2bacsi
08:16 14 Tháng Hai, 2019

Huyết áp thấp là bệnh gì, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : Như Bích

Mọi người vẫn nghĩ rằng huyết áp cao mới chính là căn bệnh nguy hiểm cần phải đề phòng. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, huyết áp thấp cũng được giới ý học ví như “sát thủ thầm lặng”, cũng rất đáng phải lưu tâm. Vậy hãy cùng 2bacsi tìm hiểu rõ hơn, huyết áp thấp là bệnh gì, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về định nghĩa huyết áp thấp

Huyết áp thấp là bệnh gì?

Huyết áp là áp lực trong lòng mạch mà tim có thể vượt qua để bơm máu ra hệ thống tuần hoàn. Việc hạ huyết áp thông thường có thể là tình trạng nhẹ hoặc thoáng qua do bất kỳ nguyên nhân nào.

Huyết áp thấp là tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg. Trong khi đó, huyết áp mục tiêu 120/80mmHg.Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.

Các chuyên gia tim mạch cho biết, huyết áp được biểu đạt bằng hai con số.

  • Số đầu tiên, thường cao hơn, là huyết áp tâm thu, hay áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đầy máu.
  • Số thứ hai là áp lực tâm trương, hay áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần bóp.

Như thế nào thì được gọi là huyết áp thấp?

Huyết áp thấp là triệu chứng của nhiều bệnh lý y khoa. Bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt ở người cao tuổi.

Các chuyên gia y tế cho biết, trị số huyết áp bình thường dao động từ 90/ 50 – 139/ 89mmHg, huyết áp mục tiêu là 120/80mmHg.

Ở người bình thường chỉ số huyết áp là 139/ 90mmHg. Huyết áp thay đổi thường xuyên tùy theo các trạng thái về thời gian, hoạt động thể lực và cảm xúc.

Huyết áp thấp là khi trị số đo huyết áp ≤ 90/ 50mmHg, hoặc giảm nhiều hơn 20mmHg so với trị số huyết áp của người bình thường.

Tuy nhiên, việc tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu. Thậm chí đứng lên từ tư thế ngồi hay nằm có thể làm giảm huyết áp. Điều này được gọi là huyết áp thấp tư thế hoặc huyết áp thấp tư thế đứng.

Biểu hiện  và triệu chứng bệnh huyết áp thấp

Triệu chứng, biểu hiện huyết áp thấp là gì?

Theo các chuyên gia, triệu chứng huyết áp thấp xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não giảm. Bao gồm các biểu hiện như sau:

Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt

Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng

Ngất (xỉu)

Thiếu tập trung

Buồn nôn

Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt

Nhịp thở nhanh, nông

Toàn thân mệt mỏi

Trầm cảm

Cảm giác khát

Hầu hết các biểu hiện huyết áp thấp mạn tính không bộc lộ ra bên ngoài, và không đáng phải lo ngại. Tuy nhiên, nếu huyết áp giảm đột ngột có thể gây thiếu máu cung cấp cho các cơ quan, đặc biệt là não.  

Thể tích máu giảm cũng chính là nguyên nhân gây suy giảm chức năng đa cơ quan.

Bệnh nhân bị huyết áp thấp thường có một số triệu chứng nghiêm trọng như: ngất, sốc tuần hoàn và trụy mạch.

Bị huyết áp thấp – Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nhiều trường hợp, huyết áp thấp không phải là vấn đề nghiêm trọng. Có rất nhiều người mắc bệnh nhân huyết áp thấp vẫn cảm thấy khỏe và sinh hoạt bình thường.

Người bị huyết áp thấp đôi khi, sẽ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt. Tuy nhiên, những biểu hiện thoáng qua này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.

Nếu bạn có những triệu chứng dưới đây, tốt hơn hết hãy đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tim nhanh (nhịp tim nhanh, mạnh hoặc không đều)

Cảm thấy chóng mặt hoặc tối sầm mặt khi đứng lâu (trên 5 giây)

Mắt mờ, buồn nôn

Nóng, đổ mồ hôi nhiều

Mê sảng.

Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp

Nguyên nhân gây huyết áp thấp là gì?

Nguyên nhân gây huyết áp thấp là gì? Là câu hỏi được nhiều người bệnh thắc mắc. Các chuyên gia y tế cho rằng, có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như:

  • Nếu là huyết áp thấp sinh lý, có thể do di truyền hoặc do sống ở vùng núi cao.
  • Nếu huyết áp thấp do bệnh lý, có thể do sự suy giảm chức năng của các cơ quan quan trong như: tim, thận, suy giảm hoạt động của tuyến giáp hoặc do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể không tự điều chỉnh được dẫn đến tụt huyết áp tư thế.
  • Trường hợp bạn có tổn thương tại tim thì đây có thể là nguyên nhân gây tình trạng huyết áp thấp.
  • Những bệnh lý tại tim có thể gây loạn nhịp tim (khiến tim đập nhanh, đập châm, ngoại tâm thu,….) khiến cho huyết áp giảm. Vì máu không đủ thời gian để bơm cho tim, không lấp đầy được khoảng trống giữ mỗi nhịp khiến nhịp tim chậm quá mức bình thường.
  • Ngoài ra, huyết áp thấp do bệnh tim gây ra, có thể gặp do van tim bị tổn thương như hở, hẹp van tim. Khiến cho dòng máu từ tim về không ổn định, giảm lưu lượng máu, từ đó gây huyết áp thấp.

Nguy cơ mắc phải bệnh huyết áp thấp

Những ai thường mắc phải huyết áp thấp?

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh huyết áp thấp có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này, mọi người cũng không nên quá lo lắng. Bởi huyết áp thấp là căn bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Hãy tham khảo phần bài viết về yếu tố nguy cơ gây huyết áp thấp biết cách phòng tránh cho bản thân, và những người trong gia đình.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc huyết áp thấp?

Tất cả bệnh lý về tăng huyết áp, hay huyết áp thấp đều tăng theo tuổi. Lượng máu về cơ tim hay lên não sẽ suy giảm theo độ tuổi. Theo số liệu thống kê, có khoảng từ 10–20% người trên 65 tuổi bị huyết áp thấp.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc huyết áp thấp như thuốc lợi tiểu, nitrat và giãn mạch. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác bao gồm:

Có bệnh sử về tiêu chảy, sốt,…

Tiền căn bệnh lý như suy tim sung huyết, tiểu đường, ung thư, nghiện rượu

Có tiền sử mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên, chứng loạn thần kinh sinh dưỡng gia đình (như phản ứng đồng tử bất thường).

Tác hại của bệnh huyết áp thấp đối với sức khỏe

Chóng mặt, mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, khả năng làm việc giảm.

Bệnh nhân bị huyết áp thấp thường có tâm trạng uể oải, buồn bã, rất dễ bị trầm cảm.

Khi bị hạ huyết áp ở mức độ nghiêm trọng có thể sẽ có triệu chứng của ngất xỉu. Nếu không kịp phòng tránh việc rơi vào cơn ngất xỉu đột ngột sẽ dễ dẫn đến gãy xương và chấn thương cơ thể khác.

Những người bị huyết áp thấp nghiêm trọng, sẽ xuất hiện dấu hiệu mất thính giác, thị lực giảm làm mắt mờ. Nghiên cứu cho thấy, huyết áp thấp sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh suy giảm trí nhớ.

Nguy cơ xảy ra khác là nói không rõ, khó thở, bệnh nặng hơn.

Điều trị bệnh huyết áp thấp

Lưu ý trước khi đọc: Những thông tin được cung cấp dưới đây, không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chẩn đoán huyết áp thấp như thế nào?

Để chuẩn đoán bệnh lý huyết áp thấp, các chueyen gia thường tiến hành đo huyết áp và nhịp mạch ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm, cuối cùng là tư thế đứng.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để xem bạn có thiếu máu hay không.

