2bacsi
06:49 8 Tháng Một, 2019

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là bao lâu – Triệu chứng sốt xuất huyết

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết bao lâu? Hay muỗi chích bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết là gì? Sốt xuất huyết bị ngứa không?…. Là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Ngay sau đây, hãy cùng 2bacsi giải đáp câu hỏi này nhé!

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết? – Muỗi chích bao lâu thì bị sốt xuất huyết

Trước khi tìm hiểu về thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết. Các chuyên gia y tế sẽ chỉ ra nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra.

Trong đó muỗi vằn là vật chủ trung gian làm lây lan căn bệnh này. Đây là nguyên nhân phổ biến và dễ dẫn tạo thành dịch nhất.

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết trung bình từ 3 – 6 ngày. Có một số trường hợp lên tới 15 ngày, tùy thuốc vào thể trạng của từng người.

Thông thường, sốt xuất huyết thường có hai triệu chứng chính là sốt và xuất huyết. Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh giai đoạn đầu thường khó phát hiện và chẩn đoán. Bởi do những ngày đầu, triệu chứng như: Sốt cao, phát ban ra ngoài da, đau nhức người, biếng ăn,… tương tự giống với những bệnh nhiễm virus khác như sốt phát ban, sốt siêu vi,…

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Như đã nói ở trên, triệu chứng bệnh sốt xuất huyết điển hình là sốt và xuất huyết. Cụ thể như:

Giai đoạn sốt nóng: Ở giai đoạn này người bệnh thường có biểu hiện là sốt có nhiệt độ cao đột ngột. Có thể lên đến 39 – 40 độ. Liên tục trong vòng 3 – 4 ngày liền mà không dứt.

Giai đoạn xuất huyết (chảy máu) thường được bộc lộ ở nhiều dạng như: Trên da xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm. Có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu răng. Ói hoặc đi cầu ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn.

Bệnh sốt xuất huyết giai đoạn sốc: Đây là lúc bệnh đã chuyển nặng thường rơi vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Đặc biệt, lúc trẻ em đang hết sốt cao chuyển sang dấu hiệu xuất huyết rõ ràng. Dấu hiệu của sốc sẽ bao gồm: mệt mỏi, li bì hoặc vật vã. Chân tay lạnh.

Thông thường, ở giai đoạn sốt, người bệnh vẫn có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thế nhưng, trong giai đoạn tiếp theo đó, thường là ngày thứ 3 – 4, sốt xuất huyết rất dễ trở nặng.

Vì vậy, nếu thấy các biểu hiện bất thường, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ theo dõi và điều trị.

Điều nguy hiểm là ở giai đoạn này, một số trường hợp còn có dấu hiệu hạ sốt nên dễ bị lầm tưởng thành bệnh sắp khỏi. Tuy nhiên, đây cũng là lúc cần chú ý nhất và theo dõi thật cẩn thận để tránh tình trạng biến chứng nguy hiểm.

Sốt xuất huyết có bị ngứa không?

Sốt xuất huyết có bị ngứa không? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, sốt xuất huyết có gây ngứa. Có người bị ngứa ngáy, khó chịu đến mức thức trắng đêm. Ban ngày thì gà gật mà cũng không thể ngủ được vì… ngứa.

Nguyên nhân gây ngứa sau sốt xuất huyế là do cơ thể đang tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu. Và các vết mẩn đang phục hồi lại mô da, gây nên hiện tượng ngứa. Thông thường triệu chứng ngứa sau sốt xuất huyết sẽ hết sau khoảng thời gian từ 2-3 ngày. Một số người lâu hơn có thể là 1 tuần, có trường hợp lên đến vài tuần.

Cách điều trị giảm ngứa cũng không có gì đặc biệt. Người bệnh có thể uống Viatmin C để tăng cường sức đề kháng kết hợp chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Đồng thời, uống nhiều nước mỗi ngày. Không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế các thực phẩm có thể gây dị ứng nặng lên như đồ biển, thịt bò, thịt rừng. Hoặc những thức ăn mà cơ thể vốn đã dị ứng từ trước.

Nguyên nhân khiến bệnh sốt xuất huyết có thể gây tử vong cao?

Sở dĩ bệnh sốt xuất huyết dễ gây tử vong là do 3 nguyên nhân chính sau:

  • Nguyên nhân gây tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên là phát hiện muộn hoặc bị mất nước quá nhiều.
  • Người bệnh bị xuất huyết bất thường, giảm tiểu cầu và giảm yếu tố đông máu. Suy một số chức năng như gan, suy hô hấp, thận, tim, rối loạn thần kinh, hô hấp… Và suy đa phủ tạng, tử vong là điều không tránh khỏi.
  • Ngoài ra còn bị sốc, bệnh nhân yếu, tụt huyết áp và đo không thấy huyết áp, tử vong ngay mà không có xuất huyết.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vaccine phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết. Người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu như phát hiện bệnh muộn. Do đó, phát hiện bệnh sớm là một trong những yếu tố quan trọng để phòng tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Để tránh sốt xuất huyết bạn không nên hoạt động dưới những nơi có môi trường ẩm thấp, tối tăm.

Buông màn trước khi đi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi.

Dùng 1 số biện pháp để diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, phun thuốc chống muỗi, thắp nhang muỗi…

Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát

Phát quang bụi rậm

Đậy kín các nơi có nước như chậu, vại, lu… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển.

Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để không lây lan bệnh cho người khác

Ngay trên đây là những thông tin về bệnh sốt xuất huyết. Thời giản ủ bệnh sốt xuất huyết mà bạn nên biết. Từ đó biết cách nhận biết sớm các triệu chứng sốt xuất huyết, để có hướng chăm sóc, khắc phục kịp thời. Tránh những biến chứng nguy hiểm cho bản thân cũng như gia đình.

Ngày đăng: 06:49 8 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:16 18 Tháng Một, 2019

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.