Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn máu) là gì, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Tham vấn y khoa : Như Bích
Các chuyên gia y tế cho biết, nhiễm trùng máu không được gọi la bệnh. Tuy nhiên, đây là tình trạng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nhiễm trùng máu là gì, triệu trứng và cách điều trị ra sao. Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu rõ hơn về vẫn đề này.
Định nghĩa về bệnh nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng máu là gì?
Nhiễm trùng máu hay nhiễm khuẩn máu (nhiễm trùng huyết) là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Bệnh do vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh. Bệnh không còn khu trú tại một cơ quan tổn thương ban đầu mà theo đường máu lan đi khắp cơ thể.
Khi bị nhiễm trùng máu, sẽ xảy ra phản ứng trên toàn bộ cơ thể. Một số tổn thương có thể gặp như ở thận, gan, và khiến cơ thể suy yếu nhanh chóng.
Các chuyên gia y tế cho biết, nếu không điều trị thuốc kịp thời hoặc độc lực của vi sinh vật quá mạnh. Bệnh có thể de dọa tính mạng của người bệnh.
Triệu chứng và dấu hiệu nhiễm trùng máu
Dấu hiệu, triệu chứng nhiễm trùng máu
Theo các chuyên gia y tế, nhiễm trùng máu có thể bắt đầu ở bất kỳ các bộ phận nào trên cơ thể nên bệnh cũng có nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những thông tin về triệu chứng và dấu hiệu nhiễm trùng máu điển hình.
- Sốt cao trên 38 độ
- Nhiệt độ cơ thể thấp dưới 36 độ C.
- Ớn lạnh thường đi kèm với sốt cao, đây là triệu chứng cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
- Đau hoặc khó chịu
- Huyết áp thấp: là “biểu hiện nghiêm trọng nhất” của nhiễm trùng.
- Nhịp tim nhanh: Khi bị nhiễm trùng huyết, tim sẽ cố gắng di chuyển máu nhanh hơn để chống lại vi khuẩn xâm nhập. Do đó, nhịp tim thường ở mức 90 nhịp/phút hoặc cao hơn.
- Khó thở: Đây cũng là dấu hiệu theo dõi là nhịp thở lớn hơn 22 lần/phút.
- Da nhợt nhạt hoặc nổi lốm đốm: thường xảy ra khi quá trình lưu thông máu đến da diễn ra chậm. Khiến làm da trở nên nhợt nhạt, một số người có thể nổi những vết đốm kỳ lạ trên da.
- Buồn ngủ hoặc rối loạn tâm thần
- Giảm đi tiểu: Do quá trình nhiệt độ cơ thể tăng cao, nên người bệnh sẽ ít đi tiểu hơn.
- Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy
Trên đây là một số dấu hiệu nhiễm trùng máu. Ngoài ra, có thể bạn sẽ gặp phải một trong những triệu chứng khác không được đề cập tại đây. Nếu còn bất kỳ điều gi thắc mắc, hãy liên hệ bác sĩ để tham khảo y kiến.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Trong những trường hợp bệnh dưới đây, bạn cần chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Bị nhiễm trùng hoặc có triệu chứng của nhiễm trùng sau phẫu thuật;
Nếu bị nhiễm trùng máu nặng có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh Cao huyết áp
Những nguyên nhân nào gây ra nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn máu)?
Các chuyên gia y tế cho biết, nhiễm trùng máu cấp tính có nguyên nhân từ vi khuẩn lưu hành ở trong máu;
Vì vậy, các triệu chứng bệnh có thể buộc phát ra nhiều cơ quan khác nhau như: làm suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao có thể từ 20 – 50% các trường hợp;
Theo các bác sĩ, sốc nhiễm khuẩn là một tình trạng biểu hiện trầm trọng của nhiễm trùng máu.
Bệnh nhiễm trùng huyết có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào từ người cao tuổi, người trưởng thành, trẻ sơ sinh hoặc trẻ sinh non. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây nhiễm trùng máu phải kể đến như: sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid kéo dài, thuốc chống thải ghép. Bệnh nhân đang điều trị hóa chất và tia xạ.
Những người có bệnh mãn tính như: đái tháo đường, nhiễm HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn tính; Người bệnh đã cắt lách, nghiện rượu, có bệnh máu ác tính,.… đều có nguy cơ mắc nhiễm trùng máu.
Nhiễm trùng máu xảy ra do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn ở các mô tế bào, những cơ quan như: da, mô mềm, cơ, xương, khớp, hô hấp, tiêu hóa…
Các loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng máu gồm vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương và vi khuẩn kỵ khí. Vi khuẩn gram âm chủ yếu là vi khuẩn đường ruột họ Enterobacteriacae như: Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia và các vi khuẩn Enterobacter…;
Nguy cơ mắc phải nhiễm trùng máu
Đối tượng có nguy cơ bị nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng máu là bệnh phổ biến và cũng vô cùng nguy hiểm. Đối tượng nào cũng có thể bị nhiễm trùng máu, từ người già cho đến trẻ nhỏ.
