2bacsi
08:35 14 Tháng Hai, 2019

Hạch bạch huyết và những điều người bệnh chưa biết

Tác giả : Trâm Anh

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết rằng hạch bạch huyết là loại hạch đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật. Tuy nhiên loại hạch này có rất nhiều biến chứng nguy hiểm mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu thật kỹ về hạch bạch huyết qua bài viết dưới đây nhé!

hạch bạch huyết là gì?
Hạch bạch huyết là gì?

Hạch bạch huyết là gì?

Có thể khẳng định rằng hạch bạch huyết là một thành phần quan trong của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Hạch bạch huyết thường là những cục nhỏ, mềm, có hình tròn hoặc hình bầu dục. Chúng kết nối với nhau thông qua mạch bạch huyết thành những chuỗi giống như các mạch máu. Và mỗi cục hạch bạch huyết đều được bao bọc bởi một lớp vỏ dạng sợi, hình thành từ mô liên kết.

Bên trong hạch bạch huyết là những tế bào miễn dịch (chủ yếu là tế bào bạch huyết hay tế bào lympho). Những tế bào này có chức năng sản sinh ra protein, giúp cơ thể bắt giữ và chiến đấu các loại virus và vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, hạch bạch huyết còn chứa các đại thực bào, có chức năng phá hủy và loại bỏ các tác nhân gây bệnh đã bị bắt giữ.

Vị trí hạch bạch huyết trên cơ thể

Có khoảng 600 hạch bạch huyết trong cơ thể, nhưng người bệnh chỉ có thể cảm nhận hoặc chạm vào được một số ít. Những vị trí có thể cảm nhận được hạch đó là:

  • Hạch bạch huyết ở cuối hàm
  • Hạch bạch huyết ở phía sau tai
  • Hạch bạch huyết ở nách
  • Hạch bạch huyết ở cổ
  • Hạch bạch huyết ở bẹn
  • Hạch bạch huyết ở phía trên xương đòn.

Kích thước của hạch bạch huyết thường khác nhau, từ nhỏ như đầu kim đến lớn như hạt đậu.

Tuyến bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch, đặc biệt là hệ bạch huyết vì nó có chứa bạch cầu và kháng thể. Điều này nghĩa là các hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng giúp chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh, cơ thể sẽ tạo ra nhiều tế bào miễn dịch hơn. Khi số lượng tế bào này tăng lên sẽ làm sưng các hạch bạch huyết. Do đó, hạch bạch huyết bị sưng là biểu hiện của một tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh lý.

Sưng hạch bạch huyết là như thế nào?

Sưng hạch huyết là tình trạng các hạch bạch huyết trong cơ thể bị sưng. Các tuyến, còn được gọi là tuyến bạch huyết có trách nhiệm lọc các dịch bạch huyết lưu thông trong cơ thể thông qua các mạch bạch huyết. Vì vậy có thể nói tuyến bạch huyết hoạt động tương tự như dòng máu chảy qua mạch máu.

Đối tượng sễ mắc phải sưng hạch bạnh huyết

Sưng hạch bạch huyết là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ dễ mắc phải bệnh này hơn.

Thông thường, các tuyến sẽ co lại sau khi nhiễm trùng hoặc bệnh gây sưng đỏ được điều trị. Tuy nhiên, phải mất khoảng 1 tuần để phục hồi sau khi nhiễm trùng được trị khỏi.

Mặc dù các hạch bạch huyết sưng là bệnh khá phổ biến, nhưng điều này không có nghĩa bệnh sẽ không gây bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào. Vì vậy, bạn phải thường xuyên đi khám để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết

Sưng hạch bạch huyết do nhiều nguyên nhân gây ra, từ nhiễm trùng nhẹ đến các bệnh mãn tính như ung thư hạch bạch huyết. Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây ra hoặc làm tình trạng bệnh nặng thêm:

Nhiễm trùng tai

Vị trí nổi hạch sẽ giúp người bệnh có thể xác định nguyên nhân gây ra bệnh. Nổi hạch ở cổ hoặc vùng đầu sẽ liên quan đến nhiễm trùng tai.

Nhiễm trùng tai có thể do dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trẻ em có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng tai hơn người lớn, nhưng bệnh này có thể tấn công bất cứ ai.

Nhiễm virus

Có rất nhiều loại virus tấn công cơ thể và gây sưng hạch bạch huyết. Thông thường hạch lympho sẽ sưng lên ngay vị trí virus tấn công.

Nhiễm khuẩn

Một số loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể có thể gây nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng hạch bạch huyết sưng lên.

Nhiễm HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là một virus gây ra AIDS. Loại virus này đôi khi không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho người bệnh, do đó bạn có thể được chẩn đoán trễ. Trên thực tế, việc phát hiện bệnh AIDS muộn có thể gây tử vong.

Do đó, nếu người bệnh gặp các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ, nách hoặc háng đi kèm với các triệu chứng khác như suy nhược, đau cơ và nhức đầu, hãy đến gặp ngay bác sĩ.

Nhiễm trùng răng

Nhiễm trùng nướu và răng có thể làm hạch bạch huyết sưng lên. Nhiễm trùng răng thường do áp xe răng.

