2bacsi
08:40 23 Tháng Hai, 2019

Tìm hiểu về bệnh gout: triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : Như Bích

Bệnh gout đang có xu hướng ngày một tăng lên. Do lối sống kém khoa học, ăn uống không điều độ của một bộ phận người trẻ tuổi. Bệnh gút nếu không được điều trị kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng cho đời sống sinh hoạt. Vậy hãy cùng 2bacsi tìm hiểu về bệnh gút: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị.

Định nghĩa bệnh gút

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (hay còn gọi là thống phong) là một loại bệnh liên quan đến chuyển hóa. Từ đó, gây ra viêm khớp đột ngột ngây sưng đỏ các khớp.

Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu và gây ra tình trạng viêm ở các khớp. Đặc trưng của bệnh gút là những cơn đau vào giữa đêm. Vị trí đau chủ yếu ở các khớp, đầu ngón chân cái, mắt cá chân, bàn chân,… Ít gặp ở khớp tay. Một số trường hợp có thể bị ảnh hưởng ở cột sống, song tình trạng này rất hiếm.

Người mắc bệnh gout thường gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Tuy nhiên, bệnh gút vẫn có thể chữa trị được. Nếu bạn biết cách phòng tránh bệnh và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Dấu hiệu. triệu chứng bệnh gút

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh gút là gì?

Như đã nói ở trên, các triệu chứng bệnh gút thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Có rất nhiều trường hợp bệnh gút không có dấu hiệu ban đầu nào cả. Chỉ đến khi bệnh phát triển thành những cơn đau cấp tính và mãn tính, người bệnh mới có thể nhận ra.

Dưới đây là một số triệu chứng gút điển hình:

  • Cảm giác ấm, đau, sưng và yếu ở các khớp, thường là khớp ngón chân cái. Triệu chứng này gọi là bệnh gút chân.
  • Cơn đau thường bắt đầu vào ban đêm, nhiều đến mức chỉ cần tấm ga trải giường chạm nhẹ vào cũng đau đến mức độ không chịu nổi.
  • Mức độ đau, khó chịu sẽ tăng lên nhanh chóng, kéo dài tới mấy giờ đêm rồi giảm đi mức độ trong vòng từ 2-7 ngày sau đó.
  • Khi cơn gút giảm, lớp da quanh khớp bị đau và có thể tróc ra hay ngứa.
  • Da rất đỏ và hơi tía xung quanh khớp bị nhiễm gút. Khớp đó có thể trông như bị nhiễm trùng.
  • Khi bị khớp mọi cử động ở vị trí đó sẽ bị giới hạn.

Các triệu chứng cơn đau bệnh gút thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

Nếu để tình trạng bệnh kéo dài từu 6- 12 tháng, với cường độ khác nhau mỗi ngày. Thì đây là dấu hiệu của tình trạng bệnh gút khá nặng. Cần phải đi khám và điều trị ngay.

Ngoài những triệu chứng gout kể trên, bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập ở đây. Nếu bạn có thắc mắc gì? Hãy đi gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến.

Các giai đoạn của bệnh gút là gì?

Bệnh gút được chia thàng 3 giai đoạn, mức độ càng cao cho thấy độ nguy hại càng nặng. Cụ thể như:

  • Giai đoạn 1:  Ở mức độ này, lượng axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa gây ra triệu chứng gì?. Vì vậy,  bạn không thể cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh.
  • Bệnh gút giai đoạn 2: Nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân. Lúc này, người bệnh sẽ thấy đau ở các khớp, nhưng cơn đau không kéo dài. Tuy nhiên, càng để lâu, cường độ cà tần suất ngày càng gia tăng.
  • Giai đoạn gút nặng: lúc này các tinh thể axiy uric sẽ tấn công nhiều ở các khớp. Các khối chất nổi dưới da, càng để lâu, bệnh càng trở nên nghiêm trọng. Thậm chí, các tinh thể axit uric có thể phá hủy các sụn khớp.

Các chuyên gia y tế cho biết, hầu hết người bị bệnh gút chỉ mắc 1 hoặc 2 giai đoạn. Rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3. Bởi hầu hết các triệu chứng bệnh gout đều đã được điều trị ở giai đoạn 2.

