2bacsi
09:01 21 Tháng Hai, 2019

Viêm dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm dạ dày hiệu quả

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : Bảo Nhi

Theo số liệu thống kê của Bộ y tế, thì có đến 70% dân số mắc phải căn bệnh này. Vậy bệnh viêm dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng viêm dạ dày ra sao? Phương pháp điều trị viêm dạ dày như thế nào? Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày là bệnh gì?

Viêm dạ dày là một chứng viêm lớp màng bảo vệ dạ dày. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (cấp tính) hoặc viêm kéo dài (viêm dạ dày mạn tính).

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải tình trạng viêm dạ dày ăn mòn. Đây là một hình thức ít gặp hơn của tình trạng này. Nó thường không gây viêm nặng, nhưng có thể dẫn đến chảy máu và loét trong lót của dạ dày.

Bệnh viêm dạ dày rất phổ biến, và không nguy hiểm. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể chuyển biến tốt. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài không điều trị, rất dễ dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.

Cá chuyên gia y tế cho biết, viêm dạ dày là bệnh thường gặp trong dân số chung. Biểu hiện bệnh thông thường là đau vùng thượng vị. Tuy nhiên, nhiều lúc triệu chứng bệnh chỉ là đầy bụng, khó tiêu, ợ chua ợ hơi. Vì thế mà hầu hết mọi người không chú ý, và chủ quan trong việc thăm khám.

Vậy cụ thể triệu chứng viêm dạ dày là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong phần bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh viêm dạ dày

Triệu chứng, dấu hiệu đau dạ dày

Các chuyên gia y tế cho biết, các triệu chứng viêm dạ dày thường khác nhau. Thậm chí, có nhiều người còn không để lại bất khi dấu hiệu bệnh nào, cho đến khi đi khám và chẩn đoán. Tuy nhiên, dưới đây là một số triệu chứng đau dạ dày điển hình như:

  • Ăn mất cảm giác ngon miệng;
  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Đầy bụng, khó tiêu;
  • Mỗi khi ăn có cảm giác khó chịu khi ăn hoặc đau vào ban đêm;
  • Thường xuyên bị nấc cụt;
  • Nếu niêm mạc dạ dày bị chảy máu, bạn có thể sẽ có những triệu chứng như đi tiêu phân đen, ói ra máu hoặc dịch ói có màu nâu lợn cợn.

Vừa rồi là một số dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh có thể không gặp phải một vài triệu chứng khác. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh, hãy chủ động đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn!

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn thấy bản thân có những triệu chứng viêm dạ dày kể trên. Hoặc đang điều trị nhưng bệnh không thấy thuyên giảm. Hãy đến gặp bác sĩ ngay, để được tư vấn, và tìm hướng khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân đau dạ dày

Nguyên nhân gây ra viêm dạ dày?

Các chuyên gia y tế cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày. Trong đó, phải kể đến như:

Uống rượu quá nhiều, nôn mửa mạn tính;

Căng thẳng, stress trong thời gian dài;

Vi khuẩn Helicobacter pylori: Một loại khuẩn sống trong niêm mạc dạ dày; Nếu không điều trị, tình trạng viêm có thể dẫn tới các vết loét và ở một số người, là ung thư dạ dày.

Nguyên nhân gây đau dạ dày là do sự hồi lưu mật

Trào ngược dịch mật cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày. Dễ gây nguy hại cho lớp niêm mạc dạ dày, thực quản và rất có thể dẫn đến ung thư.

Nguy cơ mắc phải bệnh viêm dạ dày

Những ai thường mắc phải viêm dạ dày?

Như đã nói ở trên, viêm dạ dày là căn bệnh rất phổ biến. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở những người thường xuyên dùng thuốc giảm đau hoặc lạm dụng rượu bia.

Để phòng tránh căn bệnh này, bạn phải giảm thiểu các yếu tố nguy cơ được đề cập dưới đây.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ viêm dạ dày?

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, có rất nhiều yếu tố là tăng nguy cơ bị đau dạ dày. Trong đó, phải kể đến như:

Stress, căng thẳng thần kinh kéo dài;

Sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên;

Lạm dụng rượu bia;

Từng có tiểu sử mắc bệnh lý viêm đường ruột hoặc các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Câu hỏi “viêm dạ dày có nguy hiểm không?” Là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Giải đáp cho câu hỏi này, bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh lý nào cũng vậy. Nếu không có hướng khắc phục kịp thời, đều có thể gây nguy hiểm. Và bệnh viêm dạ dày cũng không phải ngoại lệ. Những tác hại bệnh viêm dạ dày gây ra phải kể đến như:

Xuất huyết tiêu hóa: Đây là biến chứng thường gặp nhất của viêm dạ dày. Biểu hiện của tình trạng này là nôn ra máu, đi đại tiện có thể có máu đỏ, hoặc phân có màu đen.

