2bacsi
04:48 10 Tháng Một, 2019

[Bạn nên biết] 4 giai đoạn của sốt xuất huyết

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Bệnh sốt xuất huyết lây truyền chủ yếu do muỗi vằn đốt người mang virus Dengue. Sau đó, lây truyền sang cho người khỏe mạnh. Các giai đoạn của sốt xuất huyết diễn ra rất phức tạp. Vậy các biểu hiện của sốt xuất huyết của từng giai đoạn như thế nào? Cách điều trị sốt xuất huyết ra sao?

Ngay sau đây, 2bacsi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về các giai đoạn của sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết là gì? – Các giai đoạn của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus Dengue.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Bệnh sốt xuất huyết được chia thành nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết khác nhau. Cụ thể như:

Giai đoạn của sốt xuất huyết – Giai đoạn ủ bệnh

Việt Nam quốc gia đứng thứ 3 về dịch sốt xuất huyết. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, là môi trường lý tưởng cho loài muỗi vằn lây truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết sang người khỏe mạnh.

Không giống các loài muỗi thông thường, muỗi Aedes Aegypti là những kẻ hút máu vào ban ngày. Giờ hoạt động cao điểm của chúng là vào sáng sớm và chiều tà, trước khi mặt trời lặn.

Thời kỳ ủ bệnh sốt xuất huyết kéo dài từ 3-14 ngày (trung bình là 4-7 ngày) từ khi bị muỗi vằn đốt và truyền virus sốt xuất huyết vào cơ thể.

Tùy thuộc vào từng cơ địa, khả năng miễn dịch, tuổi tác… của mỗi người.  Mà thời kỳ ủ bệnh ngắn hoặc kéo dài khác nhau. Virus Dengue nhân lên đến ngưỡng đủ lớn sẽ tạo ra các triệu chứng trên cơ thể.

Các giai đoạn của sốt xuất huyết – Giai đoạn sốt cổ điển(thể nhẹ)

Các triệu chứng sốt xuất huyết ban đầu thường không đặc hiệu. Chúng khá giống với mà giống các bệnh cảm cúm nặng kéo dài 2-7 ngày. Tuy nhiên, đây chưa phải là thời kỳ nguy hiểm nhất.

Thông thường biểu hiện của sốt xuất huyết giai đoạn này là sốt cao đột ngột, 39 – 40 độ. Tình trạng này có thể kéo dài từ 2- 7 ngày. Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu. Đau sau hốc mắt, đau cơ, đau họng.

Buồn nôn, nôn, kèm viêm họng, viêm hô hấp trên, sổ mũi, tiêu chảy, dễ nhầm lẫn với cảm sốt thông thường.

Trong trường hợp bệnh nhân sốt cao trên 38,5oC, cần dùng thuốc hạ sốt bằng paracetamol. Tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ.

Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin, ibuprofen vì chứa thành phần kháng viêm không steriod chống đông máu. Khiến cho tình trạng xuất huyết nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu thân nhiệt vẫn không hạ thì cần lau mát bằng nước ấm cho người bệnh. Nằm phòng điều hòa 27-28 độ C.

Với những bệnh nhân bị sốt cao do sốt xuất huyết, tình trạng mất nước kéo dài được xem là nhân tố chính khiến bệnh trở nặng và dẫn đến tử vong. Vì vậy, cần chú ý bù nước, tốt nhất là uống oresol.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh. Do đó, tuyết đối không tự ý truyền dịch để tránh gây sốc phản vệ.

Bệnh sốt xuất huyết giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn này, người bệnh thường hết sốt. Mọi người thường lầm tưởng rằng bệnh đã khỏi. Tuy nhiên, đây lại chính là giai đoạn của sốt xuất huyết nguy hiểm nhất. Vì vậy, người bệnh cần được sự chăm sóc y tế, để tránh những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, não, niêm mạc, trụy tim…

Sở dĩ như vậy là vì, giai đoạn này, virus đã làm suy yếu hệ miễn dịch. Do đó,số lượng bạch cầu, tiểu cầu đã giảm đáng kể. Tuy người bệnh giảm sốt, nhưng có thể gặp phải biến chứng thoát huyết tương gây: tràn dịch màng phổi, màng bụng, nề mi mắt và da căng, tay chân lạnh.

Thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn tới tình trạng sốc, vật vã, tim đập nhanh, huyết áp tăng giảm đột ngột. Có thể xuất huyết dưới da (chảy máu cam, chảy máu chân răng, da bầm tím) và nội tạng (xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, chảy máu phổi, chảy máu trong cơ).

Nếu thấy người bệnh xuất hiện những biểu hiện như: lì bì; đau bụng; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; Trẻ nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống. Hãy đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị của bác sĩ.

Biểu hiện của sốt xuất huyết giai đoạn phục hồi

Nếu giai đoạn nguy hiểm nhất qua đi, người bệnh không gặp phải biến chứng gì? Cơ thể sẽ dần hồi phục.  Biểu hiện của sốt xuất huyết giai đoạn phục hồi rất dễ nhận ra. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác thèm ăn, khát nước, đi tiểu nhiều và huyết động ổn định, nhịp tim bắt đầu chậm lại. Xét nghiệm máu cho thấy số lượng tiểu cầu, bạch cầu tăng lên.

Cách điều trị sốt xuất huyết như thế nào?

Các chuyên gia y tế cho biết, cho đến nay, vẫn chưa có loại thuốc đặc hiệu chữa sốt xuất huyết. Cũng chưa có vacxin phòng tránh sốt xuất huyết. Mọi biện pháp chỉ mang tính hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng bệnh.

Hơn nữa, sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra. Vì vậy, bệnh thường kéo dài khoảng 2 tuần, và có xu hướng tự khỏi.

Tuy nhiên, các giai đoạn của sốt xuất huyết sẽ có nhiều biến chuyển phức tạp. Vì thế cần theo dõi người bệnh sát sao. Nếu có biến chứng, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để bác sĩ điều trị và chăm sóc đặc biệt.

Trên đây là 4 giai đoạn của sốt xuất huyết mọi người cần nắm được. Hi vọng rằng, bài viết đã giúp ích được cho tất cả mọi người.

Ngày đăng: 04:48 10 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:13 18 Tháng Một, 2019

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.