2bacsi
04:28 23 Tháng Mười Hai, 2021

[ Lí giải thắc mắc ] Vì sao chị em Không có kinh nguyệt ?

Tác giả : 2bacsi

Tham vấn y khoa : Bảo Nhi

Nội dung bài viết hôm nay xin chia sẻ các thông tin về Không có kinh nguyệt. Mất kinh nguyệt 2 tháng, 5 tháng, 7 tháng phải làm sao. Chậm kinh 4 tháng nhưng không có thai. Làm sao để có kinh nguyệt trở lại,…. Các bạn cùng theo dõi nhé!

Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu như chu kì kinh nguyệt của bạn không ổn định. Tự nhiên bạn bị mất kinh nguyệt trong một thời gian dài. Hãy Click TẠI ĐÂY để được bác sĩ tư vấn một cách cụ thể và chi tiết.

Một vài thông tin liên quan đến chu kì kinh nguyệt ở nữ giới

Chu kì kinh nguyệt chính là hiện tượng thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại nhiều lần ở cơ thể nữ giới dưới sự  điều khiển của hệ hormone sinh dục. Đây là hiện tượng rất cần thiết cho sự sinh sản ở nữ giới.

“Mùa dâu rụng” là hiện tượng bình thường và phổ biến  xảy ra hàng tháng ở nữ giới mới bước qua độ tuổi dậy thì cho đến chị em sắp bước vào thời kì mãn kinh.

Tuổi trung bình của mùa dâu rụng được tính từ lúc 12 tuổi, và thường kết thúc khi nữ giới đã bước vào độ tuổi 50- 55 năm.

Chu kì kinh được tính từ ngày đầu tiên của chu kì này, đến ngày đầu tiên của chu kì kinh tiếp theo. Một chu kì kinh ổn định sẽ kéo dài từ 28- 35 ngày. Số ngày hành kinh từ 3-7 ngày, lượng máu kinh từ 10- 80ml.

Khi đến “mùa dâu rụng” chị em sẽ thêm các hiện tượng như: đau ngực, đầy hơi, xuất hiện mụn trứng cá.

Tùy vào cơ địa, chế độ sinh hoạt hàng ngày mà chu kì kinh nguyệt ở mỗi chị em sẽ không giống nhau. Có rất nhiều trường hợp, chu kì kinh nguyệt của chị em thường đến sớm hoặc muộn từ 2-3 ngày. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thì đây là hiện tượng hết sức bình thường chị em không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu chị em bị mất kinh trong 1 thời gian dài nhưng không mang thai. Chị em cần phải thăm khám chuyên khoa ngay. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe sinh sản của bạn đang gặp vấn đề.

Chậm kinh nguyệt 2, 4, 5, 7 tháng nhưng không mang thai là bị làm sao?

Theo bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung- BS CK II sản phụ khoa với hơn 30 năm công tác trong lĩnh vực sản phụ khoa cho biết: Có rất nhiều lí do khiến chị em bị chậm kinh 2, 4, 5,7 tháng như:

  • Người bệnh mắc bệnh phụ khoa, bệnh xã hội
  • Nội tiết tố của chị em bị rối loạn
  • Chậm kinh do mang thai

Tuy nhiên, trong trường hợp chị em bị chậm kinh một thời gian dài nhưng không mang thai. Chị em cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ tiến hành thăm khám. Dựa vào kết quả sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bởi đây rất có thể là triệu chứng của các bệnh lí có thể kể đến như:

Chậm kinh 2 tháng do mắc bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ khoa có thể khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt gồm: Viêm âm đọa, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng….. Các bệnh phụ khoa này nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp và dứt điểm. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hại khó lường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản, chức năng sinh lí, sinh hoạt thường ngày của chị em.

Mất kinh nguyệt 5 tháng do mắc bệnh xã hội

Bệnh xã hội là bệnh lây truyền chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn như bệnh: Sùi mào gà, giang mai, lậu, mụn rộp sinh dục,… Các bệnh lí này chủ yếu là do virus gây ra. Nếu như virus không được khống chế, chúng sẽ tấn công sang các cơ quan khác gây viêm nhiễm và gây tổn thương. Khiến người bệnh không chỉ phải đối mặt với nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn. Nguy hiểm hơn còn khiến người bệnh bị ung thưu cơ quan sinh sản, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Chậm kinh 4 tháng nhưng không có thai do tác dụng phụ của việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp gây ra

Các thành phần có trong thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng là cung cấp hormone nữ với nồng độ cao. Việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên sẽ ức chế và ngăn không cho trứng rụng. Đồng thời còn làm thay đổi độ hormone trong cơ thể. Khiến chu kì kinh nguyệt của chị em bị rối loạn. Dẫn đến việc bị chậm kinh, trễ kinh. Trong đó có nhiều chị mất kinh 3-4 tháng liên tiếp.

7 tháng không có kinh nguyệt do tâm lí không ổn định

Tâm lí không ổn định là một trong những nguyên nhân khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt và bị chậm kinh.

Nếu như chị em thường xuyên bị áp lực công việc, các mối quan hệ xung quanh,…. Sẽ khiến cho bản thân thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng và bị stress.

Khi chị em bị stress sẽ khiến tâm lí trở nên bất ổn, gây tác động không nhỏ đến vùng dưới đồi não- Cơ quan có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất hormon điều hòa kinh nguyệt.

