2bacsi
08:43 22 Tháng Hai, 2019

Bệnh thiếu máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : Như Bích

Thiếu máu là bệnh thường gặp. Đa phần những trường hợp bị thiếu máu nhẹ thường không có triệu chứng nên khó nhận biết. Còn những trường hợp bệnh nặng sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng cho sức khỏe. Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu rõ hơn bệnh thiếu máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thiếu máu hiệu quả.

Tìm hiểu chung về bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu là gì?

Các bác sĩ cho biết, bệnh thiếu máu là tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường.

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu. Trong đó, hồng cầu không chứa đủ hemoglobin là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Hemoglobin là một protein giàu chất sắt làm máu có màu đỏ. Protein này giúp các hồng cầu mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể.

Nếu chẳng may bạn mắc phải căn bệnh thiếu máu. Cơ thể bạn sẽ trở nên mệt mỏi và yếu, bởi lượng máu giàu oxy không đủ khiến bạn mệt mỏi.

Có rất nhiều loại thiếu máu khác nhau, cụ thể như:

Thiếu máu do thiếu folate;

Thiếu máu do thiếu B12;

Thiếu máu do thiếu sắt;

Thiếu máu do bệnh mãn tính;

Thiếu máu tán huyết;

Thiếu máu hồng cầu khổng lồ;

Thiếu máu ác tính;

Thiếu máu bất sản vô căn;

Thiếu máu địa trung hải (Thalassemia)

Thiếu máu hồng cầu hình liềm;

Bệnh thiếu máu – Rất cần được quan tâm

Như đã nói ở trên, những trường hợp thiếu máu nhẹ thường rất khó để nhận biết. Đa phần những trường hợp này thường được phát hiện qua thăm khám sức khỏe định kỳ.

Ngược lại, những trường hợp bị thiếu máu nặng hoặc thiếu máu kéo dài không điều trị, có thể gây tổn thương tim, não và các cơ quan khác trong cơ thể bạn. Thậm chí tình trạng thiếu máu rất nghiêm trọng có thể gây tử vong.

Các chuyên gia y tế cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu. Ở các nước kém phát triển, thiếu máu chủ yếu là do dinh dưỡng kém và thiếu vi chất là nguyên nhân thường gặp.

Còn vùng địa lý và chủng tộc đặc biệt, thiếu máu do khiếm khuyết gen di truyền chiếm tỷ lệ cao trong dân số.

Ngoài ra, các nguyên nhân hiếm như ung thư hệ tạo máu hoặc ung thư đường tiêu hóa làm mất máu, gây thiếu máu rất trầm trọng.

Biểu hiện và triệu chứng bệnh thiếu máu

Dấu hiệu, biểu hiện thiếu máu là gì?

Nói đến thiếu máu, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tình trạng choáng váng, mệt mỏi, đầu óc quay cuồng… Đây đúng là những biểu hiện cảnh báo bạn đang có nguy cơ thiếu máu.

Ngoài ra, có nhiều trường hợp bị thiếu máu nhưng có biểu hiện khác. Cụ thể như:

  • Da và bên trong mí mắt dưới có màu nhợt nhạt: Màu sắc nhợt nhạt không chỉ thấy ở da trên mặt mà có thể ở toàn bộ cơ thể. Đặc biệt là bàn tay, phần bên trong của mí mắt dưới và lưỡi.
  • Nhịp tim không đều: Nồng độ hemoglobin trong máu thấp làm cho tim hoạt động khó hơn bình thường trong việc bơm máu khắp hệ thống cơ thể.
  • Mệt mỏi: cơ quan trong cơ thể không có đủ lượng oxy, cơ thể chúng ta phải làm việc chăm chỉ hơn để tạo ra đủ năng lượng cho hoạt động hàng ngày. Từ đó, khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Gặp vấn đề trong tập trung: Nếu mức oxy đến não thấp hơn mức cần thiết, chúng ta không thể suy nghĩ rõ ràng và khả năng tập trung kém đi, nói cách khác là bị mất tập trung.
  • Móng tay giòn, nứt nẻ môi: Nếu móng tay của bạn bị giòn hoặc phát triển một hình dạng giống như muỗng. Thì đây có thể là một triệu chứng phổ biến khác của tình trạng thiếu máu.