Phương pháp điều trị huyết áp thấp hiệu quả

Theo các chuyên gia, các triệu chứng huyết áp thấp rất nhẹ như đau đầu, chóng mặt, hoặc choáng váng khi đứng. Vì thế, ít khi bác sĩ yêu cầu bạn phải tiền hành điều trị.

Trước khi đưa ra phương pháp điều trị huyết áp thấp, bác sĩ sẽ tiến hành khám và khai thác tiểu sử để xác định xem huyết áp thấp có phải do bất kỳ loại thuốc bạn đang dùng gây ra hay không.

Nếu có thì bác sĩ sẽ yêu cầu đổi thuốc khác hoặc giảm liều một cách thích hợp. Nếu có nhiều triệu chứng xảy ra, bác sĩ sẽ cố gắng điều trị những triệu chứng này.  

Bên cạnh đó, tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và kiểu huyết áp thấp. Bác sĩ sẽ tư vấn để bệnh nhân có thể thực hiện những phương pháp sau:

Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Bởi lượng natri dư thừa có thể gây suy tim, nhất là ở những người lớn tuổi.

Uống nhiều nước hơn. Nhằm giúp làm tăng thể tích máu và chống mất nước.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị huyết áp thấp. Lúc này, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ bác sĩ đề ra.

Chế độ sinh hoạt phù hợp khi điều trị bệnh huyết áp thấp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của huyết áp thấp?

Ngoài việc tiến hành thăm khám và điều trị huyết áp thấp theo chỉ định của bác sĩ. Một vài thói quen sinh hoạt tốt, lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế được diễn biến xấu của bệnh. Cụ thể như:

Đứng dậy từ từ để cho cơ thể có thời gian thích ứng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Hãy ngồi dậy và chờ đợi một lúc. Sau đó, bạn xoay chân ở cạnh giường và chờ đợi thêm chút nữa. Khi bạn đứng lên, bạn nên có một điểm tựa nào đó để bám.

Người bị huyết áp thấp không nên chạy bộ, leo núi hoặc tham gia môn thể thao tốn nhiều năng lượng, nhất là khi trời nóng.

Đảm bảo bổ sung đủ nước trong thời gian nắng nóng.

Mang vớ “ép”, tốt nhất là loại vớ dài tới hông, nhưng những loại này rất khó mặc.

Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffein,…

Huyết áp thấp nên ăn và kiêng gì?

Huyết áp thấp nên ăn gì?

Uống đủ nước: Đối với những người bị huyết áp, việc bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể là rất quan trọng. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể uống nước dừa, nước khoáng, cà phê, tràm v.v.

Nho khô: là loại thực phẩm giúp điều trị huyết áp hiệu quả. Hỗ trợ chức năng tuyến thượng thận, duy trì huyết áp ở mức ổn định.

Hạnh nhân: Là loại ngũ cốc phòng ngừa hạ huyết áp ở những người thường bị huyết áp thấp.

Muối chứa sodium: có tác dụng làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều muối vì sẽ gây hại cho sức khỏe.

Huyết áp thấp nên kiêng gì?

Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng hạ huyết áp của bạn nghiêm trọng hơn. Vì vậy bạn cần hạn chế những thực phẩm này.

Táo mèo

Hạt dẻ nướng

Cà chua. Cà chua có tác dụng làm giảm huyết áp, vì vậy sẽ làm huyết áp của bạn thấp hơn. Nếu ăn quá nhiều cà chua, bạn có thể bị chóng mặt, đau đầu, hoa mắt.

Thực phẩm có tính lạnh như rau bina, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, v.v.

Vừa rồi là những thông tin giải đáp huyết áp thấp là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Nếu bạn thấy của 2bacsi cung cấp bổ ích, hãy chia sẻ để mọi người được biết.

Ngày đăng: 08:16 14 Tháng Hai, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:16 14 Tháng Hai, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.