Vảy nến là bệnh gì? [Giải đáp thắc mắc] liên quan đến bệnh vảy nến
Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương
Vảy nến được xếp vào nhóm các bệnh da liễu mãn tính. Tuy là bệnh lành tính, nhưng để lâu kéo dài, bệnh sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân và cách nhận biết cách triệu chứng bệnh vẩy nên ra sao? Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu chung bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là bệnh mạn tính về da thường xuất hiện và sau đó tự hết. Những tế bào da tái tạo rất nhanh. Tích tụ và tạo thành những vảy óng ánh như bạc trên da. Bệnh vảy nến có thể nhẹ, những cũng có thể diễn biến nghiêm trọng.
Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh vảy nến ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số thế giới với khoảng 125 triệu người mắc.
Vảy nến được đánh giá là lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không được điều trị sớm, vảy nến có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh.
Bệnh vảy nến có thể xuất hiện vào thời điểm nào đó trong năm. Sau đó, chúng tự mất đi. Các cơn bùng phát bệnh thường xảy ra do những vết thương nhỏ. Khi bạn bị stress, nhiễm trùng, tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô,…. Đôi khi, vảy nến có thể xuất hiện mà không có lí do rõ ràng.
Dấu hiệu bệnh vảy nến
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là bệnh ngoài da do tự miễn, hình thành do sự rối loạn, suy yếu của hệ miễn dịch. Các dấu hiệu bệnh vảy nến ở mỗi người có thể khác nhau. Bao gồm một hoặc các triệu chứng sau:
Da xuất hiện nhiều tổn thương màu đỏ, sưng, viêm bằng giọt nước. Hoặc đường kính từ vài cm đến 10 – 20 cm.
Bề mặt tổn thương có các vảy trắng, bạc, bong tróc.
Vùng da bị tổn thương dễ bị nứt nẻ, chảy máu, khiến người bệnh bị đua đớn.
Vảy nến thường xuất hiện ở vùng tì đè như đầu gối, khuỷu tay, da đầu, mặt…
Trên đây là những dấu hiệu vảy nến. Tuy nhiên, có một số triệu chứng hoặc dấu hiệu bệnh vẩy nến khác không được đề cập ở đây. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh. Hãy đi khám để tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bệnh vảy nến – Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn thấy bản thân mình có những triệu chứng bệnh vẩy nến. Hoặc thấy:
Thấy khó chịu và đau đớn trên bề mặt da;
Khiến bạn cảm thấy mặc cảm vì các mảng trắng gây mất thẩm mỹ.
Triệu chứng vẩy nến xuất hiện ở khớp, gây đau đớn cho người bệnh.
Các dấu hiệu và triệu chứng của vảy nến khiến những sinh hoạt thường ngày của bạn trở nên khó khăn.
Lúc này, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Tại đây bạn hãy nên các biểu hiện mà bạn đang gặp phải để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp phù hợp.
Nguyên nhân bệnh vẩy nến
Nguyên nhân gây ra vảy nến là gì?
Các chuyên gia y tế cho biết, cho đến nay, vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây vảy nến. Vì đây là bệnh xảy ra do cơ chế tự miễn dịch của cơ thể.
Hệ miễn dịch có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây hại từ môi trường như vi khuẩn, virus,… Tuy nhiên, khi bị vảy nến, hệ miễn dịch sẽ tấn công các tế bào da khỏe mạnh của cơ thể. Điều này khiến các tế bào da tăng sinh nhanh chóng và chết sau 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như bình thường. Các tế bào da chết tích tụ trên bề mặt da, gây nên tình trạng da sưng viêm, bong tróc vảy.
Ngoài nguyên nhân trên thì các yếu tố nguy cơ khác cũng kích hoạt vảy nến bùng phát, đó là:
- Yếu tố lịch sử gia đình mắc vảy nến.
- Yếu tố di truyền.
- Sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá.
- Trầy xước da.
- Stress kéo dài.
- Béo phì, thừa cân.
Những ai thường mắc phải vảy nến?
Vảy nến là bệnh tương đối phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở người lớn. Tỷ lệ nam nữ mắc bệnh là như nhau. Bệnh cũng có thể di truyền trong gia đình. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Bệnh vảy nến có lây không?
