2bacsi
09:25 25 Tháng Hai, 2019

Tổng quan về bệnh lang ben: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : Như Bích

Lang ben là một bệnh nhiễm nấm, không có triệu chứng và kéo dài dai dẳng, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 2bacsi tìm hiểu những thông tin tổng quan về bệnh lang ben: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Tổng quan về bệnh lang ben

Lang ben là bệnh như thế nào?

Lang ben được xếp vào nhóm bệnh da liễu do nấm pityrosporum ovale gây ra. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ độ tuổi từ 20- 35. Các nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam là điều kiện thích hợp cho bệnh lý này phát triển.

Bệnh lang ben khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Gây mất thẩm mỹ, khiến cho người bệnh cảm thấy tự tí, ngại tiếp xúc với những người xung quanh.

Tuy nhiên, người bệnh không cần phải quá lo lắng, bởi bệnh lang ben hoàn toàn có thể điều trị được. Bằng việc dùng các loại thuốc kháng nấm ngoài da. Tuy nhiên bệnh có khả năng tái phát do tái lây nhiễm từ đồ vật hay quần áo còn mang mầm bệnh.

Triệu chứng lang ben thường gặp

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh lang ben thường gặp

Các bác sĩ da liễu cho biết, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết các triệu chứng lang ben, thông qua các dấu hiệu bệnh sau:

Ở giai đoạn đầu, da sẽ xuất hiện từ từ một đốm hay một mảng màu lạ và kích thước dần tăng lên.

Các đốm này có màu khác hơn so với xung quanh, thường là màu trắng, hồng hoặc nâu.

Biểu hiện bệnh lang ben có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể như vùng cổ, vùng ngực, lưng,…

Tùy từng thể trạng của mọi người mà bệnh lang ben có thể gây ngứa ngoặc không gây ngứa.  Nhưng khi bị đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, cảm giác ngứa sẽ tăng lên.

Càng để lâu, bệnh lang ben càng lan rộng. Các đốm khô có vảy và tạo thành cảm giác ngứa, vùng da yếu tuyệt đối không được tiếp xúc với nắng.

Bệnh lang ben vào mùa lạnh, các triệu chứng có thể giảm đi hoặc mất đi. Vì thế kiến nhiều người chủ quan trong việc chữa trị. Tuy nhiên đến mùa xuân hè, các triệu chứng sẽ xuất hiện trở lại.

Trên đây là những dấu hiệu bệnh lang ben điển hình. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác không được đề cập tại đây. Nếu bạn nghi ngờ mắc bệnh, hoặc có bất kỳ dấu hiệu lại nào, hãy đi khỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Mắc bệnh lang ben – Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, hãy chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt.

  • Đã tự điều trị ở nhà, nhưng tình trạng da vẫn không cải thiện;
  • Điều trị rồi nhưng sau đó lại thấy các triệu chứng nấm xuất hiện trở lại;
  • Xuất hiện nhiều triệu chứng lang ben lan rộng ở nhiều vùng trên cơ thể;

Các dấu hiệu bệnh như trên cho thấy bệnh lý của bạn đang có dấu hiệu xuất hiện trở lại, và có diễn biến nặng hơn. Nếu bạn có điều gì thắc mắc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm. Bởi cơ địa của mọi người khác nhau. Do đó, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là điều cần thiết.  

Nguyên nhân bị lang ben

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh lang ben ?

Như đang nói ở trên, bệnh lang ben là bệnh nấm ngoài da do vi nấm pityrosporum ovale gây ra. Vi khuẩn này sống khí sinh và phát triển dưới da. Khiến cho vùng da bị loang lổ và mất đi độ ẩm.

Kết hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm, cùng với hoạt động thể thao ra nhiều mồ hôi. Và thói quen mặc đồ bó sát,… là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển.   

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, hệ miễn dịch kém. Người bị rối loạn nội tiết cũng dễ bị nấm và phát triển thành lang ben hơn.

Những yếu tố này bao gồm:

Thời tiết nóng và ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi

Người có da dầu thường dễ bị lang ben hơn;

Thay đổi nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm;

Nguy cơ mắc phải bệnh lang ben

Đối tượng nào dễ bị lang ben

Các chuyên gia da liễu cho biết, lang ben là bệnh da liễu rất phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhiều ở người trưởng thành, độ tuổi từ 20- 35 tuổi.

Đặc biệt, những người sinh sống tại vùng nhiệt đới rất dễ bị mắc bệnh này. Theo các bác sĩ, chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu các nguy cơ bằng việc tham khảo những thông tin dưới đây.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lang ben?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lang ben phải kể đến như:

Sinh sống ở những nơi khí hậu nóng, ẩm;

Nhiều mồ hôi, da dầu;

Hệ miễn dịch kém;

Nội tiết tố có sự thay đổi, đặc biệt là tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai hoặc đang điều trị nội tiết tố,…

Bệnh lang ben có nguy hiểm không?