Hẹp môn vị: Một trong những biến chứng mà viêm dạ dày gây ra. Khiến cho người bệnh đau bụng dữ dội. Nôn ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối.

Thủng dạ dày: Khiến người bệnh bị đau dữ dội giống như bị dao đâm. Với trường hợp bị thủng dạ dày. Cần phải đến ngay cơ sở y tế, để phẫu thuật kịp thời, tranh để lâu sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm dạ dày. Khi người bệnh chủ quan không đi thăm khám và điều trị.

Điều trị viêm dạ dày hiệu quả

Lưu ý: Những thông tin điều trị dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể thay thế lời khuyên bác sĩ. Vì vậy, hãy luôn tham khảo ý khiến chuyên gia y tế để được tư vấn cụ thể hơn.

Chẩn đoán viêm dạ dày bằng cách nào?

Trước hết, để chuẩn đoán được căn bệnh viêm dạ dày. Cách bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng. Người bệnh cũng cần mô tả các triệu chứng mà mình đang gặp phải để bác sĩ nắm được.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một vài xét nghiệm khác như: nội soi dạ dày, xét nghiệm H.pylori và xét nghiệm máu hoặc phân. Để có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Những phương pháp điều trị viêm dạ dày

Các chuyên gia y tế cho biết, việc điều trị viêm dạ dày phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, để có được phương pháp điều trị, ngay khi có triệu chứng viêm dạ dày. Bạn hãy chủ động đi khám càng sớm càng tốt.

Sau khi thăm khám, tùy thuộc vào nguyên nhân nhân gây bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa phù hợp.

  • Nếu bạn bị viêm dạ dày do NSAIDs hoặc các loại thuốc khác gây ra. Người bệnh cần tránh các loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng.
  • Trường hợp bị viêm dạ dày do vi khuẩn H. pylori. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bằng kháng sinh.  

Ngoài kháng sinh, một số loại thuốc khác cũng được sử dụng để điều trị viêm dạ dày:

Một số thuốc ức chế bơm proton – thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào tạo acid dạ dày: omeprazole (Prilosec); esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid) .

Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài các loại thuốc này, đặc biệt ở liều cao. Rất dễ làm tăng nguy cơ gãy xương sống, hông và cổ tay. Ngoài ra, những loại thuốc này, có thể làm tăng nguy cơ suy thận, giảm sút trí tuệ và thiếu chất dinh dưỡng.

Hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng mà bạn đang gặp phải, để bác sĩ có hướng điều chỉnh phù hợp.  

Bên cạnh đó, người bệnh còn được sử dụng một số nhóm thuốc như:

– Thuốc giảm lượng axit trong dạ dày: ranitidine (Zantac); famotidin (Pepcid)

– Thuốc kháng axit: Những loại thuốc này có thể vô hiệu hóa axit trong dạ dày, giảm đau. Một số thuốc kháng axit có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng phụ nào.

– Probiotics: Probiotics cho thấy khả năng chữa viêm dạ dày và giúp bổ sung các hệ thống tiêu hóa.

– Bệnh nhân mắc viêm dạ dày có thể được truyền dịch và các thuốc khác để làm giảm nồng độ axit nếu bệnh viêm dạ dày chuyển biến nặng hơn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp khi mắc bệnh viêm dạ dày

Các phòng tránh bệnh viêm dạ dày

Bệnh viêm dạ dày rất dễ gặp phải. Tuy nhiên, mỗi chúng ta đều có thể phòng tránh căn bệnh viêm dạ dày. Bằng cách thực hiện những cách sau:

– Ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống điều độ, đảm bảo an toàn;

– Hạn chế uống rượu, bia và dùng chất kích thích;

– Không ăn các thực phẩm chua như cóc, xoài… hay thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu,…

– Không hút thuốc;

– Đi ngủ giờ giấc hợp lý, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi điều độ;

– Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan;

– Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày

– Không tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau khi chưa đi khám và được sự chỉ định của bác sĩ.

Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể điều trị được bằng kháng sinh đồ và thuốc kháng tiết dịch vị.

Tuy nhiên, nếu muốn điều trị bằng thuốc, người bệnh phải chủ động đi khám, để được bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc. Bởi theo số liệu thống kê, tỷ lệ kháng thuốc tại Việt Nam rất cao.  

Vừa rồi, 2bacsi đã cung cấp cho quý độc giả thông tin viêm dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và các điều trị.  Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Ngày đăng: 09:01 21 Tháng Hai, 2019 | Lần cập nhật cuối: 09:01 21 Tháng Hai, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.