Nhìn những triệu chứng bệnh vẩy nến gây ra. Rất nhiều người lo sợ bị lây nhiễm căn bệnh này khi tiếp xúc với người bệnh. Do đó, rất nhiều người xa lánh, thậm chí hắt hủ những người mắc bệnh vẩy nến.
Quan niệm, bệnh vảy nến lấy truyền qua tiếp xúc là hoàn toàn sai lầm. Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, bệnh vảy nến hoàn toàn không lây nhiễm qua tiếp xúc. Và bệnh cũng không thể gây ra ung thư.
Bệnh vảy nến có ngứa không?
Theo một thống kê, có đến 70 – 90% người mắc vảy nến xuất hiện tình trạng ngứa ngáy tại các tổn thương da. Mức độ ngứa từ nhẹ đến nặng khác nhau ở mỗi người. Một số người thậm chí còn không thể ngủ được vì quá ngứa.
Chẩn đoán và điều trị bệnh vảy nến
Lưu ý: Những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể thay thế được lời khuyên của bác sĩ.
Chẩn đoán bệnh vảy nến
Chẩn đoán bệnh vảy nến không khó. Bác sĩ chỉ cần chú ý quan sát những vị trí tổn thương ở trên da, móng tay, và da đầu của bạn.
Sau đó, bác sĩ có thể sinh thiết da (lấy 1 mẫu da) để xét nghiệm khi dấu hiệu để chẩn đoán không được rõ ràng.
Cách chữa bệnh vẩy nến
Vẩy nến được xếp vào nhóm bệnh tự miễn. Do đó, cho đến nay, vẫn chưa thể tìm ra phương pháp chữa bệnh vẩy nến phù hợp. Các biện pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.
Bạn nên tránh những thứ có thể kích thích vẩy nến bùng phát. Bác sĩ sẽ kê đớn thuốc cho bạn sử dụng nhằm kiểm soát các triệu chứng.
Những biện pháp thông thường bao gồm giữ vệ sinh da. Tránh tổn thương da và khô da, tiếp xúc với nắng vừa phải hoặc tắm bột yến mạch.
Trường hợp mắc vảy nến nhẹ và vừa, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại kem thoa chuyên dụng như: kem dưỡng da, xà phòng, và dầu chứa ngựa than đá.
Đây là những thứ sẽ giúp giảm mẩn đó, ngăn sự đóng vảy và ngứa của vẩy nến. Thuốc chứa steroid và những thuốc chống viêm khác dành cho da (dùng tại chỗ). Để điều trị những trường hợp từ nhẹ đến vừa. Kết hợp với các phương pháp khác để điều trị những trường hợp nặng.
Ngoài ra, còn một số phương pháp khác, bác sĩ có thể áp dụng điều trị cho bạn bao gồm:
- Axit salicylic (tẩy lớp mài),
- PUVA (psoralen và chiếu tia cực tím A),
- Thuốc ức chế miễn dịch (như methotrexate, isotretinoin),
- Thuốc chống dị ứng (trị ngứa)
- Kháng sinh (để tránh nhiễm khuẩn khác).
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của bệnh nhân vảy nến
Để hạn chế diễn tiến của bệnh vảy nến, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh. Bởi như chúng ta đã biết bệnh vẩy nến bùng phát chủ yếu là do hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu:
Tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác;
Nên báo bác sĩ về tất cả những thuốc mà bạn đang dùng;
Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời;
Nên giữ vệ sinh da và chú ý giữ ấm da vào mùa lạnh;
Nên tái khám đúng hẹn;
Các bác sĩ cho biết, vảy nến là bệnh cần điều trị lâu dài. Do đó, người bệnh cần hết sức kiêng trì và biết cách phòng ngừa các đợt bùng phát của bệnh. Nếu chẳng may thấy bệnh tiến triển nặng hơn. Hãy liên hệ với bác sĩ da liễu để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp hơn.
Vừa rồi là những thông tin 2bacsi cung cấp. Giúp mọi người hiểu hơn vảy nến là bệnh gì? Nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh vảy nến. Hi vọng rằng, bài viết đã giúp ích được cho tất cả mọi người.
Ngày đăng: 04:27 23 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 04:27 23 Tháng Một, 2019