Bị thiếu máu – Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn thấy bản thân mình có những dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu kể trên. Bạn hãy chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Bởi cơ địa và tình trạng bệnh thiếu máu của mỗi người là khác nhau. Vì thế hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn hướng xử lý phù hợp và tốt nhất cho bạn.  

Nguyên nhân gây thiếu máu

Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu là gì?

Mặc dù nhiều bộ phận của cơ thể có thể tạo ra hồng cầu. Nhưng chủ yếu các hồng cầu được tạo ra tại tủy xương. Tủy xương là mô mềm ở bên trong của xương là nơi sinh ra các tế bào máu.

Đời sống các tế bào hồng cầu khỏe mạnh kéo dài từ 90 đến 120 ngày. Sau đó, các cơ quan trong cơ thể sẽ tự động đào thải máu cũ. Một hormone gọi là erythropoietin (EPO) được tạo ra trong thận báo hiệu cho tủy xương tạo ra nhiều hồng cầu hơn.

Hemoglobin là protein vận chuyển oxy trong hồng cầu. Nó làm cho các hồng cầu có màu đỏ. Người bị thiếu máu không có đủ hemoglobin. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu đó là:

  • Cơ thể bị thiếu một số viatmin, sắt, khoáng chất và chất dinh dưỡng để tạo ra hồng cầu.
  • Chế độ ăn thiếu dưỡng chất;
  • Mất máu từ từ thông qua chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc loét dạ dày;
  • Phải trải qua một cơn phẫu thuật để loại bỏ một phần dạ dày và ruột;  
  • Sử dụng một vài loại thuốc có tác dụng phụ tiêu hủy hồng cầu sớm;
  • Người mắc các bệnh mãn tính kéo dài như ung thư, viêm loát đại tràng, viêm khớp mãn tính,…
  • Thiếu máu do di truyền thường gặp ở người bị thalassenmia, hoặc thiếu máu hình liềm;
  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai cũng có thể gây thiếu máu;
  • Từng có tiền xử mắc các bấn đề về tủy xương như u lympho, bệnh bạch cầu, loạn sản tuỷ, đa u tủy, hoặc thiếu máu bất sản.

Nguy cơ bị thiếu máu là gì?

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu?

Nếu bạn gặp phải một số vấn đề dưới đây, bạn sẽ có nguy cơ cao bị bệnh thiếu máu:

Chế độ ăn thiếu vitamin như chất sắt, vitamin B-12 và folate sẽ dễ làm tăng nguy cơ bị thiếu máu;

Rối loạn đường ruột ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong ruột non làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu.

Rong kinh kéo dài khiến lượng máu mất đi nhiều.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Vì sắt dự trữ phải phục vụ cho khối lượng máu tăng lên cũng như là một nguồn hemoglobin cho em bé của bạn phát triển;

Người có tiền sử bị ung thư, suy thận hoặc gan,…. Dễ có nguy cơ thiếu máu. Bởi những tình trạng này có thể dẫn đến sự thiếu hụt hồng cầu.

Tiền sử gia đình. Nếu gia đình bạn có tiền sử thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bạn cũng có thể có nguy cơ gia tăng tình trạng này;

Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?

Thiếu máu dù nặng hay nhẹ đều sẽ gây tổn thương cho cơ thể và sức khỏe của bạn. Thậm chí, trường hợp nặng còn có thể dẫn đến tử vong. Cụ thể những tác hại mà bệnh thiếu máu gây ra.

