Sốt xuất huyết là căn bệnh rất thường gặp vào mùa mưa. Đây là căn bệnh hết sức nguy hiểm không thể chủ quan. Vậy bệnh sốt xuất huyết là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu nhé!
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng. Bệnh do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân chính dẫn đến sự lây lan là do muỗi vằn hút máu của người bệnh truyền sang người khỏe mạnh.
Các chuyên gia y tế cho biết, ở giai đoạn nhẹ, bệnh thường gây sốt cao. Phát ban trên toàn cơ thể, đau cơ và các khớp. Khi bệnh chuyển nặng, dễ giảm huyết áp đốt ngột, chảy máu và dẫn đến tử vong.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG SỐT XUẤT HUYẾT
Triệu chứng và dấu hiệu sốt xuất huyết là gì?
Các chuyên gia y tế cho biết bệnh sốt xuất huyết thường được chia thành 4 giai đoạn, đó là: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn sốt Dengue, giai đoạn nguy hiểm, và giai đoạn phục hồi.
Triệu chứng sốt xuất huyết giai đoạn ủ bệnh
Theo thông kế của tổ chức y tế thế giới, Việt Nam đứng thứ ba thế giới về tỉ lệ mặc sốt xuất huyết.
Sau khi bị muỗi vằn đốt và truyền virus sốt xuất huyết vào cơ thể. Virus sẽ ủ bệnh trong cơ thể khoảng 3- 14 ngày. Tùy theo cơ địa và khả năng miễn dịch của từng người.
Ở giai đoạn này, bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng gì. Chỉ đến khi virus Dengue nhân lên đến ngưỡng đủ lớn, bệnh nhân bắt đầu mới xuất hiện triệu chứng.
Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết – Giai đoạn sốt Dengue( thể nhẹ)
Ở giai đoạn này, bệnh thường xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu. Biểu hiện lúc này khá giống với bệnh cảm cúm nặng, kéo dài 2- 7 ngày.
- Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như:
- Sốt cao trên 39- 40 độ, kéo dài từ 2-7 ngày
- Toàn thân mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ
- Buồn nôn, nôn, kèm viêm họng, viêm hô hấp trên
Nếu sốt cao từ 38,5 trở lên cần hạ sốt bằng paracetamol (tổng liều không quá 60mg/kg cân nặng trong 24 giờ). Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin, ibuprofen vì có chứa thành phần kháng viêm, không steriod chống đông máu. Những loại thuốc này sẽ làm tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn, nguy hiểm đến tính mạng.
Dấu hiệu sốt xuất huyết giai đoạn nguy hiểm
Sau thời kỳ phát bệnh gây sốt, người bệnh sẽ hết sốt. Nhưng đây mới chính là giai đoạn nguy hiểm nhất. Cần đến sự chăm sóc y tế đặt biệt để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Lúc này virus đã làm suy yết hệ miễn dịch, làm giảm lượng bạch cầu, tiểu cầu. Dẫn đến nổi ban dưới da, kèm chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).
Giai đoạn này bệnh rất dễ gây ra những biến chứng đe dọa tính mạng bao gồm: xuất huyết dạ dày, não, niêm mạc, trụy tim…
Triệu chứng của sốt xuất huyết giai đoạn phục hồi
Nếu không gặp biến chứng, thể trạng của người bệnh sẽ dần phục hồi. Bệnh nhân sẽ có cảm giác thèm ăn, khát nước, đi tiểu nhiều.
Huyết động ổn định, nhịp tim bắt đầu chậm lại. Xét nghiệm máu cho thấy số lượng tiểu cầu, bạch cầu tăng lên.
NGUYÊN NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết chủ yếu do virus dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes aegypti gây nên. Chu kỳ lây nhiễm chủ yếu là:
- Đầu tiên muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue.
- Tiếp theo virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi tiếp tục trong thời gian đó truyền bệnh cho người.
- Virus đi vào cơ thể người rồi tiếp tục lại quay lại vòng tuần hoàn: muỗi Aedes hút máu từ cơ thể người bệnh rồi truyền sang cơ thể người lành.
Theo tổ chức y tế thế giới, sốt xuất huyết là mối đe dọa đến sức khỏe. Và cũng là mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe cộng đồng.
Ước tính có khoảng trên dưới 50 triệu người bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết mỗi năm. Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra nhiều lần trong năm. Tuy nhiên trong thời gian mùa mưa dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát cao nhất.
Thông qua muỗi Aedes đốt, virus Dengue có thể lây từ người bệnh sang người lành. Tuy nhiên, virus này không lây trực tiếp từ người sang người. Virus Dengue có nhân ARN, thuộc nhóm Flavivirus, có bốn típ huyết thanh (D1, D2, D3, D4).
Các virut Dengue có kháng nguyên đặc hiệu của típ. Có những kháng nguyên chung của nhóm, có những kháng nguyên đặc hiệu cho riêng từng típ.