Nồng độ hormone thay đổi thất thường sẽ khiến cho việc rụng trứng ở nữ giới diễn ra không ổn định, thậm chí là không diễn ra. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc chậm kinh 7 tháng ở nữ giới.

3 năm không kinh nguyệt do mắc phải hội trứng buồng trứng đa nang

Hội trứng buồng trứng đa nang chính là bệnh lí mà buồng trứng của nữ giới xuất hiện nhiều các nang nhỏ. Hội buồng trứng đa nang không chỉ ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của nữ giới mà bệnh còn có thể khiến chị em bị mất đi thiên chức làm mẹ của mình.

Vì thế, khi thấy chu kì kinh nguyệt của mình bất ngờ bị mất trong một thời gian dài mà không có thai. Chị em hãy nghĩ ngay đến việc mình đang bị hội trứng buồng trứng đa nang nhé!

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, chị em bị chậm kinh, trễ kinh còn do việc giảm cân hoặc tăng cân một cách đột ngột. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đảm bảo gây ra.

Cho dù là bất cứ nguyên nhân nào khiến chị em bị trễ kinh 2, 3, 4…7 tháng. Chị em tuyệt đối không được chủ quan coi thường. Chị em cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

Không có kinh nguyệt do đâu?

Không có kinh nguyệt hay còn tên gọi khác là vô kinh. Hiện tượng này được chia ra làm 2 trường hợp đó là vô kinh thứ phát và vô kinh tự phát. Cụ thể:

Không có kinh nguyệt tự phát

Thường chu kì kinh nguyệt sẽ xuất hiện ở các bé gái khi đã bước qua độ tuổi dậy thì (khoảng 9-15 tuổi). Nhưng nếu bạn đã bước qua độ tuổi 18 nhưng không thấy chu kì kinh nguyệt xuất hiện. Các bạn nên đi thăm khám ngay, bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy buồng trứng của bạn đã bị teo hoặc tuyến yên của bạn bị suy bẩm sinh khiến cho quá trình rụng trứng không thể xảy ra. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chị em không có kinh nguyệt.

Ngoài ra, chị em không có kinh nguyệt tự phát là do chị em không có tử cung ngay từ khi sinh ra. Hoặc màng trinh cảu chị em không có lỗ thoát, không có vách ngăn âm đạo bẩm sinh.

Không có kinh nguyệt thứ phát

Đây là hiện tượng chị em vẫn có kinh nguyệt bình thường nhưng đột nhiên chu kì kinh bị mất mà không rõ nguyên do. Trong trường hợp này, chị em có thể bị mất kinh 1-2 tháng, nhưng cũng có khi bị mất đến 1 vài năm.

Nguyên nhân khiến chị em không có kinh nguyệt thứ phát cần phải kể đến:

  • Do nội tiết tố bị rối loạn
  • Chị em bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
  • Bản thân chị em đang mang thai
  • Đang nuôi con nhỏ và cho con bú
  • Sau sinh con hoặc mới bị nạo hút thai.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
  • Bị mắc bệnh hội trứng buồng trứng đa nang

Không có kinh nguyệt dù là nguyên nhân nào, nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp. Sức khỏe, chức năng sinh lí, khả năng sinh sản của chị em đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể:

Bị loãng xương

Đây là biến chứng phổ biến do không có kinh nguyệt gây ra. Nguyên nhân là do nội tiết tố trong cơ thể nữ giới bị mất cân bằng khiến cho hệ xương khớp của chị em bị ảnh hưởng.

Đối mặt với nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn

Không có kinh nguyệt điều đó đồng nghĩa với việc trứng ở tử cung nữ giới không rụng. Khiến cho quá trình thụ thai sẽ không diễn ra.

Chị em nên làm gì khi không có kinh nguyệt?

Biến chứng mà không có kinh nguyệt gây ra rất khó lường. Vì vậy để bảo vệ cho sức khỏe, khả năng sinh sản cho chính mình khi thấy bản thân có các dấu hiệu gồm:

  • Thường xuyên bị đau đầu
  • Lông mọc nhiều
  • Thị lực thay đổi
  • Bị rụng tóc
  • Núm vú tiết dịch màu đục
  • Mọc nhiều mụn trứng cá
  • Vùng xương chậu bị đau

Chị em cần phải đi thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Hiện nay, với mỗi nguyên nhân khiến chị em không có kinh nguyệt sẽ được bác sĩ điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ như:

  • Chữa không có kinh nguyệt bằng thuốc
  • Sử dụng phương pháp ngoại khoa để điều trị

Với mỗi nguyên nhân gây nên hiện tượng không có kinh nguyệt sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Và để biết trường hợp của mình điều trị bằng phương pháp nào, chị em cần phải thăm khám. Bên cạn đó, chị em cũng cần phải:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Thăm khám phụ khoa định kì và thường xuyên
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày khoa học
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lí
  • Quan hệ tình dục an toàn và chung thủy
  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị

Trên đây là một số thông tin về không có kinh nguyệt, bị trễ kinh 2, 3, 4….7 tháng. Mong rằng, thông qua nội dung bài viết đã giúp chị em hiểu rõ hơn về chu kì kinh nguyệt của mình.

Ngày đăng: 04:28 23 Tháng Mười Hai, 2021 | Lần cập nhật cuối: 04:28 23 Tháng Mười Hai, 2021

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.