Bị bệnh gút – Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, nếu bạn thấy mình gặp phải triệu chứng đau khớp bất thình lình và dữ dội. Tốt hơn hết bạn cần đi khám ngay. Để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán sớm bệnh.

Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Tránh để lâu, khiến bệnh càng nặng hơn và dẫn tới tổn thương khớp vĩnh viễn.  

Ngoài ra, với những trường hợp bị sưng tấy khớp, kèm sốt cao. Cần được đưa đi cấp cứu ngay, vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây bệnh gout

Nguyên nhân gây bệnh gút là gì?

Các chuyên gia y tế cho biết, gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong thận. Khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu.

Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể. Chúng sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Tuy nhiên, với bệnh nhân bị gout, lượng axit uric trong máu không thể đào thải ra ngoài được. Bên cạnh đó, nó còn được tích tụ và hình thành tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

Nguyên nhân nào làm cho axit uric tăng cao trong cơ thể? Những nguyên nhân chính gây ra bệnh gút phải kể đến như:

  • Bạn thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm chứa purine. Purine là chất có sẵn trong cơ thể, nhưng một số thực phẩm cũng chứa nhiều chất này. Bạn càng ăn nhiều purine, bạn càng có nguy cơ cao mắc bệnh gout.
  • Những nguyên nhân khách quan: Là những nguyên nhân bẩm sinh, di truyền… mà bạn không thể phòng tránh được. Bạn sẽ dễ bị gút nếu có 3 yếu tố sau

Là nam giới.

Tiền sử gia đình bị gút.

Bẩm sinh có nồng độ axit uric trong máu cao, như là hội chứng Kelley-Seegmiller hoặc Lesch-Nyhan

  • Chế độ ăn và cân nặng của cơ thể: Liên quan chặt chẽ đến việc bạn mắc bệnh gút
  • Béo phì.
  • Uống rượu bia và các thức uống có cồn từ bình thường đến thường xuyên, đặc biệt là bia.
  • Ăn nhiều thịt và hải sản, có nồng độ purines cao.
  • Thường xuyên bị mất nước.
  • Chế độ ăn quá ít calorie.

Nguy cơ mắc bệnh gút

Đối tượng nào dễ mắc bệnh thống phong

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Gút có thể ảnh hưởng tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính.

Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi thường có nguy cơ mắc nhiều hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ giai đoạn sau mãn kinh. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em.

Các chuyên gia y tế cho biết, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh gút bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Hãy cùng tham khảo các yếu tố nguy cơ dưới đây.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút (thống phong)?

Ngoài nguyên nhân gây bệnh gút do ăn nhiều thực phẩm chưa pirine, thì còn rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh lý này. Trong đó, phải kể đến như:

Ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều đạm và hải sản

Tuổi tác và giới tính cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc gút. Trong đó, nam giới và người lớn tuổi thường dễ bị bệnh gút hơn.  

Uống nhiều rượu bia trong thời gian dài

Những người bị béo phí, hoặc tăng cân đột ngột cũng dễ bị gút

Nếu trong gia đình có người nhà từng bị gút. Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này

Trường hợp mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật

Tăng huyết áp

Chức năng thận bất thường

Đang sử dụng một số loại thuốc điều trị như Aspirin, thuốc lợi tiểu, thiếu hóa trị,… có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể.

Người có tiền sử mắc một số bệnh như tiểu đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, huyết áp cao.

Mất nước. Nếu thiếu nước, cơ thể khó loại bỏ axit uric qua nước tiểu, do đó làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Nếu bạn nghi ngờ mắc bệnh, tốt hơn hết hãy đi khám để tham khảo ý kiến bác sĩ.  

Tác hại của bệnh gout

Bệnh gút có thể gây ra nhiều biến chứng rất nặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tinh thể axit uric lắng đọng ở đâu sẽ gây tổn thương ở vị trí đó như: khớp, các ống thận, tim, mạch máu. Cụ thể:

– Khớp: gây ra viêm màng hoạt dịch, viêm hoạt dịch, phá hủy sụn khớp, làm cho khớp bị thoái hóa dần.

– Các ống thận: làm tắc các ống thận gây viêm kẽ thận dẫn tới suy thận hoặc lắng đọng trong xoang mật có thể gây sỏi thận.

– Một số nghiên cứu còn cho thấy tinh thể urat natri lắng đọng ở màng tim gây ra bệnh tim.

