2bacsi
04:15 29 Tháng Một, 2019

Cần ăn gì trước khi thụ tinh ống nghiệm? {Thắc mắc không của riêng ai}

Tác giả : Thú y

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai

Thụ tinh trong ống nghiệm là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi thực hiện cả 2 vợ chồng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Vậy cần ăn gì trước khi thụ tinh ống nghiệm? Cùng 2bacsi tìm hiểu trong bài viết sau.

Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm là gì

Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật y khoa phức tạp được sử dụng để điều trị các trường hợp vô sinh, hiếm muộn hoặc các di truyền liên quan đến giới tính. Tại Việt nam, kỹ thuật này được áp dụng để điều trị để tăng khả năng sinh sản cho những cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn.

Ai có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm?

Không phải trường hợp hiếm muộn nào cũng có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này chỉ khả thi đối với các cặp vợ chồng bị vô sinh nhưng không mất đi năng thụ tinh của trứng và tinh trùng. Những nguyên nhân đó có thể bao gồm:

  • Rối loạn phóng noãn: Là tình trạng trứng rụng không thường xuyên khiến việc thụ thai khó khăn.
  • Ống dẫn trứng bị tổn thương hoặc tắc nghẽn: Nếu ống dẫn trứng bị tắc hoặc bị tổn thương khiến trứng khó thụ tinh. Hoặc phôi thai không thể di chuyển về tử cung để làm tổ.
  • Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng nội mạc tử cung nằm ở ngoài tử cung. Điều này gây ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và khả năng thụ thai.
  • Suy chức năng buồng trứng sớm: Là tình trạng buồng trứng mất chức năng trước tuổi 40. Hiện tượng này khiến buồng trứng không tạo ra estrogen cần thiết hoặc trứng không rụng thường xuyên.
  • Đã thắt ống dẫn trứng: Nữ giới muốn có con sau khi thắt ống dẫn trứng thì thụ tinh ống nghiệm là phương pháp phù hợp nhất.
  • U xơ trử cung: U xơ là những khối u lành tính trong thành tử cung khiến việc thụ thai khó khăn hơn.
  • Lượng tinh trùng thấp hoặc tinh trùng yếu: Nam giới có nồng độ tinh trùng dưới mức trung bình. Hoặc tinh trùng chuyển động yếu, có bất thường về hình dạng và kích thước… Điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình thụ thai.
  • Vô sinh không rõ nguyên nhân: Cả 2 vợ chồng gặp vấn đề vô sinh nhưng bác sỹ không tìm ra nguyên nhân thì thụ tinh trong ống nghiệm là giải pháp phù hợp.

Ở nhiều nước trên thế giới, thụ tinh trong ống nghiệm còn được áp dụng cho một số trường hợp sau:

  • Rối loạn di truyền liên quan đến giới tính: Thụ tinh ống nghiệm trong trường hợp này là nhằm sàng lọc những phôi thai khỏe mạnh để cấy vào tử cung người vợ.
  • Bệnh nhân ung thư hoặc mắc các bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: Áp dụng cho nữ giới sắp tiến hành xạ trị hay hóa trị để điều trị bệnh ung thư. Hoặc nữ giới bị bệnh tim.

Ăn gì tốt trước khi thụ tinh ống nghiệm?

Trước khi thụ tinh trong ống nghiệm bác sỹ sẽ tiêm hoặc kê đơn thuốc để thúc đẩy sự phát triển của trứng. Cũng như cải thiện chất lượng tinh trùng ở nam giới. Ngoài ra, cả 2 vợ chồng cũng nên chú đến chế độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe. Đồng thời, tạo điều kiện cho trứng phát triển, tăng chất lượng tinh trùng.

Ăn gì tốt trước khi thụ tinh ống nghiệm

Vậy cần ăn gì trước khi thụ tinh ống nghiệm? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.

Thực phẩm tốt cho trứng và tinh trùng – Bổ sung Cacbon hydrat

Các thực phẩm có nhiều cacbon hydrat là nhóm thực phẩm nên bổ sung trước khi thụ tinh ống nghiệm.

Nhóm thực phẩm này có 2 dạng là phức hợp và đơn giản. Trong đó, Cacbon hydrat phức hợp có trong rau và ngũ cốc nguyên hạt. Cacbon hydrat đơn giản thường gồm đường trắng, trái cây và nước trái cây.

