2bacsi
09:30 20 Tháng Hai, 2019

Bệnh tuyến giáp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : Như Bích

Bệnh tuyến giáp là bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết tố rất thường gặp. Trong bài viết dưới đây, 2bacsi sẽ cung cấp thêm thông tin để bạn hiểu hơn bệnh tuyến giáp là gì? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh tuyến giáp. Cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu chung bệnh tuyến giáp

Chức năng và nhiễm vụ của tuyến giáp

Hormone tuyến giáp có vai trò điều hòa chuyển hóa và kích thích quá trình sinh sản, tăng trưởng của tế bào.

Do đó, tình trạng thiếu hoặc thừa hormone tuyến giáp đều gây ra những vấn đề sức khỏe toàn thân nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Bệnh tuyến giáp có thể gặp ở tất cả lứa tuổi nhưng thường xuất hiện trên người trưởng thành và nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới

Bệnh tuyến giáp là gì?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tuyến giáp là tuyến hình bướm nhỏ ở phía trước cổ. Bệnh tuyến giáp là căn bệnh liên quan đến những rối loạn hormone tuyến giáp trong cơ thể.

Bệnh tuyến giáp được phân chia ra thành nhiều căn bệnh khác nhau. Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức, sẽ được gọi là cường tuyến giáp (cường giáp), hoặc hoạt động kém thì gọi là suy tuyến giáp(suy giáp).

Triệu chứng bệnh tuyến giáp

Những triệu chứng và dấu hiệu bệnh tuyến giáp là gì?

Phần bài viết dưới đây, sẽ cung cấp những dấu hiệu cho thấy tuyến giáp của bạn đang có vấn đề. Cụ thể như:

  • Tóc rụng/tóc mỏng: Những thay đổi về mức độ hormone được tạo ra bởi tuyến giáp có thể kéo theo những thay đổi trong sự phát triển của tóc. Do đó, nếu tuyến giáp có vấn đề, thì tóc của người bệnh sẽ bị mỏng đi hoặc tóc rụng nhiều.
  • Da khô, dày lên, có vảy: Người mắc bệnh suy giáp thường xuất hiện hiện tượng vôi hoá, khiến cho da bị dày lên, rất khô và thậm chí xuất hiện vảy.
  • Bất thường trong hoạt động của ruột, khi tuyến giáp hoạt động kém, người bệnh dễ bị táo bón. Tuyến giáp hoạt động quá mức có thể khiến bạn đi tiêu thường xuyên.
  • Cảm thấy đổ mồ hôi lạnh/bất thường. Đặc biệt, người mắc bệnh tuyến giám có thể bị căng thẳng, lo lắng, nhịp tim nhanh, run tay, đổ mồ hôi. Cân nặng bị giảm đột ngột, và gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ.
  • Trầm cảm/lo âu đột ngột
  • Tăng/giảm cân không rõ lý do
  • Chu kì kinh nguyệt bất thường không loại trừ khả năng tuyến giáp chính là thủ phạm.
  • Khó chịu ở cổ hoặc cổ to lên: Do việc sản xuất quá nhiều hoặc quá thiếu hormone tuyến giáp. Dễ dẫn đến sự mở rộng tuyến giáp khiến cổ bạn xuất hiện ở trạng thái sưng phồng hay còn gọi là bướu cổ.

Bị bệnh tuyến giáp – Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Các chuyên gia y tế khuyên rằng, nếu bạn thấy bản thân mình đang có những dấu hiệu bệnh dưới đây. Hãy chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Cơ thể ớn lạnh, ngay cả khi thời tiết nắng nóng;

Tăng cân đột ngột;

Đau cơ hoặc khớp; yếu cơ;

Táo bón kéo dài

Tóc khô, mỏng, rụng nhiều;

Luôn trong tình trạng chán nản, mệt mỏi, buồn chán;

Nhịp tim đập chậm;

Mặt bị sưng, giọng nói khàn;

Kinh nguyệt nhiều hơn bình thường;

Khi bạn thấy bản thân mình đang gặp phải các dấu hiệu kể trên. Hãy chủ động đi thăm khám để nhận được lời tư vấn của bác sĩ. Bởi cơ địa của mọi người là khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh tuyến giáp?

Như đã nói ở trên, bệnh tuyến giáp bao gồm bệnh cường giáp và suy giáp. Do đó, nguyên nhân của từng bệnh là khác nhau. Cụ thể như:

  • Nguyên nhân cường giáp thường găp là bệnh basedow (tự miễn ).
  • Bệnh suy giáp xảy ra là do nhiễm trùng, chẳng hạn như virus hoặc vi khuẩn. Khiến kháng thể tấn công tuyến giáp gây ra bệnh. Cuối cùng, các loại thuốc như interferon và amiodarone có thể gây tổn thương các tế bào tuyến giáp và dẫn đến các vấn đề về bệnh. Ngoài ra, bệnh còn có thể do điều trị cường giáp, xạ trị, phẫu thuật tuyến giáp và một số loại thuốc.

Nguy cơ mắc phải bệnh tuyến giáp

Đối tượng dễ mắc phải bệnh tuyến giáp

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tuyến giáp thường phổ biến ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Theo số liệu thống kê từ tổ chức y tế WHO, có đến 1/8 phụ nữ sẽ gặp phải vấn đề về tuyến giáp trong suốt cuộc đời.

Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát căn bệnh này bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp

Nhắc đến những nguy cơ gây bệnh tuyến giáp phải kể đến như:

Trên 60 tuổi;

Có bệnh sử gia đình về bệnh tuyến giáp; hoặc đã từng mắc bệnh tự miễn;

Đã từng có tiền căn hoặc đang điều trị bằng phóng xạ iodine hoặc thuốc kháng giáp;

Bệnh nhân từng xạ trị ở cổ hoặc ngực; Hoặc đã phẫu thuật tuyến giáp;

Đang mang thai hoặc sinh con trong vòng sáu tháng qua.

Điều trị bệnh tuyến giáp hiệu quả

Lưu ý trước khi đọc: Những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh. Hãy đi thăm khám sớm, để nhận được lời khuyên của bác sĩ.

Chẩn đoán, xét nghiệm bệnh tuyến giáp như thế nào?

Để có thể chẩn đoán bệnh tuyến giáp (bao gồm cả cường giáp và suy giáp). Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm, để xác định nồng độ hormone tuyến giáp trong máu.

Chẩn đoán bệnh tuyến giáp cần kết hợp nhiều yếu tố như khám lâm sàng, xét nghiệm máu,siêu âm tuyến giáp hoặc sinh thiết. Qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra chẩn đoán thích hợp.

Những phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp?

Qua thăm khám, tùy thuốc vào tình trạng và bệnh lý tuyến giáp cụ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.

  • Đối với bệnh ung thư tuyến giáp: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp kết hợp i-ốt phóng xạ, xạ trị (ít gặp). Đồng thời dùng thuốc chống ung thư và ức chế hormone.
  • Điều trị bệnh suy giáp: bác sĩ thường dùng liệu pháp thay thế hormone. Người bệnh sẽ phải uống hormone tuyến giáp tổng hợp suốt đời. May mắn thay, phương pháp này hiếm khi có tác dụng phụ. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai đòi hỏi lượng hormone tuyến giáp tăng thêm đến 50%. Thường  mất khoảng 4-6 tuần để thuốc  điều trị có tác dụng. Hoặc có sự thay đổi hormone giáp thông qua các xét nghiệm.
  • Chữa trị bệnh cường giáp bằng cách uống I- ốt liều cao. Các thuốc kháng tuyến giáp hoặc phẫu thuật. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng i-ốt phóng xạ ở liều thấp. Nhằm hạn chế nguy hại cho phần còn lại của cơ thể và tránh suy giáp. Phụ nữ mang thai không được dùng iốt phóng xạ. Vì nó có thể phá hủy tuyến giáp của thai nhi. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc kháng giáp để kiểm soát triệu chứng cường giáp trong vòng 6 tuần đến 3 tháng, sau đó duy trì 1,5 -2 năm

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tuyến giáp?

Bệnh tuyến giáp rất thường gặp, tuy nhiên, bạn có thẻ kiểm soát căn bệnh này bằng cách áp dụng cách biện pháp sau:

Không dùng quá nhiều đậu nành;

Chọn sản phẩm không có fluoride;

Có chế độ ăn đủ lượng i-ốt hoặc uống bổ sung i-ốt;

Cai thuốc lá; Bỏ rượu bia và các chất kích thích;

Bệnh tuyến giáp nên ăn gì kiêng gì?

Với bệnh lý tuyến giáp, lựa chọn thực phẩm thông minh. Giúp cho người mắc bệnh tuyến giáp có một cơ thể khỏe mạnh và còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.

  • Iốt: cần iốt để sản sinh ra các hormon cần thiết, có tác dụng cân bằng hormon Tuyến giáp. Do đó, bạn có thể ăn các tảo, rong biển … rất giàu iốt.
  • Rau lá xanh như rau bina, rau diếp và các loại rau lá xanh khác là nguồn thực phẩm tuyệt vời. Giàu magiê và khoáng chất, giúp trao đổi chất của cơ thể.
  • Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, hạt bí là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magiê, tốt giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru.
  • Hải sản: Các loại hải sản như cá hồi, cá bơn, cá tuyết, tôm… là nguồn thực phẩm giàu iốt, kẽm, omega -3, vitamin B và selen rất tốt.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Đây là loại thức ăn mà người bệnh về tuyến giáp cần tránh xa. Trong thực phẩm chế biến sẵn còn chứa hàm lượng chất béo cao. Làm giảm việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp. Thậm chí giảm tác dụng của các thuốc điều trị suy giáp.
  • Các sản phẩm từ đậu nành: Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ có thể cản trở khả năng tạo hormon của tuyến giáp.
  • Tránh ăn nhiều chất xơ và đường: Mặc dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng nó ngăn cản sự hấp thu thuốc của cơ thể.

Hi vọng rằng, những thông tin bài viết mà 2bacsi cung cấp, đã giúp mọi người hiểu hơn về bệnh tuyến giáp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Ngày đăng: 09:30 20 Tháng Hai, 2019 | Lần cập nhật cuối: 09:30 20 Tháng Hai, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.