Mọi chúng ta có thể kiểm soát căn bệnh này bằng việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ, để có thêm thông tin chi tiết hơn.
Những yếu tố mắc nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn máu)?
Nhắc đến yếu tố gây nhiễm trùng máu phải kể đến như:
Người đang bị suy giảm hệ miễn dịch;
Đang mắc phải bệnh lý nặng kèm theo;
Có vết thương chưa lành, chẳng hạn như bỏng, trầy xước chân tay;
Bệnh nhân đang điều trị, có sử dụng ống thở hoặc bơm tĩnh mạch cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng máu.
Cách điều trị bệnh nhiễm trùng máu
Lưu ý: Những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Chứ không thể thay thế được cho lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy, bạn cần chỉ động đi khám sớm, để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.
Chẩn đoán nhiễm trùng máu như thế nào?
Trước hết khi có dấu hiệu bệnh, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, và chỉ định một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng máu.
Việc xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra các tình trạng sức khỏe như nhiễm trùng, đông máu. Đồng thời, phát hiện ra những bất thường ở gan thận, giảm lượng oxy. Cũng như sự mất cân bằng điện giải ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể cũng như nồng độ axit trong máu.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể làm thêm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm mủ từ vết thương hoặc từ các dịch tiết của cơ thể để xác định vi khuẩn gây bệnh.
Nếu đã làm hết các xét nghiệm kể trên, mà chưa tìm ra được nguồn gốc bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định làm thêm một vài xét nghiệm khác như: chụp X-quang để xem phổi; chụp cắt lớp vi tính (CT) để xem ruột thừa, tuyến tụy hoặc khu vực ruột; siêu âm để xem bệnh ở túi mật hoặc buồng trứng; chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định nhiễm khuẩn ở mô mềm.
Phương pháp điều trị nhiễm trùng máu
Theo các chuyên gia y tế, nhiễm trùng máu giai đoạn đầu, khi các triệu chứng chưa ảnh hưởng tới các cơ quan quan trọng. Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tại nhà.
Khi có dấu hiệu nhiễm trùng huyết, nếu không có bất kỳ biện pháp điều trị nào, cũng không đi thăm khám. Người bệnh có thể sẽ bị sốc nhiễm trùng dẫn đến tử vong.
Thông thường bác sĩ sẽ điều trị nhiễm trùng máu bằng kháng sinh qua đường tiêm
tĩnh mạch để chống nhiễm trùng. Thuốc vận mạch để tăng huyết áp, insulin để ổn định đường huyết, corticosteroid để kháng viêm và giảm đau.
Trong trường hợp nhiễm trùng huyết trở nên nghiêm trọng. Người bệnh cần được truyền dịch qua đường tĩnh mạch và dùng máy thở.
Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành lọc máu nếu bạn bị suy thận cấp. Bằng cách sử dụng thiết bị thay thế chức năng thận để loại bỏ chất thải nguy hại, muối và nước dư thừa từ máu.
Một số trường hợp nặng khác phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ nguồn gốc của nhiễm trùng máu như phẫu thuật hút mủ từ áp-xe hay loại bỏ mô nhiễm trùng.
Nhiễm trùng máu có lây không?
Chắc hẳn nhiều người bệnh sẽ có cùng câu hỏi thắc mắc tương tự rằng “bệnh nhiễm trùng máu có lây không?”.
Giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia y tế cho biết, bệnh nhiễm trùng máu không lây nhiễm. Bởi bệnh do vi khuẩn gây nên. Chính vì thế, bệnh không thể lây truyền từ người này qua người khác.
Do đó, người thân, và những người xung quanh hoàn toàn có thể yên tâm trong việc chăm sóc người bệnh.
Chế độ sinh hoạt phù hợp bệnh nhiễm trùng máu
Những thói quen sinh hoạt tốt cho bệnh nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn máu)?
Ngoài việc thực hiện theo các phương pháp mà bác sĩ đề ra. Người bệnh cần kiểm soát nhiễm trùng huyết bằng việc áp dụng các cách sau:
Duy trì lối sống lành mạnh luôn là điều mà bác sĩ khuyên mọi người.
Mỗi chúng ta nên bỏ những thói quen không lành mạnh như: không uống rượu bia và các chất kích thích. Đồng thời, bỏ hút thuốc lá.
Nhiễm trùng máu có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai và bất cứ nhiễm trùng nào không được điều trị thích đáng đều có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Hi vọng rằng, những thông tin bài viết mà 2bacsi vừa cung cấp sẽ giúp ích được cho mọi người.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, khi có dấu hiệu bệnh, tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc. Hãy chủ động đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể và có hướng điều trị tốt nhất.
Ngày đăng: 07:56 18 Tháng Hai, 2019 | Lần cập nhật cuối: 07:56 18 Tháng Hai, 2019