2bacsi
07:06 21 Tháng Một, 2019

Thủy đậu là bệnh gì? Cách nhận biết triệu chứng bệnh thủy đậu

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Bệnh thủy đậu do virus gây ra, và thường bùng phát vào thời tiết nồm ẩm chuyển từ xuân sang hè. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai khi chưa được tiêm phòng. Trong bài viết này, hãy cùng 2bacsi tìm hiểu thủy đậu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách nhận biết, cũng như điều trị căn bệnh này.

Tìm hiểu chung bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh gì?

Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do virus ‘herpes zoster’ gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền nhanh chóng. Các triệu chứng bệnh thủy đậu chủ yếu xuất hiện trên niêm mạc da. Chúng ta có thể dùng mắt thường để quan sát thấy được.

Hệ miễn dịch ở người sẽ tự miễn dịch hoặc có tự kháng thể với virus sau khi bị bệnh thủy đậu lần đầu tiên. Tuy vậy, ở những trường hợp hệ miễn dịch yếu, thủy đậu có thể tái phát trở lại, gọi là bệnh zona (tái kích hoạt virus thủy đậu).

Hiện nay, chúng ta có thể phòng tránh bệnh thủy đậu bằng cách tiêm ngừa vắc-xin varicella-zoster.

Triệu chứng thủy đậu thường gặp

Các nhận biết triệu chứng và dấu hiệu bệnh thủy đậu

Thông thường, sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Người bệnh sẽ không có triệu chứng thủy đậu. Các virus gây bệnh thường ẩn náu trong cơ thể từ 2-3 tuần mới tái phát các triệu chứng ra bên ngoài.

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Các biểu hiện bệnh thủy đậu khởi phát thường đột ngột. Với các triệu chứng như:

  • Nổi mụn nước ở phần đầu, mặt, chi và thân.
  • Mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân.
  • Các nốt mụn nước có kích thước từ l – 3 mm đường kính, chứa dịch trong.
  • Có những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
  • Trẻ em mắc bệnh thủy đậu ngoài triệu chứng nổi mụn nước còn kèm theo sốt nhẹ, biến ăn.
  • Người lớn thường sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói.
  • Dấu hiệu sốt xuất huyết kéo dài từ 7- 10 ngày, nếu không có biến chứng. Dần dần các nốt rạ sẽ khô dần, bong vẩy. Thâm da nơi nổi mụn nước, và không để lại sẹo.
  • Nhưng nếu để bị nhiễm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Trên đây là một số triệu chứng thủy đậu. Ngoài ra, có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu nghi ngờ bạn hoặc con bạn có các triệu chứng bệnh thủy đậu. Hãy đi khám ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa, để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán kịp thời. Hãy nhớ cung cấp đầy đủ các triệu chứng bạn đang gặp phải cho bác sĩ biết. Khi bạn gặp phải những trường hợp sau:

  • Nốt ban lan rộng đến một hoặc cả hai mắt;
  • Các nốt ban rất đỏ, cảm giác nóng hoặc nhạy cảm. Đây có thể là dấu hiệu của việc da bị nhiễm trùng;
  • Phát ban kèm theo chóng mặt, mất phương hướng. Nhịp tim nhanh, khó thở, run rẩy, ho nặng, nôn mửa. Cứng cổ hoặc sốt cao hơn 39,4 độ C;

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Những nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính gây bệnh thủy đậu đó là do virus mụn rộp varicella-zoster gây ra. Vì là do virus gây bệnh, nên nếu bạn có tiếp xúc gần với người mắc bệnh, bạn có thể bị lây bệnh thủy đậu.

Nguy cơ mắc phải

Đối tượng nào dễ bị thủy đậu

Thủy đậu có thể gặp ở bất cứ ai, bất kể mọi độ tuổi, giới tính. Bệnh thủy đậu gặp nhiều nhất ở trẻ em, đặc biệt ở độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi.

Người lớn mắc thủy đậu thường bị nặng và kéo dài lâu hơn.

Các yếu tố làm gia tăng bệnh thủy đậu

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh bỏng dạ cao hơn nếu như:

Chưa từng bị thủy đậu;

Chưa được tiêm phòng bệnh thủy đậu;

Làm việc hoặc có mặt ở trường học, nhà trẻ;

Sống chung với người mắc bệnh

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ là số chung và chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Bệnh thủy đậu có lây không?

Bệnh thủy đậu có lây không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Câu trả lời của các chuyên gia là có. Vì là bệnh do virus gây ra nên bệnh thủy đậu có thể dễ dàng lây lan sang cho người khác.

  • Trong thời kỳ đầu của bệnh thủy đậu, siêu vi khuẩn gây bệnh lây lan khi người bệnh ho.
  • Giai đoạn sau đó, siêu vi khuẩn gây bệnh lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch của các mụn nước.
  • Bệnh dễ lây với những đối tượng nào chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu. Hoặc chưa bao giờ tiêm ngừa.