Nhiễm trùng da

Các bệnh ngoài da cũng có thể làm cho tuyến bạch huyết sưng lên. Đặc biệt, nếu bạn gặp các triệu chứng khác như phát ban, da trở nên đỏ, đau hoặc nóng, ngứa.

Đau họng

Đau họng là một bệnh khá phổ biến. Nguyên nhân có thể khác nhau, từ nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng, kích ứng cổ họng, viêm amiđan hoặc chấn thương cổ và cổ họng.

Những tình trạng này gây viêm, do đó bạn sẽ thấy sưng hạch bạch huyết cổ hoặc dưới hàm.

Rối loạn hệ miễn dịch

Rối loạn hệ thống miễn dịch có thể làm cho bạn yếu và dễ bị bệnh do “hàng rào” chống lại mối đe dọa gây bệnh đã bị suy yếu hoặc xáo trộn.

Thông thường các rối loạn hệ thống miễn dịch thường xuất hiện ở những người có bệnh tự miễn dịch như các bệnh thấp khớp (bệnh thấp khớp) và lupus.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Một số loại bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra sưng hạch bạch huyết sưng. Trong số đó có bệnh giang mai, bệnh lậu và chlamydia. Hơn nữa, nếu các tình trạng sưng do nguyên nhân này xảy ra, nó thường xuất hiện ở bẹn.

Dấu hiệu của sưng hạch bạch huyết

Khi các hạch bạch huyết bắt đầu sưng, các triệu chứng ban đầu bạn có thể cảm nhận như:

  • Đau khi ấn vào tuyến bị sưng
  • Khu vực sưng nhạy cảm hơn, ví dụ như bạn cảm thấy không thoải mái khi di chuyển cổ.
  • Các hạch sưng rất lớn, to bằng hạt đậu hoặc lớn hơn.

Khi đã cảm nhận các triệu chứng ban đầu,  người bệnh có thể cảm thấy một loạt các triệu chứng khác. Các triệu chứng tiếp theo thường dựa vào loại bệnh hoặc nhiễm trùng gây ra sưng hạch.

Nhưng người bệnh cũng có thể mắc một số dấu hiệu không được liệt kê ở trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Phương pháp điều trị sưng hạnh bạch huyết

Trong một số trường hợp, hạch bạch huyết bị sưng có thể lành lại mà không cần dùng thuốc. Lúc này, nguyên nhân gây bệnh thường nhẹ như cúm hoặc ngộ độc thực phẩm.

Tuy nhiên, nếu tình trạng của bạn nghiêm trọng và được gây ra bởi bệnh nặng, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, một số nguyên nhân sẽ khiến bệnh không được điều trị khỏi và các phương pháp điều trị chỉ có thể kiểm soát để các triệu chứng không trở nên nghiêm trọng hơn.

Điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc kháng virus

Các thuốc này là cách điều trị phổ biến nhất cho tình trạng sưng do nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh sẽ giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng do vi khuẩn. Trong khi đó, nếu nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết là virus, bạn sẽ được cho thuốc có thể làm giảm các triệu chứng phát sinh. Để có kết quả điều trị tốt nhất, hãy tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ và dược sĩ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp- cách điều trị sưng hạch bạch huyết hiệu quả

Với lối sống lành mạnh và các biện pháp khắc phục tại nhà cũng có thể giúp bạn đối phó với sưng hạch bạch huyết:

  • Sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc thuốc kháng viêm không steroid.
  • Tránh dùng aspirin cho trẻ vì nguy cơ mắc hội chứng Reye.
  • Đặt một gạc ấm trên vùng sưng
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Súc miệng bằng nước muối. Nếu các hạch bị sưng xảy ra ở vùng cổ, tai, hàm hoặc đầu, bạn có thể súc miệng với nước muối hòa tan trong nước ấm. Súc miệng khoảng 10-20 giây. Sau đó nhổ bỏ nước. Lặp lại 3-5 lần/ngày.

Nếu bỏ qua hoặc không điều trị các hạch bạch huyết bị sưng, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, gồm vết thương mụn mủ do nhiễm khuẩn và nhiễm trùng huyết hoặc ngộ độc máu.

Ngoài ra người bệnh có thể ngăn ngừa các hạch bạch huyết sưng lên bằng cách tránh để bị nhiễm trùng bằng cách sống lành mạnh, ăn uống cân bằng dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, ngừng hút thuốc và nghỉ ngơi đầy đủ.

Và nên tránh các yếu tố nguy cơ gây sưng hạch bạch huyết, không quen nhiều bạn tình và không dùng chung đồ ăn với những người bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

Để ngăn ngừa ung thư bạch huyết và các loại ung thư khác, bạn nên lưu ý đến bệnh sử ung thư trong gia đình và ngay lập tức đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy các triệu chứng của bệnh ung thư.

Như vậy, với những chia sẻ bên trên của 2bac sĩ đã giúp người bệnh phần nào hiểu được tình trạng sưng hạch bạch huyết là như thế nào. Do vậy, khi có dấu hiệu sưng hạch bạch huyết, người bệnh không nên chỉ quan  mà cần đến ngay các cơ sở y thế chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời nhé!

Ngày đăng: 08:35 14 Tháng Hai, 2019 | Lần cập nhật cuối: 09:34 19 Tháng Hai, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.