2bacsi
04:38 18 Tháng Một, 2019

Sốt phát ban là bệnh gì, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Tìm hiểu chung về sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh gì?

Các chuyên gia y tế cho biết, sốt phát ban là tình trạng nóng sốt và nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên, xuất hiện trên da bé. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và nguyên nhân gây ra do virus herpes 6 hoặc 7.

Thông thường, sốt phát ban sẽ tự khỏi, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, uống thuốc đầy đủ. Một số trường hợp hiếm gặp, bệnh thường sốt cao kéo dài và dẫn đến biến chứng.

Sốt phát ban được chia thành 2 loại phổ biến đó là: ban đỏ và ban đào.

Triệu chứng sốt phát ban thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh sốt phát ban

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, các triệu chứng sốt phát ban thường thể hiện ra từ 1 đến 2 tuần sau khi mắc bệnh. Đôi khi, các dấu hiệu có thể không thấy hoặc triệu chứng nhẹ. Cụ thể như:

  • Sốt – triệu chứng sốt phát ban

Người mắc sốt phát ban thường có dấu hiệu sốt cao trên 39 độ C, ngay khi nhiễm. Đối với trẻ nhỏ có thể kèm thêm viêm họng, ho, sổ mũi kèm với sốt cao. Ngoài ra, nếu để ý kỹ sẽ thấy phần cổ của trẻ mọc lên các hạch bạch huyết.

Sốt phát ban thường kéo dài từ 3 – 4 ngày.

  • Phát ban – dấu hiệu sốt phát ban

Phát ban là dấu hiệu thường gặp của chứng sốt phát ban. Các cơn sốt thường kèm theo đốm đỏ nhỏ. Một vài trường hợp đốm đỏ có một vòng màu trắng bao quanh.

Theo các chuyên gia, trẻ bị sốt phát ban các nốt đỏ có xu hướng lan từ ngực, lưng, bụng cho đến cổ và cánh tay. Phát ban có thể biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày.

  • Trẻ bị tiêu chảy, cảm giác khó chịu
  • Phần mí mắt sưng lên và có dấu hiệu chán ăn.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một vài triệu chứng khác không đề cập ở đây. Nếu bạn thấy con có bất kỳ biểu hiện lạ gì?. Hãy đưa con đi khám để được bác sĩ kiểm tra. Và tư vấn phương pháp khắc phục hiệu quả.

Sốt phát ban – Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Với những trẻ nhỏ bị sốt phát ban, bạn cần chú ý theo dõi trẻ. Và nên đưa trẻ đến khám bác sĩ, ngay khi có những dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ sốt cao hơn 39,4°C
  • Trẻ bị sốt phát ban và sốt kéo dài hơn 7 ngày
  • Phát ban không chuyển biến tốt sau 3 ngày

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên. Tốt hơn hết hãy đưa trẻ đi khám để tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh sốt phát ban?

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây sốt phát ban chủ yếu là do virus đường hô hấp gây ra. Bao gồm virus sởi, virus gây bệnh rubella, adeno virus, echo virus, nhóm enterovirus…

Đây chính là lý do tại sao trẻ có thể bị sốt phát ban nhiều lần. Sốt phát ban do virus sởi và virus gây bệnh rubella là 2 nguyên nhân thường gặp. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh rubella gọi là ban đào.

Sốt phát ban có lây không?

Sốt phát ban có lây không? Là câu hỏi được nhiều cha mẹ băn khoăn. Giải đáp cho câu hỏi này, các bác sĩ cho biết, bệnh sốt phát ban có thể lây nhiễm được.

Bởi sốt phát ban là căn bệnh do virus human herpes 6 hoặc virus human herpes 7 gây ra, nên rất dễ lây. Virus này có thể lây từ người sang người thông qua nhiều con đường như: tiếp xúc cơ thể giữa người mắc bệnh và người thường hoặc qua vật dụng cá nhân.

Ví dụ như: một đứa trẻ khỏe mạnh có thể sẽ nhiễm virus nếu dùng chung cốc, hoặc cầm nắm đồ chơi với trẻ khác bị bệnh.

Người lớn chưa từng bệnh nếu tiếp xúc với trẻ bị sốt phát ban có thể sẽ ảnh hưởng về sau. Tuy nhiên, do sức đề kháng của người lớn tốt hơn, bên bệnh sẽ không năng.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh sốt phát ban

Đối tượng nào dễ mắc bệnh sốt phát ban

Như đã nói ở trên, bệnh sốt phát ban thường gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Hiếm gặp ở trẻ em trên 4 tuổi. Và hầu hết trẻ thường bị lây sốt phát ban với các bạn khi đi nhà trẻ.

Đôi khi, sốt phát ban ở người lớn cũng xảy ra, những rất ít. Khi đó, bạn hãy đi khám để tham khảo với ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt phát ban?

Môi trường tập trung đông trẻ nhỏ như lớp mẫu giáp là nơi dễ bị lây nhiễm virus nhất. Hơn nữa, hệ miễn dịch của trẻ còn chưa phát triển toàn diện. Do đó, trẻ rất dễ bị lây virus từ trẻ khác.