Bệnh lang ben có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Giải đáp cho câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, mặc dù không nguy hiểm gì đến sức khỏe. Những để lâu, bệnh sẽ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.

Bên cạnh đó, vì bệnh xảy ra theo mùa, nên người bệnh thường chủ quan, khiến bệnh tái phát, tiến triển nặng hơn và dễ lan rộng.

Bệnh lang ben có lây không?

Các bác sĩ da liễu giải đáp là có. Bệnh lang ben hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người sang người. Nếu như bạn có tiếp xúc hoặc dùng chung quần áo, khăn tắm, đồ lót với người khác.

Điều trị bệnh lang ben hiệu quả

Lưu ý trước khi đọc: Những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Do đó, nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh, hãy chủ động trong việc thăm khám.

Chẩn đoán bệnh lang ben như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh lang bên, đầu tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, kèm theo khai thác tiền sử bệnh. Sau đps, dúng ảnh sáng cực tím để kiểm tra vùng da nhiễm khuẩn.

Làn da sẽ xuất hiện huỳnh quang màu vàng-xanh dưới ánh sáng. Để xác định bạn có nhiễm nấm men hay không. Ngoài ra, bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi để nhìn mẫu da. Trường hợp trẻ em nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng một miếng băng dán trên da trẻ để lấy các tế bào da xét nghiệm.

Phương pháp điều trị lang ben

Phương pháp điều trị lang ben chỉ yếu là dùng thuốc. Ban đầu, có thể bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi như dầu gội, xà phòng, kem hoặc các loại thuốc chống nấm có kiểm soát nấm men. Thành phần của các sản phẩm điều trị thường bao gồm selenium sulfide, ketoconazole hoặc pyrithione kẽm;

Một số loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh lang ben bao gồm:

Fluconazole (Diflucan®) dạng viên hoặc dung dịch uống;

Ciclopirox (Loprox®, Penlac®) dạng kem, gel hoặc dầu gội đầu;

Itraconazole (Onmel®, Sporanox®) viên nén, viên nang hoặc dung dịch uống;

Ketoconazole (Extina®, Nizoral® và các thuốc khác), kem, gel hoặc dầu gội đầu;

Selenium sulfide 2,5% (dầu gội trị gàu Selsun Blue) hoặc dầu gội đầu;

Miconazle (Monistat®, M-Zole®);

Terbinafine (Lamisil®).

Clotrimazole (Lotrimin AF®, Mycelex®);

Ngoài ra, để ngăn chặn lang ben lây lan. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn sủ dụng một số thuốc tẩy rửa một hoặc hai lần một tháng. Bệnh lang ben rất dễ tái phát khi bạn sinh sống ở môi trường nóng, ẩm.

Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị mà bác sĩ đề ra. Đảm bảo dùng đúng và đủ liều lượng để thuốc phát huy công dụng tốt nhất.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho bệnh nhân lang ben

Những thói quen sinh hoạt hạn chế diễn tiến của bệnh lang ben?

Bên cạnh việc đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Để hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh cần tuân thủ một số vấn đề sau, để hạn chế bệnh phát triển thêm. Cụ thể như:

Tránh đổ mồ hôi nhiều,

Không tiếp xúc với ánh nắng, hoặc ở nơi có nhiệt độ quá cao;

Tránh nhiệt độ quá cao;

Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ mà bác sĩ đề ra.

Thực phẩm cho người bị bệnh lang ben

Người bệnh cần ăn một lượng protein vừa đủ, không nên ăn quá nhiều các món ăn giàu protein như thịt, cá… Có thể bổ sung thêm đậu nành, dưa muối vào bữa ăn hàng ngày để nguồn protein đa dạng hơn.

Ăn nhiều các thực phẩm chứa omega 3 do tốt cho tim mạch và các cơ quan khác trong cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, các loại rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất như rau súp lơ, cà rốt cần được bổ sung thêm, sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tốt cho làn da.

Tuy nhiên các loại thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ và đường cần được loại bỏ khỏi thói quen ăn uống do những thực phẩm này có thể làm viêm, dị ứng và suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể

Hy vọng các thông tin 2bacsi cung cấp tổng quan về bệnh lang ben dưới đây, sẽ giúp mỗi chúng ta hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Ngày đăng: 09:25 25 Tháng Hai, 2019 | Lần cập nhật cuối: 09:25 25 Tháng Hai, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.