. Hơn nữa, việc cắt bỏ buồng tử cung có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho tử cung.
Nếu mẹ bầu phát hiện bị tử cung đôi cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe. Vì rất dễ có nguy cơ ngôi thai bất thường, thai nhi chậm phát triển, thậm chí là thai chết lưu, sinh non…
Đặc biệt, biến chứng phổ biến nhất ở mẹ bầu có tử cung đôi là ngôi thai không thuận. Ngôi thai không thuận và vị trí của buồng tử cung không mang thai nằm thấp gây chèn ép đường ra của thai nhi qua ngả âm đạo. Do đó, trường hợp này các bác sỹ sẽ chỉ định mổ lấy thai.
Trên đây là những thông tin hữu ích về tử cung đôi mà 2bacsi đã tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp ích cho chị em trong việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ tốt nhất.
Ngày đăng: 03:37 31 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 03:38 31 Tháng Một, 2019