Sốt phát ban có ngứa không?

Tùy vào từng nguyên nhân gây sốt phát ban mà trẻ sẽ có triệu chứng mẩn ngứa khắp người hoặc không. Dưới đây là hai trường hợp sốt phát ban hay gặp nhất ở trẻ với những biểu hiện ban đỏ trên da khác nhau:

– Trường hợp sốt phát ban do virus Rubella sẽ có biểu hiện nổi bật là những nốt ban đỏ mịn, mượt, nhưng không sẩn lên trên da và không làm trẻ ngứa ngáy.

– Đối với tình trạng sốt phát ban do virus sởi thì biểu hiện sẽ là những nốt sẩn đỏ gây ngứa ngáy trên toàn cơ thể. Những nốt sẩn đỏ do sởi có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí vài ngày, gây khó chịu và khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi.

Điều trị sốt phát ban hiệu quả

Lưu ý: Những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể thay thế được cho lời khuyên của bác sĩ. Vậy nên tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn.

Cách chẩn đoán sốt phát ban

Đối với sốt phát ban, bác sĩ thường chẩn đoán bệnh thông qua bệnh sử và khám lâm sàng.

Qua việc quan sát bằng mắt các nốt ban, bác sĩ sẽ biết đó là bệnh sốt phát ban hay không. Song song với việc khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định lấy máu để xét nghiệm. Nhằm kiểm tra kháng thể chống lại sốt phát ban.

Điều trị bệnh sốt phát ban

Vì sốt phát ban là bệnh do virus gây ra, nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh thường có diễn biến tự khỏi trong khoảng từ 3-7 ngày.

Thông thường điều trị sốt phát ban, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để kiểm soát sốt cao. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (như Advil hoặc Motrin).

Ngoài việc dùng thuốc, cha mẹ có thể lau người cho trẻ để hạ sốt. Nếu bạn cho trẻ sơ sinh uống thuốc, hãy theo sát chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng.

Lưu ý: Không cho người dưới 20 tuổi dùng thuốc aspirin vì sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Reye.

Nếu các triệu chứng không nặng, sốt phát ban có thể tự khỏi mà không cần đến điều trị.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho bệnh sốt phát ban

Những thói quen sinh hoạt giúp bệnh sốt phát ban nhanh khỏi

Nếu trẻ mắc bệnh sốt phát ban, cách tốt nhất là hãy cho trẻ nghỉ ngơi trên giường. Điều này sẽ giúp nguy cơ lây lan virus sang cho trẻ khác.

Nếu bạn bị nhiễm virus hoặc phải chăm sóc trẻ bị bệnh, hãy nhớ rửa tay thường xuyên để tránh lây lan virus tới những người có hệ miễn dịch yếu.

Khuyến khích trẻ uống nước lọc, nước gừng, nước chanh, hoặc bổ sung orsel để ngăn chặn mất nước.

Bị sốt phát ban nên kiêng những gì để bệnh mau khỏi?

  • Không để bệnh nhân ở không gian hẹp, tù túng, ẩm ướt.
  • Tuyệt đối không cho bệnh nhân dùng tay gãi lên bề mặt da.
  • Không tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa như sữa tắm, xà phòng hoặc lông động vật…
  • Vệ sinh cá nhân nên cẩn thận nhất là tắm rửa. Việc dính nước sẽ khiến người bệnh dễ cảm cúm hoặc biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm khác.
  • Tuyệt đối không uống nước đá, ăn kem hay ăn các thực phẩm khó tiêu.
  • Không đến những nơi đông người như: công viên, trường học, khu vui chơi…
  • Tránh mặc các bộ đồ bó sát người bởi nó rất dễ gây kích ứng cho da
  • Tuyệt đối không uống nước đá, ăn kem hay ăn các thực phẩm khó tiêu.

Người bị sốt phát ban nên kiêng ăn những thực phẩm gì?

  • Trứng: Khi cơ thể mắc sốt phát ban, người bệnh không nên ăn trứng. Bởi trong loại thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn các protein. Khiến cơ thể tích tụ một lượng nhiệt lớn. Lúc này, phần nhiệt tích tụ sẽ không thể phát tán ra ngoài khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.
  • Đồ ăn cay nóng: Trong thời gian mắc bệnh bạn không nên ăn đồ cay, nóng. Bởi chúng là nguyên nhân tích tụ một lượng nhiệt lớn cho cơ thể.
  • Bị sốt phát ban nên hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu như thịt đỏ, cá, tôm, cua, sò, hến cùng các loại thực phẩm giàu cholesterol bởi chúng sẽ khiến bạn mắc chứng khó tiêu.
  • Hạn chế uống nước ngọt có gas, đồ uống nhiều đường

Hi vọng rằng, với những thông tin vừa rồi, đã giúp mọi người hiểu rõ hơn bệnh sốt phát ban là gì?, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Nếu bạn thấy những thông tin trong bài viết này tốt, hãy chia sẻ để mọi người cũng biết.

Ngày đăng: 04:38 18 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 07:35 18 Tháng Một, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.