2bacsi
04:04 23 Tháng Hai, 2019

Dị ứng tinh trùng là gì – Nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả : Thú y

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai

Quan hệ tình dục là nhu cầu cần thiết của các cặp đôi. Tuy nhiên có những rắc rối khiến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu, trong đó có dị ứng tinh trùng. Vậy dị ứng tinh trùng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? 2bacsi sẽ giải chi tiết trong bài viết sau.

Dị ứng tinh trùng là gì?

Dị ứng tinh trùng là gì

Trước khi tìm hiểu về dị ứng tinh trùng, các bạn cần nắm rõ thành phần của tinh trùng, tinh dịch. Theo đó, tinh dịch bao gồm một số chất như: axít citric, kali, kẽm, các axít amin tự do, enzyme. Fructose, prostaglandin, phosphorylcholine, axít ascorbic, axít uric, natri, nitơ. Axít lactic, cholesterol, protein, glycoprotein, clo, canxi, vitamin B12…

Dị ứng tinh trùng hay còn gọi là hội chứng nhạy cảm với các thành phần trong tinh dịch. Dị ứng tinh trùng khiến cơ thể xuất hiện các phản ứng khi tiếp xúc với protein có tinh trùng của nam giới. Theo thống kê, có khoảng 20.000 đến 40.000 nữ giới tại Mỹ gặp hiện tượng này.

Tình trạng dị ứng tinh trùng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như:

  • Viêm âm đạo
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Bệnh herpes
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Bị nấm.

Nguyên nhân gây dị ứng tinh trùng

Nguyên nhân gây dị ứng tinh trùng là do hệ miễn dịch của cơ thể nữ giới phản ứng quá mức với các thành phần có trong tinh dịch. Cụ thể, tế bào bạch cầu nhầm lẫn protein trong tinh dịch là những tác nhân gây hại. Bao gồm vi khuẩn, virus nên tấn công chúng.

Dấu hiệu dị ứng tinh trùng

Khi tiếp xúc với tinh dịch của nam giới, sau 10 – 20 phút cơ thể nữ giới sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Những dấu hiệu này không chỉ xuất hiện ở âm đạo mà còn xuất hiện ở những bộ phận khác nếu như tiếp xúc với tinh dịch.

Một số dấu hiệu dị ứng tinh trùng phải kể đến gồm:

dấu hiệu dị ứng tinh trùng
  • Ngứa ngáy vùng kín
  • Phát ban
  • Nóng rát
  • Đau thắt ngực
  • Khò khè
  • Đau đầu nhẹ
  • Sưng
  • Khó thở
  • Có cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
  • Nổi mề đay hoặc mụn nước
  • Sốc phản vệ.
  • Bất tỉnh (nếu bị nặng). Nếu thấy choáng váng, hãy đến bệnh viện ngay.

Chẩn đoán dị ứng tinh trùng

Nếu có những dấu hiệu dị ứng tinh trùng, tốt nhất chị em nên thăm khám tại các cơ sở y tế. Các bác sỹ sẽ áp dụng một số kỹ thuật để chẩn đoán chính xác bạn có bị dị ứng tinh trùng hay không.

Chẩn đoán dị ứng tinh trùng

Test trong da

Test trong da là một kỹ thuật phổ biến để chẩn đoán bệnh dị ứng tinh trùng. Với kỹ thuật này, bác sỹ sẽ tiêm vào trong da một ít tinh trùng của người chồng. Từ đó, sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác.

Sử dụng bao cao su

Cách đơn giản nhất để chẩn đoán nữ giới có bị ứng tinh trùng hay không chính là sử dụng bao cao su khi quan hệ. Nếu sau quan hệ, chị em không có triệu chứng dị ứng như trước đó. Có khả năng bạn đã bị dị ứng tinh trùng.