Bệnh gout có chữa được không?

Ai đã từng mắc gút đều không khỏi lo lắng và bị ám ảnh bởi căn bệnh gout gây ra. Nhiều người sẽ thắc mắc rằng “bệnh gout có chữa được không?”. Giải đáp về vấn đề này các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh gút hoàn toàn có thể điều trị khỏi.

Bằng việc điều trị bằng thuốc và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.

Chính vì thế, nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân không nên quá lo lắng. Hãy chủ động đi thăm khám, để nhận được lời khuyên của bác sĩ.

Điều trị gút hiệu quả

Lưu ý: Những thông tin dưới đây chỉ mang chất tham khảo. Không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ y khoa.

Cách chẩn đoán bệnh gút

Đối với bệnh gout, rất khó để chẩn đoán chính xác căn bệnh này. Vì các triệu chứng gần giống với các bệnh khác.

Các chuyên gia y tế cho biết, nếu lượng Bạn  axit uric cao không có nghĩa là đã mắc bệnh gout.

Thông thường các bác sĩ sẽ khám lâm sàng, kết hợp khai thác bệnh sử. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ xét nghiệm đo nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên, xét nghiệm này chưa chắc đã chuẩn xác.

Để chẩn đoán bệnh gút chính xác nhất, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch khớp. Phương pháp này sử dụng kim lấy chất dịch từ khớp. Chất dịch này được kiểm tra xem liệu có chứa các tinh thể axit uric hay không. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể tiến hành một số xét nghiệm khác để đảm bảo kết quả chẩn đoán như:

Thử máu. Xét nghiệm nhằm giúp bác sĩ xác định lượng axit uric có cao hay không

Phân tích chất lỏng hoạt dịch

Chụp X-quang khớp

Chụp CT.

Siêu âm khớp

Cách điều trị bệnh gút

Tùy từng giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh gout phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như indomethacin và naproxen để giảm đau cho người bệnh.

 Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng corticosteroid, một loại kháng viêm mạnh để điều trị. Loại corticosteroid phổ biến nhất là thuốc prednisone.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng colchicine nếu NSAIDs và corticosteroid không có tác dụng.

Bạn nên sử dụng thuốc càng sớm càng tốt khi cơn đau bất ngờ xảy ra. Sau khi bạn uống thuốc, cơn đau thường sẽ biến mất trong vòng 12 giờ.

Để ngăn ngừa các cơn đau nghiêm trọng tái phát trong tương lai. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc uống hằng ngày như allopurinol hoặc probenecid. Các loại thuốc này sẽ giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn.

Chế độ sinh hoạt hợp lý khi mắc bệnh gút

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh gút

Bệnh gút hoàn toàn có thể kiểm soát được, nếu như bạn thực hiện tốt những lưu ý dưới đây.

  • Tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý bỏ thuốc hoặc tự ý sử dụng thuốc khi không được bác sĩ kê đơn.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn.
  • Nếu bạn quá thừa cân thì nên tích cực giảm cân.
  • Không ăn các loại nội tạng, nhất là cá trống, gan, cá mòi, hải sản và thịt đỏ..
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và các chất có cồn,…
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purine, ăn ít các chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo,…
  • Hạn chế dùng đường tinh luyện, thay vào đó sử dụng các loại đường tự nhiễn trong rau củ và ngũ cốc,..
  • Tích cực bổ sung vitamin C, uống nhiều nước

Bệnh gout nên ăn gì?

Đối với bệnh nhân gút, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sự tiến triển của bệnh. Nếu chẳng may mắc bệnh, việc điều chỉnh  chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng của bệnh. Cụ thể những thực phẩm bệnh gút nên tích cực bổ sung như:

Thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo (dưa chuột), củ sắn, cà chua…

Nước. Bạn nên uống từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày nếu mắc bệnh gout.

Không uống rượu, bia, cà phê, trà.

Nước khoáng không ga, có độ kiềm cao. Điều này giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận.

Duy trì cân nặng hợp lí.

Hi vọng rằng, những thông tin mà 2bacsi cung cấp trên đây, đã giúp quý độc giả tìm hiểu về bệnh gút, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh gút hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Ngày đăng: 08:40 23 Tháng Hai, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:40 23 Tháng Hai, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.