2bacsi
07:10 4 Tháng Một, 2019

Sốt xuất huyết kiêng gì – Sai lầm bệnh nhân sốt xuất huyết nên tránh

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Khi mắc bệnh sốt xuất huyết kiêng gì? Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Và những lưu ý trong vấn đề chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết. Là những thông tin bổ ích sẽ được 2bacsi đề cập trong bài viết dưới đây. 

Sốt xuất huyết kiêng gì? Những thực phẩm bệnh nhân mắc sốt xuất huyết không nên ăn?

Các chuyên gia y tế cho biết, khi mắc bệnh sốt xuất huyết, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nhiều. Vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ cho cơ thể bệnh nhân là rất cần thiết.

Tuy nhiên, có một số thực phẩm có thể làm bệnh nhân sốt cao hơn. Từ đó, gây nguy hiểm cho tính mạng cần nên tránh.

Dưới đây là tổng hợp những thực phẩm mà sốt xuất huyết cần kiêng.

  • Nước ngọt: bệnh nhân sốt xuất huyết không nên uống nước soda, cocacola, mật ong, và các loại đường ăn tự nhiên. Bởi những loại đồ uống này khi đi vào cơ thể. Các tế bào máu trắng sẽ bị diệt khuẩn chậm chạp hơn.
  • Những đồ ăn quá nhiều dầu mỡ: cũng nằm trong danh sách cần kiêng. Vì những thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến bạn bị đầy bụng khó tiêu.
  • Thực phẩm sẫm màu: người bệnh sốt xuất huyết dễ bị chảy máu trong. Do đó, cần kiêng ăn uống những thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen. Như nước xá xị, nước trái cây sẫm màu, canh củ dền, dưa hấu, coca,…
  • Cà phê, trà đặc, rượu: Cũng là những thực phẩm cần kiêng, bởi nó sẽ khiến cho hệ miễn dịch của người bệnh giảm. Và kích thích làm tăng huyết áp, dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng lên.

Sốt xuất huyết kiêng gì? Mắc sốt xuất huyết kiêng tắm không?

Bên cạnh việc kiêng các loại thực phẩm không tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Một vấn đề nữa cũng được nhiều người bệnh thắc mắc, đó là: Mắc sốt xuất huyết có kiêng tắm không? Kiêng ra gió không?

Giải đáp câu hỏi này, các chuyên gia y tế khuyên rằng: khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân không nên tắm nước nóng hay xông hơi. Vì sẽ làm cho mạch bị dãn ra mạnh và xuất huyết nặng thêm.

Bệnh nhân chỉ được lau người bằng nước ấm. Tuyệt đối không được sử dụng nước lạnh để tắm. Vì nước lạnh làm co mạch ngoài da nhưng lại làm dãn mạch trong nội tạng. Điều này là nguy cơ chính gây ra tử vong.

Hơn nữa, khi bị sốt xuất huyết, sức khỏe người bệnh còn yếu. Nên tránh ra gió đột ngột. Sẽ dễ gây đau đầu, chóng mặt. Hãy nghỉ ngơi và tránh ra đi lại nhiều, trong thời gian bị sốt.

Sốt xuất huyết ăn gì?

Dưới đây là những thông tin về những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

  • Tích cực bù nước và các chất điện giải: Sốt cao khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi. Vì thế, việc bổ sung nước và điện giải như uống orsol là vô cùng quan trọng.
  • Nên ăn thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, nước ép hoa quả. Giúp tiêu hóa tốt, tăng khả năng hấp thụ thức ăn vào cơ thể.
  • Bổ sung các loại trái cây như: cam, lựu, đu đủ, kiwi, ổi,… Bởi những loại trái cây này rất giàu vitamin C, vitamin E,… tăng cương hệ miễn dịch, tăng lượng tiểu cầu, và các chất điện giải.
  • Lá neem: Cây neem (cây thường xanh Ấn Độ) hay còn gọi là cây nim. Các chiết xuất từ dung dịch lá neem có thể ức chế virus dengue, kháng virus nên có tác dụng điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.