Bổ sung Cacbon hydrat

Để tăng khả năng thụ thai, cả 2 vợ chồng nên hạn chế bổ sung cacbon hydrat đơn giản (trừ hoa quả tươi). Thay vào đó, các bạn nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt các loại hạt mạch, và hạt thuộc họ đậu đỗ. Đồng thời, ăn nhiều rau mỗi ngày, giảm ăn các loại ngũ cốc đã qua tinh chế như bột mì, hay sợi mì đã qua tinh chế.

Sở dĩ nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt trước khi thụ thai vì nhóm thực phẩm này chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho quá trình thụ thai. Bao gồm kẽm, vitamin nhóm B, selen… Những dưỡng chất này cũng rất cần thiết cho sự cân bằng hormone cơ thể.

Cả 2 vợ chồng cũng không nên bỏ qua các loại trái cây. Mặc dù trái cây chứa cacbon hydrat đơn giản nhưng trong trái cây đã có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Đây là những chất dinh dưỡng giúp cơ thể xử lý phần đường và tốt cho quá trình thụ thai.

Nên ăn gì trước khi thụ tinh trong ống nghiệm – Bổ sung Protein

Cần ăn gì trước khi thụ tinh ống nghiệm? Câu trả lời chính là bổ sung protein.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm chứa protein giúp cân bằng đường máu. Đồng thời cung cấp các amino axit cần thiết để hoàn thiện tế bào, sản xuất hormone và tăng cường chức năng sinh sản.

Theo đó, nguồn thực phẩm giàu protein gồm: cá hồi, trứng, các loại hạt, đậu đỗ… Các bạn nên ăn một nắm hạt mỗi ngày hoặc thay đổi bằng cách ăn salat thêm hạt.

Một số loại hạt giúp hỗ trợ quá trình thụ thai gồm: hạt hướng dương, đậu lăng, đỗ, hạt diêm mạch, hạt vừng…

Ăn gì tốt cho trứng và tinh trùng – Chất béo

Chất béo cũng là nhóm thực phẩm cần bổ sung cho thắc mắc cần ăn gì trước khi thụ tinh ống nghiệm.

Chất béo

Chất béo gồm 2 loại chất béo có lợi và chất béo có hại. Trong đó, chất béo cần tránh là những chất béo bão hòa có trong thịt động vật. Chất béo chuyển hóa trong thực phẩm chế biến sẵn. Đây là những loại chất béo có hại và giảm khả năng thụ thai.

Các chất béo cần thiết có trong các loại hạt, cá, quả hạch… Giúp tăng khả năng thụ thai và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Nếu không bổ sung đủ chất béo khả năng sản sinh ra hormone sẽ bị ảnh hưởng.

Đối với nam giới, không nên sử dụng các chất béo chuyển hóa. Bởi ăn nhiều chất béo chuyển hóa sẽ làm giảm sự hấp thu các chất béo tốt và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

Trước khi thụ tinh ống nghiệm nên ăn gì – Chất béo chưa bão hòa

Nếu chị em đang thắc mắc cần ăn gì trước khi thụ tinh ống nghiệm, hãy bổ sung các chất béo chưa bão hòa.

Chất béo chưa bão hòa gồm: Chất béo chưa bão hòa đơn và chất béo chưa bão hòa đa. Trong đó, chất béo chưa bão hòa đơn có trong những thực phẩm như dầu olive.

Chất béo chưa bão hòa đa có thể được chia thành omega 6 (chất được tìm thấy trong hạt vừng, ngô, dầu hạt hướng dương…). Và omega 3 (chất có trong cá, hạt lanh hay dầu hạt lanh…).

Bổ sung Phytoestrogens trước khi thụ tinh ống nghiệm

Phytoestrogens có tác dụng cân bằng nội tiết tố ở nam và nữ. Dưỡng chất này được tìm thấy nhiều trong các loại cây họ đậu như đậu nành, đậu lăng, đậu răng ngựa…

Thực phẩm tốt cho quá trình thụ tinh ống nghiệm – Vitamin và khoáng chất

Cần ăn gì trước khi thụ tinh ống nghiệm? Danh sách nhóm thực phẩm tiếp theo nên bổ sung là vitamin và khoáng chất.