  • Mệt mỏi nghiêm trọng
  • Ảnh hưởng đến tim, khiến tim của bạn phải bơm nhiều máu hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu khi bạn đang bị thiếu máu.
  • Tổn thương thần kinh: Vitamin B12 là một loại chất rất quan trọng đối với cơ thể trong việc sản xuất tế bào máu khỏe mạnh. Thiếu máu tức là thiếu vitamin B12, điều này có thể gây ra một số tổn thương thần kinh và ảnh hưởng đến khả năng tâm thần.
  • Nguy cơ tử vong cao: thiếu máu di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm, có thể nghiêm trọng và dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng.
  • Gây sảy thai, đẻ non ở phụ nữ mang thai

Như vậy, bệnh thiếu máu nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng thật sự nguy hiểm cho sức khỏe, kể cả tính mạng của chúng ta.

Chẩn đoán và điều trị bệnh thiếu máu

Lưu ý trước khi đọc: Những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ.  

Cách chẩn đoán bệnh thiếu máu

Để chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu máu. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng máu của bạn. Bằng cách tiền hành một số xét nghiệm.

  • Thiếu máu đẳng bào được phát hiện bởi các xét nghiệm thông thường là một phần của kiểm tra sức khỏe.
  • Bệnh thiếu máu có thể được phát hiện tình cờ bằng một xét nghiệm máu cho một bệnh lí khác.
  • Xét nghiệm máu toàn bộ (còn được gọi là CBC) có thể cho thấy bạn bị thiếu máu hồng cầu hay không.

Xét nghiệm máu toàn bộ của bạn cho thấy một số lượng thấp của các hồng cầu kích thước bình thường. Ngoài ra, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một vài xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu.  

Nếu bạn bị thiếu máu bẩm sinh, các thành viên khác trong gia đình cũng có thể cần phải kiểm tra. Xét nghiệm máu để chẩn đoán một số loại phổ biến của tình trạng thiếu máu có thể bao gồm:

  • Nồng độ sắt, vitamin B12, acid folic và các vitamin và khoáng chất khác trong máu;
  • Số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin;
  • Số lượng hồng cầu lưới.

Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện để tìm ra các vấn đề y tế có thể gây thiếu máu.

Phương pháp điều trị bệnh thiếu máu

Để điều trị bệnh thiếu máu, bác sĩ sẽ dự trên nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể một vài phương pháp điều trị thiếu máu như:

Truyền máu;

Corticosteroid hoặc các loại thuốc khác ức chế hệ miễn dịch;

Erythropoietin, một loại thuốc giúp tủy xương tạo ra nhiều tế bào máu hơn;

Bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic hoặc vitamin và khoáng chất khác.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh thiếu máu?

Ngoài việc tuân thủ phương pháp và các điều trị mà bác sĩ chỉ định. Bạn có thể hỗ trợ điều trị bằng cách bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu vitamin.

  • Sắt. Các loại thực phẩm giàu chất sắt có trong thịt bò và các loại thịt khác, đậu, đậu lăng, ngũ cốc tăng cường chất sắt, các loại rau lá xanh đậm, và trái cây khô.
  • Folate. Chất dinh dưỡng này, và dạng acid folic tổng hợp của nó, có thể được tìm thấy trong trái cây và nước trái cây, chuối, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, và tăng cường bánh mì, ngũ cốc và mì ống.
  • Vitamin B-12. Vitamin này được tìm thấy tự nhiên trong thịt và các sản phẩm từ sữa. Nó cũng thêm vào một số loại ngũ cốc và các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành.
  • Vitamin C. Thực phẩm có chứa vitamin C – chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, dưa hấu và quả mọng – sẽ giúp bạn tăng hấp thu sắt.

Vừa rồi là những thông tin về bệnh thiếu máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và các điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn có tiền sử gia đình của thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm hay thalassemia. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn di truyền về nguy cơ và những rủi ro bạn có thể di truyền bệnh cho con bạn.

Ngày đăng: 08:43 22 Tháng Hai, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:43 22 Tháng Hai, 2019

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.