Thử nghiệm tinh trùng cách ly

Kỹ thuật này còn có tên gọi khác là thử nghiệm lấy da. Theo đó, bác sỹ sẽ tiêm một số tinh trùng được tách ra và một ít tinh dịch vào cơ thể nữ giới. Nếu nữ giới bị dị ứng sẽ xảy ra những phản ứng mạnh. Ngược lại, nếu không dị ứng thì sẽ không có phản ứng nào xảy ra.

Dị ứng tinh trùng có nguy hiểm không?

Ngoài việc gây ra những triệu chứng khó chịu thì dị ứng tinh trùng còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu. Cụ thể, nữ giới sẽ cảm thấy ngại yêu khi bản thân gặp những rắc rối này. Việc này có thể khiến cuộc sống hôn nhân bị rạn nứt.

Do đó, khi mắc bệnh người vợ cần chia sẻ để nhận được đồng cảm của người chồng. Quan trọng hơn hết, không nên ngần ngại mà nên đi thăm khám để tìm hướng giải quyết hiệu quả.

Dị ứng tình trùng cơ bản không ảnh hưởng tới việc thụ thai ở nữ giới. Tuy nhiên, nếu cơ thể quá mẫn cảm với các triệu chứng dị ứng, bác sỹ sẽ đưa ra những lời khuyên để việc quan hệ diễn ra thuận lợi.

Điều trị dị ứng tinh trùng

Với tình trạng dị ứng tinh trùng, bác sỹ có thể tư vấn một số phương pháp điều trị sau:

Điều trị dị ứng tinh trùng

Phương pháp giải mẫn cảm

Với phương pháp giải mẫn cảm, bác sỹ sẽ thực hiện như sau: Mỗi ngày tiến hành tiêm một ít tinh dịch vào cơ thể nữ giới để tiếp xúc dần dần.

Để phương pháp này đạt hiệu quả tốt nhất, bác sỹ sẽ đề nghị người bệnh quan hệ tình dục thường xuyên. Tần suất quan hệ từ 2 – 3 lần mỗi tuần và nên tiếp xúc từ từ. Mỗi lần quan hệ, nam giới sẽ cho một chút tinh trùng vào âm đạo. Số lượng này sẽ tăng dần lên cho đến khi quan hệ bình thường.

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung

Nếu người bệnh áp dụng phương pháp trên và vẫn phản ứng mạnh với tinh trùng. Bác sỹ sẽ khuyên nên sử dụng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Với phương pháp này, bác sỹ sẽ tiến hành bơm tinh trùng đã được tách tinh dịch. Thời điểm bơm là vào ngày rụng trứng để tăng cơ hội thụ thai.

Phương pháp này giúp tăng sự chịu đựng của tinh trùng. Mặc dù cơ chế của phương pháp này vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, việc bơm tinh trùng vào buồng tử cung thường xuyên sẽ giúp tạo kháng thể chống lại các protein tinh dịch.

Lưu ý, phương pháp phải này phải được thực hiện bởi bác sỹ chuyên khoa để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Bởi nếu tự thực hiện có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Cách phòng dị ứng tinh trùng

Sử dụng bao cao su là phương pháp hiệu quả nhằm phòng tình trạng dị ứng tinh trùng. Bao cao su sẽ ngăn cho tinh trùng không thể tiếp xúc được với âm đạo. Giúp chị em hạn chế nguy cơ phải đối mặt với hiện tượng dị ứng tinh trùng.

Ngoài ra, sau khi quan hệ chị em cần nhanh chóng vệ sinh vùng kín để loại bỏ tinh trùng khỏi âm đạo. Hạn chế tối đa nguy cơ bị dị ứng tinh trùng.

Trên đây là những thông tin hữu ích về dị ứng tinh trùng mà 2bacsi đã cung cấp. Dị ứng tinh trùng là một bệnh lý khó điều trị. Do đó hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để điều trị an toàn, hiệu quả.

Ngày đăng: 04:04 23 Tháng Hai, 2019 | Lần cập nhật cuối: 04:04 23 Tháng Hai, 2019

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.