Vitamin và khoáng chất

Theo đó, cả 2 vợ chồng cần bổ sung những vitamin và khoáng chất sau:

  • Vitamin A: Vitamin A có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của phôi. Nên bổ sung Vitamin A dưới dạng Beta carotene. Dưỡng chất này có nhiều trong trong cà rốt, bí đỏ, xoài chín, ngò tây, ớt đỏ, bông cải xanh…
  • Vitamin B6: Vitamin B6 giúp hình thành và điều tiết hàm lượng nội tiết tố estrogen và progesterone. Ngoài ra, vitamin B6 còn đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của thai nhi. Vitamin B6 có nhiều trong các thực phẩm như hạt hướng dương, trứng, cá hồi, nấm…
  • Thực phẩm chứa Vitamin B12: Bạn có thể tìm thấy vitamin B12 trong các thực phẩm như trứng, rong biển, cá mòi, cá ngừ…
  • Vitamin B tổng hợp: Vitamin B5 có trong các thực phẩm là ngũ cốc nguyên hạt, nấm, đậu xanh, gạo lức… Vitamin B1, B2 có trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu khô, trứng, các loại rau lá xanh…
  • Thực phẩm chứa Axit folic (Vitamin B6): Axit folic có tác dụng ngăn ngừa dị tật nứt đốt sống ở thai nhi. Đồng thời giúp quá trình thụ thai diễn ra thành công. Nguồn thực phẩm giàu axit folic gồm đậu xanh, các loại rau lá xanh, bông cải xanh, cá hồi, nước cà chua, chuối, bưởi…
  • Vitamin C: Vitamin C được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây tươi. Bao gồm trái cây thuộc họ cam quýt, blueberry, xoài, dâu tây, ớt chuông, và một số loại rau xanh.
  • Vitamin E: Vitamin E có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, lòng đỏ trứng, quả bơ. Các loại rau lá xanh, lạc, vừng, rau diếp, bông cải xanh, đậu nành…
  • Canxi: Cung cấp một lượng canxi đầy đủ giúp hình thành tốt hệ xương và răng cho bé. Có rất nhiều loại thực phẩm chứa canxi như: cá mòi, cá hồi, quả mận khô, hạnh nhân, cam. Rau cải bó xôi, các loại quả hạch, hạt vừng, các loại đậu đỗ, rau lá xanh, ngũ cốc…
  • Kẽm: Giúp cân bằng hormone sinh sản của cả nam và nữ. Các bạn nên bổ sung các thực phẩm nhiều kẽm như: trứng, đậu đỗ, trái cây khô, hạt hướng dương, rau xanh, dưa hấu, các loại quả hạch…
  • Selen: Có trong cá trích, cá ngừ, trứng, tỏi, cà rốt, ngũ cốc nguyên hạt, nấm…
  • Magie: Các sản phẩm từ sữa, các loại quả hạch, rau xanh, trứng, bơ, mơ khô, gạo lức, chuối, hạt hướng dương… Là những loại thực phẩm có chứa magie bạn có thể lựa chọn.

Uống đủ nước nước

Cần ăn gì trước khi thụ tinh uống nghiệm? Ngoài những nhóm thực phẩm trên, chị em cũng đừng quên bổ sung nước hàng ngày.

Nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng đến từng bộ phận, bao gồm cơ quan sinh sản. Ngoài ra, nước còn giúp hormone cân bằng và giúp thải loại độc tố khỏi cơ thể. Do đó, các bạn nên cố gắng uống ít nhất 1,5l nước mỗi ngày.

Ngoài lo lắng cần ăn gì trước khi thụ tinh ống nghiệm, chị em nên lựa chọn các thực phẩm sạch không chất bảo quản, không thuốc trừ sâu. Giúp tránh những rủi ro bị tác động xấu bởi các loại chất này. Ngoài ra, vào những ngày rụng trứng nên tránh các sản phẩm hoặc đồ uống có chứa caffein và các loại đồ uống có cồn.

Hy vọng với những thông tin mà 2bacsi đã cung cấp đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc cần ăn gì trước khi thụ tinh ống nghiệm. Chúc kế hoạch có con của vợ chồng bạn sớm thành hiện thực.

 

Ngày đăng: 04:15 29 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 04:15 29 Tháng Một, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.