2bacsi
08:38 17 Tháng Một, 2019

[Tất tần tật thông tin] Rối loạn tiền đình là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Rối loạn tiền đình là bệnh lý quen thuộc với người cao tuổi. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, mà dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rối loạn tiền đình ra sao. Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Xem thêm 

https://readthedocs.org/projects/dia-chi-phong-kham-nam-khoa-uy-tin-o-ha-noi-tot-nhat/

https://readthedocs.org/projects/phong-kham-phu-khoa-uy-tin-ha-noi/

Tìm hiểu chung về bệnh rối loạn tiền đình

Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một bộ phận nằm phía sau ốc tai, đóng vai trò duy trì sự cân bằng các hoạt động của cơ thể như: khi di chuyển, nằm, đứng, cúi xuống hay xoay người.

Với mỗi hoạt động của cơ thể, hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng, lắc theo các động tác này. Giúp cơ thể giữ được thăng bằng. Hệ thống tiền đình được điều khiển bới nhóm thần kinh cao cấp hơn của não.

Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương khu vực tai trong và não khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát cân bằng. Bệnh rối loạn tiền đình cũng có thể do các yếu tố di truyển và môi trường.

Triệu chứng rối loạn tiền đình

Cách nhận biết triệu chứng, dấu hiệu bệnh rối loạn tiền đình

Hầu hết, những bệnh nhận bị rối loạn tiền đình đều găp  phải những triệu chứng như sau:

  • Chóng mặt, hoa mắt, không làm chủ được tư thế.
  • Choáng váng, đứng lên, ngồi xuống khó khăn, nhất là khi xoay người thay đổi tư thế (nghiêng sang trái, sang phải)
  • Bước đi rất khó khăn vì loạng choạng rất dễ ngã.
  • Triệu chứng rối loạn tiền đình cũng thường gặp phải đó là buồn nôn hoặc nôn thực sự.
  • Xuất hiện các cơn đau đầu (đau nhiều hay ít tùy theo mức độ của bệnh);
  • Tê chân và không tập trung, chóng quên.
  • Nhịp tim, nhịp thở nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Nếu bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, chỉ số huyết áp sẽ cao hơn.
  • Nếu do huyết áp thấp, chỉ số huyết áp sẽ thấp hơn.
  • Một số trường hợp nặng có đau đầu nhiều, tay chân tê, run rẩy…

Loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể khác nhau, nguy hiểm và khó mô tả.

Người bệnh mắc rối loạn tiền đình có thể gặp khó khăn trong công việc hay học tập.

Nếu bạn phát hiện bản thân, hoặc người nhà có các triệu chứng bất thường. Hãy đi khám ngay để tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các loại rối loạn tiền đình

Các chuyên gia y tế cho biết, dựa vào triệu chứng của bệnh. Các bác sĩ chia bệnh rối loạn tiền đình thành hai loại chính là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.

Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì?

Rối loạn tiền đình ngoại biên rất thường gặp. Đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được. Biểu hiện rối loạn tiền đình ngoại biên đó là hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế. Những nó chỉ thoáng qua, khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột.

Rối loạn tiền đình trung ương

Rối loạn tiền đình trung ương thường có biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế người bệnh bị choáng váng, chóng mặt, sa sẩm mặt mày…

Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình. Tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng như bị chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng thì bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đối với bệnh lý nào cũng vậy, nếu như phát hiện sớm và điều trị sẽ ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi có triệu chứng bất thường. Hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng rối loạn tiền đình nêu trên. Hoặc có bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng đi khám để nhận được lời tư vấn của bác sĩ. Bởi cơ địa của mỗi người khác nhau. Do đó, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là cách tốt nhất để bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn tiền đình?

Tình trạng này có thể được gây ra bởi nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai, chấn thương đầu hoặc rối loạn tuần hoàn máu ảnh hưởng đến tai trong hoặc não. Nhiều người có vấn đề về cảm giác cân bằng khi họ lớn tuổi hơn. Vấn đề cân bằng và chóng mặt theo nghiên cứu có thể do dùng thuốc điều trị đau mạn tính (không phải ung thư hoặc các rối loạn thần kinh khác) gây ra.

Nguy cơ mắc phải bệnh rối loạn tiền đình

Những ai thường mắc phải bệnh rối loạn tiền đình?

Một nghiên cứu dịch tễ lớn ước tính khoảng 35% người lớn từ 40 tuổi trở lên – xấp xỉ 69 triệu người mắc phải tình trạng rối loạn tiền đình.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình?

Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình.