Bệnh sốt xuất huyết – Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Vừa rồi là những thông tin về dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết. Nếu bạn thấy bản thân, hoặc những người trong giai đình có biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết kể trên.
Hoặc bạn đang sinh sống gần khu vực có dịch bệnh và bị sốt. Hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra ngay. Bởi cơ địa của mỗi người sẽ khác nhau, nên cần được bác sĩ kiểm tra để chỉ định phương án thích hợp.
Chẩn đoán sốt xuất huyết bằng cách nào?
- Trước hết, người bệnh cần chủ động quan sát các triệu chứng sốt xuất huyết bằng mắt thường. Thông quá các biểu hiện bệnh ở bên ngoài như: Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày.
- Xuất hiện chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng.
- Hoặc chảy máu cam, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da xung huyết, phát ban, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
Nếu sau sốt 2 ngày, người bệnh đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm thì thường được làm sau khi sốt ngày thứ 2 trở đi, bao gồm dung tích hầu cầu (Hematocrit) bình thường hoặc tăng, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm, số lượng bạch cầu thường giảm.
ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM
Điều trị sốt xuất huyết như thế nào là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.
Khi mắc sốt xuất huyết, trong trường hợp sốt cao, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc hạ sốt như: paracetamol (Tylenol®, Panadol®). Đồng thời thuốc này có thể giảm đau cơ khớp.
Các chuyên gia y tế cũng chỉ ra rằng, mất nước kéo dài được xem là nhân tố chính khiến bệnh trở nặng và dẫn đến tử vong. Do đó, cần chú ý bù nước, tốt nhất là uống oresol. Bệnh nhân đang sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh, không tự ý truyền dịch để tránh gây sốc phản vệ.
Nếu thân nhiệt vẫn không hạ thì người thân có thể dùng khăn ấm trườm cho người bệnh, nằm phòng điều hòa 27-28 độ C.
Điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo phương pháp Đông y
Với những trường hợp bệnh mới ở giai đoạn nhẹ, người chăm sóc cần chú ý chăm sóc, và theo dõi các triệu chứng bệnh. Nếu người bệnh sốt cao trên 38,5 độ, cần dùng thuốc hạ sốt paracetamol.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo hai bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết dưới đây. Do lương y Đa khoa Bùi Minh Hồng chia sẻ:
Bài 1: Lá cúc tần 12 g, cây nhọ nồi 16 g, mã đề 16 g, củ sắn dây 20 g, trắc bách diệp (sao đen) 16 g, rau má 16 g, lá tre 16 g, gừng tươi 3 lát.
Nếu không có lá trắc bách diệp thay bằng lá sen sao đen 12 g hoặc kinh giới sao đen 12 g, không có củ sắn dây thay bằng lá dâu 16 g.
Cách dùng: Toàn bộ số thuốc trên rửa sạch thái nhỏ (trừ các thứ đã sao đen) cho vào ấm đổ 600 ml, đun sôi 30 phút rồi đổ vào phích uống ấm. Ngày uống 3 lần.
Bài 2: Cỏ nhọ nồi 20 g, rễ cỏ tranh 20 g, sài đất 20 g, hoa hòe sao vàng 12 g, lá cối xay sao vàng 8 g, kim ngân (dùng cả hoa, lá, cuộng) 12 g, hạ khô thảo 12 g, gừng tươi 3 lát.
Nếu không có hạ khô thảo thay nằng lá bồ công anh 12 g.
Cách dùng: Toàn bộ số thuốc trên rửa sạch, trừ hoa hòe và lá cối xay đã sao. Tất cả cho vào ấm đổ 600 ml, đun sôi 30 phút, đổ vào phích giữ ấm, uống ngày 3 lần.
Liều lượng
Hai bài thuốc trên liều lượng chữa cho người lớn. Nếu là trẻ em, tùy theo độ tuổi, dưới 8 tuổi dùng 1/3 liều lượng, từ 8-14 tuổi dùng 1/2 liều.
Sốt nhiều có thể tăng vị giảm sốt như cỏ nhọ nồi, sài đất, kim ngân, sắn dây, lá tre. Nếu chảy máu nhiều tăng các vị cầm máu và sao đen như trắc bách diệp, lá sen.
Trong trường hợp dùng cách này không thấy chuyển biến, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa. Để được bác sĩ kiểm tra và có biện pháp điều trị kịp thời.
Bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?
Câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm đó là: “sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi”. Giải đáp cho câu hỏi này, các chuyên gia y tế cho biết: thông thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần.
Tuy nhiên, đây là căn bệnh nguy hiểm, dễ gây ra biến chứng nguy hiểm. Nên bệnh nhân cần phải được thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Do đó, ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ mình mắc bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh.
SỐT XUẤT HUYẾT NÊN ĂN GÌ? KIÊNG GÌ?
