Lẹo mắt (mụt lẹo) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Tham vấn y khoa : Bảo Nhi
Lẹo mắt (mụt lẹo) là một chứng bệnh rất hay gặp. Bệnh lẹo mắt không chỉ gây khó chịu mà gây mất thẩm mỹ cho mắt. Vậy bệnh lẹo mắt (mịt lẹo) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao. Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu chung về bệnh lẹo mắt (mụt lẹo)
Lẹo mắt (Mụt lẹo) là gì?
Lẹo mắt là vết sưng, đỏ giống như cục mụn, xuất hiện ngay cạnh lông mi. Một số trường hợp chỗ u có thể chứa nhiều mủ.
Các chuyên gia y tế cho biết, mí mắt có rất nhiều tuyến bã nhờn nhỏ. Đặc biệt là quanh lông mi. Da chết, bụi bẩn hoặc tình trạng tích tụ dầu có thể làm tắc nghẽn hoặc ngăn chặn các lỗ nhỏ này.
Khi một tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn, vi khuẩn có thể phát triển bên trong và gây ra triệu chứng mụn lẹo.
Trong nhiều trường hợp, mụt lẹo sẽ tự biến mất sau vài ngày. Trong thời gian đó, bạn có thể giảm đau và sưng viêm của mụt lẹo bằng cách chườm một mảnh vải sạch đã ngâm nước ấm lên vết lẹo.
Mụt lẹo thường gặp ở những đối tượng nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, ai cũng có thể mắc lẹo ở mắt. Từ trẻ nhỏ cho đến người già, không phân biệt lứa tuổi.
Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế khả năng mắt bị mụt lẹo bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu mụt lẹo ở mắt
Dấu hiệu và triệu chứng nổi mụt lẹo
Để phát hiện các triệu chứng bệnh lẹo mắt, người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng lẹo mắt như sau:
- Khi lẹo mới mọc, mi mắt của người bệnh sẽ hơi sưng, hơi đỏ. Kèm theo ngứa và đau.
- Tiếp đó, chỗ đau nổi lên một khối rắn to như hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi.
- Sau khoảng 3-4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ.
Bác sĩ chuyên khoa mắt cho biết, đặc điểm của mụn lẹo là rất hay tái phát. Bệnh lẹo mắt có thể bị ở một hoặc 2 mi mắt. Có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
Trên đây là một số biểu hiện lẹo mắt thường gặp. Ngoài ra, bạn có thể có dấu hiệu bệnh khác không được đề cập ở đây. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các dạng lẹo mắt thường gặp
Có rất nhiều dạng mụn lẹo, trọng đó phải kể đến như:
- Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhày của mi mắt: nằm ở mặt trong của mi mắt, bên trong đĩa sụn. Khi lật mi, bác sĩ có thể nhìn thấy được lẹo. Trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.
- Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi: Lẹo ngoài là một nốt đỏ, đau ở bờ mi với kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.
- Đa lẹo: có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.
Mắt bị mụn lẹo – Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Các chuyên gia y tế cho biết, phần lớn, lẹo mắt thường không gây hại ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Tuy nhiên, việc thăm khám là cần thiết nếu như bạn gặp phải một trong những triệu chứng sau:
Mụn lẹo ở mắt kèm theo
Đau mắt lẹo, kèm theo thị lực có vấn đề;
Mụt lẹo không cải thiện trong vòng 2 ngày;
Đỏ và sưng bên dưới mi mắt, kèm theo sưng má và vài bộ phận trên khuôn mặt bạn;
Mụt lẹo ở mắt chảy máu, cục u sưng rất lớn và đau đớn, nốt giộp hình thành trên mí mắt hoặc cả mí mắt hoặc mắt bị đỏ.
Nguyên nhân nổi mụn lẹo ở mắt
Nguyên nhân gây lẹo mắt (mụt lẹo) là gì?
Nguyên nhân gây lẹo mắt chủ yếu là do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính. Mụn lẹo xuất hiện khi có sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt.
Đôi khi, khi lẹo mắt còn là kết quả của viêm nhiễm lan rộng do viêm bờ mi đã có sẵn.
Nguy cơ bị mụt lẹo ở mắt
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc lẹo mắt (mụt lẹo)?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lẹo mắt:
Đã từng bị viêm mí mắt hoặc bị viêm mí mắt mãn tính.
Tay chưa được vệ sinh sạch sẽ, nhưng dùng tay nhiễm khuẩn để thay kính áp tròng.
Không khử trùng kính áp trong trước khi vào mắt
Sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo và quá hạn sử dụng;
Không tẩy trang mà để qua đêm.
Lẹo mắt có lây không?
Các chuyên gia y tế cho biết, mụt lẹo là một căn bệnh có thể lây lan dây chuyền. Đặc biệt rất dễ lây truyền từ mi mắt này sang mi mắt khác
Khi mắt lẹo lây lan, đôi mắt sẽ trở nên sưng phồng làm ảnh hưởng lớn đến thị lực. Nếu để lâu mà không chữa trị kịp thời có thể gây nên mù lòa.
Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi nếu bệnh không quá nặng. Người bệnh có thể tự điều trị bằng những phương pháp đơn giản như:
Điều trị mụt lẹo
Lưu ý trước khi đọc: Những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Do đó, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Chẩn đoán bệnh lẹo mắt như thế nào
Chẩn đoán mụt lẹo rất đơn giản, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách xem xét mắt và mí mắt của bạn.
Bác sĩ có thể sẽ dùng đèn được sử dụng trong y khoa để rọi vào mắt và dùng kính lúp để kiểm tra mí mắt của bạn.
Ngoài ra còn có những phương pháp chẩn đoán khác nhưng rất hiếm khi được sử dụng.
Những cách chữa lẹo mắt (mụt lẹo)
Ngay khi phát hiện ra những triệu chứng lẹo mắt kể trên. Bạn cần đi thăm khám sớm để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Thông thường, với những trường hợp bị mụt lẹo, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt để giúp hết sưng.
Thỉnh thoảng các thuốc giảm đau không kê toa có thể giúp bạn giảm sự khó chịu do lẹo mắt gây ra.
Một vài trường hợp nặng, các bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ ở vùng bị sưng để mủ chảy ra nếu lẹo mắt không có dấu hiệu thuyên giảm.
Một số mẹo chưa lẹo mắt
Chườm ấm là cách hiệu quả nhất để điều trị chứng lẹo mắt. Nước ấm có thể giúp bạn làm tan mủ và làm cho mụn lẹo khô một cách tự nhiên.
Bạn nên làm ướt khăn mặt với nước ấm sau đó vắt nhẹ để khăn không quá ướt và nhỏ giọt. Đặt khăn ấm lên trên mắt trong vòng từ 5 đến 10 phút. Không nên vắt khăn quá kiệt nước. Bạn có thể thực hiện 3-4 lần/ngày.
Ngoài ra, bạn có thể vệ sinh mí mắt bằng cách chọn loại dầu gội dành cho trẻ em với loại không làm cay mắt, và hòa với nước ấm. Sau đó, dùng miếng bông hoặc khăn mặt nhúng vào dung dịch này rồi nhẹ nhàng rửa sạch bụi bẩn ở mí mắt. Bạn nên thực hiện việc này cho đến khi lẹo mắt biến mất.
Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch nước muối. Rửa mí mắt cũng có thể giúp vết tổn thương nhanh khô và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Cách phòng tránh bệnh lẹo mắt (mụt lẹo)
Ngoài việc thăm khám và điều trị bệnh sớm, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề sau để phòng tránh cũng như hạn chế diện biến của bệnh.
Hạn chế hoặc không dùng phấn trang điểm mắt.
Không sờ hoặc tự ý nặn lẹo mắt.
Ngưng sử dụng kính áp tròng cho đến khi lẹo mắt hoàn toàn khỏi hẳn.
Giữ cho mặt, da đầu, lông mày và tay sạch sẽ.
Bị lẹo mắt kiêng ăn gì?
Lẹo mắt kiêng ăn gì là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn. Bởi nếu bạn chú ý trong chế độ ăn uống, sẽ giúp bệnh nhanh lành hơn. Những thực phẩm cần kiêng như:
Các thực phẩm có tính nóng như thịt dê, thịt chó, thịt bò,… thì không nên ăn hoặc ăn ít bởi chúng dễ làm cơ thể bị nóng, dễ sinh ra mụn nóng, mẩn đỏ
Nên hạn chế những thực phẩm quá giàu đường, tinh bột như bánh kẹo, đường, đồ ngọt,…. Vì nó sẽ làm chậm quá trình lần vết thường.
Những món ăn có chứa nhiều Nitrat như thịt xông khói, xúc xích, thịt đóng hộp cũng không nên ăn. Bởi những đồ ăn này cản trở lưu thông máu ở mắt, dễ làm gia tăng cục máu đông trong cơ thể và sự viêm nhiễm.
Giảm ăn đồ tanh như các loại cá, cua, sò, ốc, mực… các loại thủy – hải sản nói chung. Theo quan niệm dân gian, các loại đồ ăn này không tốt cho mắt bị lên lẹo.
Không ăn những loại lá, rau hay giá vị có tính kích thích như ớt, sả, hành, hẹ, kinh giới, quế,…. Vì chúng dễ gây kích thích, làm nóng người, dễ gây sưng to hơn.
Mắt bị lên lẹo không nên dùng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá vì chúng dễ làm ảnh hưởng tới hoạt động điều tiết của mắt.
Vừa rồi là những thông tin tổng quan về bệnh lẹo mắt (mụt lẹo)là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Ngày đăng: 08:37 27 Tháng Hai, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:37 27 Tháng Hai, 2019