Tác hại, biến chứng bệnh thuỷ đậu

Mặc dù là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Thế nhưng, nếu không chú ý điều trị và chăm sóc cẩn thận. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

  • Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước.
  • Nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết.
  • Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.
  • Thậm chí, sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi sức đề kháng cơ thể kém. Loại siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra bệnh Zona, có người còn gọi là giời leo.
  • Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm. Dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi.
  • Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai. Hoặc trẻ sinh ra sẽ bị nhiều dị tật bẩm sinh.
  • Trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ bị lây bện. Mụn nước nổi rất nhiều và dễ gây biến chứng viêm phổi.

Điều trị  bệnh thủy đậu hiệu quả

Lưu ý trước khi đọc: những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Và không thể thay thế được lời khuyên của bác sĩ.

Cách chẩn đoán bệnh thủy đậu

Các triệu chứng thủy đậu biểu hiện ra bên ngoài ra. Do đó, bác sĩ có thể dễn dàng phân biệt bệnh thủy đậu với các loại ban khác. Vì thế việc chẩn đoán là vô cùng đơn giản.

Chữa bệnh thủy đậu bằng cách nào?

Trẻ em khỏe mạnh không cần dùng thuốc mà vẫn có thể giảm bệnh. Các thuốc giảm sốt không chứa aspirin như acetaminophen có thể làm giảm triệu chứng sốt ở trẻ.

Tuy nhiên, tuyệt đối không được cho trẻ đang mắc thủy đậu dùng aspirin.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê kèm theo đơn một số thuốc chống dị ứng, kem thoa như calamine và sữa tắm bột yến mạch có thể làm giảm ngứa.

Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh cần uống nhiều nước và chú ý nghỉ ngơi.

Để tránh lây lan cho những người khác, hãy cách ly người bệnh cho tới khi các nốt rộp đóng vảy cứng.

Trường hợp bệnh nhân mắc thủy đậu có nguy cơ nhiễm trùng cao và bị suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng. Có thể dùng thuốc kháng virus để giảm biến chứng từ bệnh thủy đậu.

Chế độ sinh hoạt phù hợp với bệnh nhân mắc thủy đậu

Những thói quen, chế độ sinh hoạt nào giúp bệnh thủy đậu khỏi nhanh chóng

Bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo đơn của bác sĩ. Người mắc thủy đậu cần chú ý những vấn đề sau:

Đến gặp bác sĩ ngay khi bạn đang mang thai mà mắc thủy đậu.

Rửa tay thường xuyên, giặt khăn trải giường và quần áo mới mặc bằng nước xà phòng nóng;

Cắt móng tay ngắn để tránh làm trầy xước và nhiễm trùng;

Nghỉ ngơi nhưng cho phép vận động nhẹ;

Dùng thuốc không chứa aspirin để hạ sốt;

Nghỉ học, nghỉ làm để tránh bị lây nhiễm;

Dùng thuốc trị dị ứng và tắm bằng bọt biển mát để giảm ngứa;

Đi khám ngay nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C. Hoặc bạn thấy cơ thể yếu, đau đầu hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Nôn mửa, không thể nghỉ ngơi, khó chịu và giảm ý thức;

Bệnh thủy đậu kiêng gì?

Khi mới bắt đầu bị thủy đậu, một số lưu ý bạn nắm rõ để bệnh mau khỏi và hạn chế lây lan bệnh sang người khác:

Kiêng tiếp xúc với nhiều người. Bởi virus gây thủy đậu có thể lây truyền sang người khác.

Không chạm, gãi hoặc làm vỡ các nốt thủy đậu. Vì khi mụn nước vỡ, các nốt thủy đậu có thể lây lan nhiều hơn, làm tổn thương da nghiêm trọng.

Người bệnh cần kiêng gió, kiêng nước.

Không ăn thực phẩm tanh (thịt bò, thịt gà, hải sản,….), trái cây có chứa axit. Không ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ, sữa và các chế phẩm từ sữa, cà phê và socola.

Tuy thủy đậu chỉ mắc một lần trong đời. Nhưng khi bị nhiễm virus, chúng có khả năng ủ bệnh trong các sợi thần kinh. Và sau này có thể bùng phát thành bệnh giời leo(zona).

Cách phòng chống bệnh thuỷ đậu

Hiện nay,  cách phòng tránh thủy đậu tốt nhất là tiêm phòng Vaccine chống thuỷ đậu. Giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

– Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

– Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

– Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối.

Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng. Nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.

Vừa rồi là những thông tin tổng quát giải đáp câu hỏi thủy đậu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Hãy cùng đồng hành cũng 2bacsi để cập nhật nhiều thông tin y tế bổ ích.

Ngày đăng: 07:06 21 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 07:08 21 Tháng Một, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.