2bacsi
04:51 9 Tháng Một, 2019

Sốt xuất huyết lây qua đường nào [Thông tin] mà mọi người cần biết

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, sốt xuất huyết có thể lây truyền qua nhiều con đường. Vì vậy, phải tuyệt đối cách ly bệnh nhân sốt xuất huyết. Vậy thông tin này có đúng không? Sốt xuất huyết lây qua đường nào? Bệnh có nguy hiểm không? Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?

Ngay sau đây, hãy cùng 2bacsi tìm hiểu về vấn đề này!

Sốt xuất huyết lây qua đường nào?

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương cho biết: sốt xuất huyết là bệnh lý do virus Dengue gây ra. Trong đó, cơ chế lây truyền của sốt xuất huyết là, muỗi đốt người bệnh, hút phải máu có virus. Sau đó virus nhân lên trong cơ thể muỗi.

Bệnh sốt xuất huyết có 2 khả năng lây truyền đó là:

  • Virus ra tuyến nước bọt của muỗi. Khi đốt người khác, chúng truyền virus cho người khác.
  • Ngoài ra, virus truyền sang trứng muỗi. Khi muỗi đẻ trứng nở thành loăng quăng lột xác thành muỗi thế hệ con. Lúc này, muỗi đi đốt người, truyền virus cho người khác sẽ bị sốt xuất huyết.

Từ đó, có thể khẳng định rằng: bệnh sốt xuất huyết chỉ lây truyền qua đường muỗi đốt. Chứ không lây qua đường tiếp xúc gì?. Ngoài ra, còn có nhiều người băn khoăn rằng “sốt xuất huyết có lây truyền qua đường tình dục”. Nhưng bác sĩ Cấp khẳng định: “Không có chuyện sốt xuất huyết lây truyền qua đường tình dục”.

Theo Bs. Nguyễn Trung Cấp, nếu người đang sốt xuất huyết mà hiến máu thì người nhận máu có thể nhiễm. Nhưng điều này thì không bao giờ có. Bởi người đang bị sốt xuất huyết thì không thể hiến máu.

Và cho đến nay chưa từng ghi nhận ca sốt xuất huyết nào lây qua bơm kim tiêm. Và chưa ghi nhận ca nào lây từ máu của người sốt xuất huyết dính vào vết thương hở của người lành.

Bệnh sốt xuất huyết có lây qua đường nước bọt không? – Sốt xuất huyết có lây qua đường sữa mẹ

Như đã nói ở trên, con đường lây nhiễm chính của bệnh sốt xuất huyết là do muỗi đốt. Vì vậy, bệnh sốt xuất huyết không lây qua đường nước bọt. Và cũng không lây qua đường sữa mẹ.

Do đó, mọi người có thể hoàn toàn yên tâm, không cần phải qua kiêng cữ. Hoặc cách ly bệnh nhân sốt xuất huyết. Để tránh lây nhiễm căn bệnh này, hãy cho người bệnh nằm trong màn, để tránh muỗi đốt lây truyền cho những người xung quanh.

Bên cạnh đó, cần chủ động dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống. Loại bỏ những nơi nước đọng để loại bỏ môi trường sống, sinh sôi của muỗi. Buông màn khi đi ngủ và mặc quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt.

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Vậy bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Câu trả lời của các chuyên gia là có. Đây là bệnh do virus gây ra, và có khả năng lây lan nhanh chóng. Thậm chí, bị bùng phát thành dịch nếu như không có biện pháp phòng tránh kịp thời.

Phần lớn bệnh nhân sốt xuất huyết được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở. Cần theo triệu chứng và theo dõi sát phòng chống sốc và nhập viện điều trị khi sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo.

Đa số các trường hợp điều trị khỏi bệnh không có biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc cẩn thận và theo dõi sát sao, sốt xuất huyết vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: sốc, trụy tim mạch, biến chứng thường xảy ra ở ngày 4 – 6 của bệnh.

Cách nhận biết biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

  • Sốt cao đột ngột, liên tục 3 – 4 ngày, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt kèm:
  • Da xung huyết. Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, có kinh sớm, kéo dài, nôn ra máu kèm.
  • Ngoài ra có thể có những triệu chứng không đặc hiệu khác như: nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

Bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?

Các chuyên gia y tế cho biết: Bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, 1-3 ngày đầu toàn trạng bệnh nhân khá ổn, không nguy hiểm đến tính mạng.Đến ngày thứ 4 bệnh nhân sẽ hạ sốt dần. Ở giai đoạn này, nhiều người nghĩ đã khỏi. Tuy nhiên, đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất. Biến chứng thứ nhất là tình trạng tăng tính thấm thành mạch và cô đặc máu.

Sốt xuất huyết diễn biến tự khỏi. Các loại thuốc sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết chủ yếu để điều trị các triệu chứng như: hạ sốt, bù nước, và chất điện giải. Chống chảy máu, chống suy tuần hoàn (nếu có).

Bệnh sốt xuất huyết kiêng gì?

Đối với bệnh sốt xuất huyết, việc chăm sóc và kiêng khem là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp sức khỏe người bệnh được phục hồi nhanh chóng. Đồng thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm.

  • Sốt xuất huyết nên kiêng gió và tắm nước lạnh: Hiện tượng sốt xuất huyết có thể kéo dài nhiều ngày. Vì vậy, người bệnh cần nghỉ ngơi, không ra gió. Không tắm nước lạnh, chỉ nên lau người bằng nước ấm. Vì tắm rất dễ gây giãn mạch trong nội tạng, dẫn đến tử vong.
  • Không ăn các thực phẩm có màu nâu, đen, đỏ: sốt xuất huyết dễ gây biến chứng chảy máu dạ dày. Vì vậy cần kiêng ăn hoặc uống các loại thực phẩm có màu nâu, đen hoặc đỏ sẽ khó phân biệt với phân là máu khi bị xuất huyết qua đường tiêu hóa.
  • Không tự dùng thuốc hạ sốt. Vì chưa xác định là sốt do bệnh gì nên không được tự động sử dụng thuốc hạ sốt. Hơn nữa, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt aspirin và ibuprofen. Hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn. Thậm chí, còn gây có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu dùng thuốc chỉ nên dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi có chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không cạo gió.

Hi vọng rằng, thông qua bài viết này, mỗi chúng ta đã có lời giải cho câu hỏi: sốt xuất huyết lây qua đường nào? Bệnh bao lâu thì khỏi? Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Ngày đăng: 04:51 9 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:13 18 Tháng Một, 2019

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.