Những sai lầm trong điều trị sốt xuất huyết có thể gây chết người

Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm nếu không chăm sóc và hỗ trợ điều trị đúng cách. Hơn nữa, căn bệnh này hoàn toàn có thể bùng phát thành dịch nếu như mỗi chúng ta không biết cách phòng tránh.

Trên thực tế, rất nhiều người còn thiếu kiến thức trong việc chăm sóc, và điều trị sốt xuất huyết. Dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng. Cụ thể như:

Tùy tiện dùng thuốc hạ sốt

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh nhân sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục. Người nhà thường muốn giảm sốt nhanh, nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên, đây là bệnh do virus nên cứ hạ nhiệt độ sẽ tiếp tục cao.

Người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ 4-5 lần/ngày, 5-6 giờ/lần.

Tuyệt đối không được dùng ngắn hơn khoảng cách này hoặc tự ý tăng liều thuốc. Vì sẽ gây tổn thương gan.

Để giảm sốt cho bệnh nhân, người nhà có thể cho bệnh nhân mặc đồ mỏng. Nằm nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước vào trán, nách cho người bệnh.

Đối với người mắc sốt xuất huyết tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt aspirin và ibuprofen. Hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn. Có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

Bị sốt xuất huyết rồi sẽ không mắc lại, có đúng không?

Đối tượng nào cũng có thể bị mắc sốt xuất huyết dù là người già, trẻ nhỏ hay thanh niên. Hiện lưu hành 4 týp virut sốt xuất huyết. Do đó, bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể bị mắc lại. Thậm chí lần sau còn mắc nặng hơn lần trước.

Mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong cả đời người. Nếu mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, người đó có thể còn mắc bệnh thêm 3 lần nữa. Bởi các tuýp vi rút Dengue còn lại.

Bệnh sốt xuất huyết lây qua tiếp xúc

Nhắc đến sốt xuất huyết, nhiều người xung quanh lo ngại sẽ bị lây nên không tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh.

Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus. Sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Tự ý truyền dịch

Theo các chuyên gia y tế, việc tự ý truyền dịch tại nhà khi mắc sốt xuất huyết có thể dẫn đến phù nề. Thậm chí, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng. Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra, do bệnh nhân tự đến các hiệu thuốc để truyền nước.

Dùng kháng sinh

TS.BS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai chia sẻ: Có nhiều người cứ thấy sốt là mua kháng sinh về dùng. Thậm chí có bác sĩ tuyến dưới cũng cho bệnh nhân sốt xuất huyết dùng kháng sinh. Mặc dù đã chẩn đoán bệnh nhân bị sốt xuất huyết.

Bác sĩ Cường khẳng định: Dùng kháng sinh không khỏi được sốt xuất huyết.

Bị sốt xuất huyết nên làm gì?

TS.BS Đoàn Thu Trà, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai khuyên rằng: Nếu sốt xuất huyết ở những ngày đầu và chưa có dấu hiệu cảnh báo chỉ cần theo dõi. Uống thuốc hạ sốt paracetamol, bù nước đường uống hoặc truyền nếu có chỉ định của bác sĩ…

Nếu người bệnh được chẩn đoán sốt xuất huyết thì cần được làm các xét nghiệm công thức máu, tiểu cầu hằng ngày. Để bác sĩ có thể đánh giá mức độ bệnh và có hướng điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế. Tránh tình trạng người bệnh phải vào viện quá muộn, gây những biến chứng đáng tiếc.

  • Nếu người bệnh đến ở giai đoạn đầu, chỉ cần hướng dẫn họ theo dõi, uống oresol bù dịch.
  • Nếu người bệnh ở ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh, có xuất huyết. Tiểu cầu giảm nhiều hoặc tổn thương gan, thận thì phải nhập viện để chăm sóc và điều trị.

Vừa rồi là những thông tin giải đáp: sốt xuất huyết kiêng gì? Nên ăn gì? Cũng như điểm qua những sai lầm bệnh nhân sốt xuất huyết thường gặp phải. Hi vọng rằng, bài viết vừa rồi đã giúp ích được cho tất cả mọi người.

Ngày đăng: 07:10 4 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:24 18 Tháng Một, 2019

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.