Bệnh sốt xuất huyết nên gì? Kiêng gì?
Các chuyên gia y tế chia sẻ rằng, với những trường hợp bệnh nhẹ, có thể điều trị tại nhà mà không cần nhập viện. Tuy nhiên hãy chú ý một số chế độ sinh dưỡng dưới đây:
Bệnh nhân sốt xuất huyết cần ăn những thực phẩm
- Tích cực bù nước, điện giải như uống oresol
- Ăn thức ăn dạng lỏng như ăn cháo, soup vừa giàu dinh dưỡng lại dễ hấp thụ. Đối với trẻ em mắc sốt xuất huyết, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Khi cho trẻ ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ, không nên cho ăn dồn dập.
- Bổ sung vitamin C từ trái cây như: cam, quýt, đu đủ, lựu, ổi, kiwi,… Bởi chúng có chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, hàm lượng chất xơ. Giúp điều trị chứng khó tiêu, đồng thời tăng cường sức đề kháng.
Mắc sốt xuất huyết cần kiêng
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, các thực phẩm xào, rán, gia vị chua cay,.. rất dễ gây đầu bụng, khó tiêu.
- Những thực phẩm có màu sẫm như nước xá xị, nước coca, canh củ dền, dưa hấu,… Khi uống vào, nếu bệnh nhân bị nôn ói, hoặc bị xuất huyết dạ dày rất khó để xác định.
- Không ăn đồ ăn cay nóng: Những thực phẩm cay nóng như gừng, ớt, mù tạt… sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể. Khiến người bị bệnh sốt xuất huyết thêm nặng, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.
- Rượu, bia, caffein, thuốc lá, trà,… cũng nằm trong danh mục người mắc bệnh sốt xuất huyết phải kiêng.
Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả
Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết là mỗi chúng ta cần làm sạch môi trường sống. Phát quang bụi rậm, chăm dọn dẹp nhà cửa, gầm bàn,… để muỗi không có nơi trú ẩn.
Với những dụng cụ chứa nước như bể chứ, chum, vãi,… cần được đậy kín. Hoặc thả cá để diệt bọ gây, lăng quăng.
Các dụng cụ phế thải như vỏ lon, chai, vỏ dừa, lốp xe,… cần dược dọn sạch hoặc tiêu hủy.
Không nên cho trẻ vui chơi gần nơi ao tù nước đọng. Khu vực nhiều cây cối, góc tối. Trong mùa dịch nếu cho con ra ngoài nên mặc quần dài, áo dài. Và nên mắc màn khi đi ngủ hoặc dùng tinh dầu đuổi muỗi.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh sốt xuất huyết. Hi vọng rằng, qua bài viết này, mỗi chúng ta đã hiểu được bệnh sốt xuất huyết là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Để có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người trong gia đình.
Nguồn : 2bacsi.com , được kiểm duyệt bởi hi health group
Nguồn tham khảo:
Dengue fever. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dengue-fever/basics/definition/con-20032868.
Dengue Fever. https://www.healthline.com/health/dengue-fever.
Dengue Fever. https://www.webmd.com/a-to-z-guides/dengue-fever-reference#1 .
Dengue Fever – Symptoms and Causes https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dengue-fever/symptoms-causes/syc-20353078
Symptoms and what to do if you think you have dengue https://www.cdc.gov/dengue/symptoms/index.html
Sốt xuất huyết
Bị sốt xuất huyết có được gội đầu không? – Có nên tắm không?
Như chúng ta đã biết, khâu chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết vô cùng quan trọng. Vậy bị sốt xuất huyết có được gội đầu không? Sốt xuất huyết có phải kiêng gió không? Sốt xuất huyết bao giờ khỏi? Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu rõ hơn về vấn...
Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?- Địa chỉ xét nghiệm sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh nguy hiểm do virus Deugen gây ra. Bệnh có thể bùng phát thành dịch nếu như không có biện pháp phòng chống. Ngoài việc quan sát các triệu chứng bên ngoài. Bệnh nhân có thể làm một số xét nghiệm sốt...
Cách phòng chống sốt xuất huyết [hiệu quả] bảo vệ mọi người
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nếu như không được điều trị và chăm sóc cẩn thận. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đó. Mỗi chúng ta cần trang bị cho bản thân những kiến thức về...
Sốt xuất huyết nên ăn gì – Tổng hợp 10 loại thực phẩm tốt cho...
Ngoài việc phát hiện và thăm khám và điều trị sốt xuất huyết sớm. Thì khâu chăm sóc, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết rất quan trọng. Vậy sốt xuất huyết nên ăn gì? Và cần kiêng ăn gì? Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu qua...
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em không nên chủ quan
Việt Nam là một trong những quốc gia Châu Á có tỉ lệ tử vọng do bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em cao. Đây cũng là nỗi lo của các bậc cha mẹ. Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu rõ hơn về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là...