  • Tuổi: Người lớn tuổi có nhiều khả năng gặp các bệnh lý gây chóng mặt. Đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng.
  • Tiền sử bị chóng mặt: Nếu bạn đã từng bị chóng mặt trước đây thì bạn có nhiều khả năng bị chóng mặt trong tương lai.

Điều trị rối loạn tiền đình

Bạn đọc nên chú ý trước khi đọc, rối loạn tiền đình chỉ mang tính chất tham khảo. Chứ không thể thay thế được lời khuyên của bác sĩ.

Cách chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình

Để chẩn đoán được căn bệnh này, bác sĩ sẽ tiền hành khám lầm sàng, kiểm tra cận lâm sàng. Đồng thời khai thác tiền sử bệnh gia đình. Và tiến hành làm một số xét nghiệm để có thể kết luận chính xác về căn bệnh này. Bao gồm:

  • Ghi điện rung giật nhãn cầu (ENG). Bao gồm một nhóm các xét nghiệm hoặc xét nghiệm điện. Sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da xung quanh mắt. Nhằm đo chuyển động của mắt để đánh giá các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề về thần kinh;
  • Xét nghiệm xoay vòng: là một cách khác để đánh giá mắt và tai trong làm việc với nhau như thế nào. Những xét nghiệm này cũng sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt;
  • Âm ốc tai (OAE). Xét nghiệm âm ốc tai cung cấp thông tin về các tế bào lông trong ốc tai làm việc như thế nào. Bằng cách đo sự đáp ứng của các tế bào tóc với một loạt các cú nhấp được tạo ra bởi một loa nhỏ chèn vào trong ống tai;
  • MRI: MRI sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể được quét. MRI não có thể phát hiện các khối u, đột quỵ và sự bất thường về mô mềm khác mà có thể gây chóng mặt hoặc ngất.

Những phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiện nay

Dựa trên các triệu chứng, bệnh sử và tịnh trạng bệnh. Dựa trên, kết quả thăm khám. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phù hợp. Bao gồm:

  • Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình. Phương pháp này cho phép bạn áp dụng các bài tập đầu, cơ thể và mắt được thiết kế để rèn luyện bộ não. Nhằm giúp nhận biết và xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình.
  • Tập thể dục tại nhà. Tập thể dục tại nhà thường là một phần quan trọng của quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn các bài tập liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình phù hợp.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống. Nhiều người bị bệnh Ménière, liên quan đến đau nửa đầu. Cần thay đổi trong chế độ ăn uống cần thay đổi chế độ ăn để kiểm soát rối loạn;
  • Thuốc. Nhiều người thắc mắc rằng không biết rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào rối loạn chức năng hệ tiền đình là giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (liên tục); Do đó, việc sử dụng thuốc cần được sự chỉ định của bác sĩ.
  • Phẫu thuật. Khi các phương pháp nêu trên không hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt. Bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp khi mắc bệnh rối loạn tiền đình

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn tiền đình?

Các chuyên gia y tế khuyên rằng, ngoài việc thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình bằng cách áp dụng những biện pháp sau:

  • Đừng đi máy bay nếu xoang, tai bị nhiễm trùng hoặc bị tắc nghẽn do bệnh;
  • Tránh đọc sách hay làm việc trên máy tính khi bạn đang ngồi xe hơi, xe buýt hay xe lửa;
  • Đừng quên mang theo kính mát và đội mũ nếu vấn đề tiền đình của bạn là do nhạy cảm với ánh sáng;
  • Tránh ra đường trong giờ cao điểm; Không nghe nhạc với âm thanh lớn.
  • Khi nằm ngủ, người bệnh nên để gối cao vừa phải để tuần hoàn máu tốt hơn.
  • Tránh làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Đối với những người làm việc văn phòng, khoảng 1 – 2 tiếng, bạn nên đứng dậy, đi lại hoặc thay đổi góc nhìn để tránh căng thẳng thần kinh.
  • Nếu cảm thấy bị chóng mặt, đứng không vững, mất thăng bằng… nên ngồi hoặc nằm xuống một lúc.
  • Hạn chế lái xe, trèo cao…

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Người mắc bệnh tiền đình cần xây dựng chế độ ăn khoa học, cụ thể cần lưu ý những điều sau:
  • Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, các loại rau họ cải có nhiều vitamin B1, B6, B12, rất tốt trong việc ổn định hệ thống tiền đình.
  • Bổ sung nhiều nước mỗi ngày nhằm tăng cường lưu thông máu lên não.
  • Nên ăn nhạt hơn khẩu vị của người bình thường.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên rán. Tránh xa các chất kích thích.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp câu hỏi rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rối loạn tiền đình. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Ngày đăng: 08:38 17 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 07:46 18 Tháng Một, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.