2bacsi
04:34 14 Tháng Hai, 2019

Khám tiền sản là gì – Những thông bổ ích mẹ bầu cần biết

Tác giả : Thú y

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai

Việc khám sức khỏe tiền thai sản là điều cần thiết giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, với nhiều cặp đôi vẫn chưa biết khám tiền sản là gì? Khám sức khỏe tiền sản là khám những gì? Những vấn đề này sẽ được 2bacsi giải đáp trong bài viết sau.

Khám tiền sản là gì?

Khám tiền sản là gì

Thăm khám sức khỏe trước khi mang thai được gọi là khám tiền sản. Mục đích của việc thăm khám này nhằm kiểm tra những bất thường có thể xảy ra trong quá trình mang thai. Từ đó, có phương pháp điều trị kịp thời để giúp sức khỏe thai kỳ luôn khỏe mạnh.

Khi đi khám tiền sản, các cặp đôi có thể chia sẻ những lo lắng của mình liên quan đến việc thụ thai và mang thai. Bao gồm các loại thuốc bổ cần bổ sung trước và khi mang thai, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu…

Bạn cần cung cấp thông tin gì trong khi khám tiền sản?

Trong quá trình khám tiền sản, bác sỹ sẽ hỏi bạn một số vấn đề sau:

  • Quá trình sinh sản: Lịch sử những lần mang thai trước, các biện pháp tránh thai đã sử dụng, chu kỳ kinh nguyệt. Kết quả xét nghiệm và siêu âm trước đó, các bệnh lây qua đường tình dục, hoặc bệnh nhiễm trùng âm đạo nếu mắc phải.
  • Lịch sử phẫu thuật: Nếu bạn đã từng phẫu thuật, nhập viện, truyền máu hãy chia sẻ với bác sỹ. Đặc biệt, nếu nữ giới đã trải qua phẫu thuật phụ khoa như u xơ tử cung cũng cần phải thông tin cho bác sỹ.
  • Tình trạng sức khỏe: Chia sẻ những bất thường về sức khỏe trong thời điểm hiện tại.
  • Sức khỏe gia đình: Nếu có người thân trong gia đình mắc các bệnh như đông máu, cao huyết áo, tiểu đường… Cần thông báo cho bác sỹ trong quá trình thăm khám tiền sản.
  • Các thuốc đang sử dụng: Cung cấp cho bác sỹ đơn thuốc đang sử dụng. Bởi một số loại thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh trong quá trình mang thai. Do đó, bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn nên sử dụng loại nào để không ảnh hưởng đến quá thai nhi.
  • Cân nặng: Nếu bạn có cân nặng chuẩn sẽ giúp quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ hơn. Trường hợp thiếu cân, hãy bổ sung dinh dưỡng để giảm nguy cơ thiếu dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu thừa cân hãy cố gắng giảm cân để hạn chế biến chứng khi mang thai.
  • Môi trường sống: Người bệnh nên chia sẻ với bác sỹ về những mối lo ngại ảnh hưởng tới thai nhi như hóa chất, tia X quang, mèo…
  • Lối sống: Bác sỹ sẽ hỏi về những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích… Giúp bạn ngăn chặn những thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khỏe của thai kỳ.

Khám tiền sản là khám những gì?

Với những người chưa tiến hành khám sức khỏe tiền sinh sản chắc chắn sẽ quan tâm đến vấn đề khám tiền sản là khám những gì. Theo đó, khám tiền sản bao gồm khám sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản.

Khám tiền sản là khám những gì

Khám sức khỏe tổng thể

Quá trình khám sức khỏe tổng thể, người bệnh sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm cơ bản sau:

  • Xét nghiệm máu: Giúp bạn xác định bản thân mắc các bệnh về đường máu hay các bệnh lây cho con không. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm sẽ giúp phát hiện các chất trong máu có phản ứng với thuốc, có bị thiếu sắt, thiếu máu. Từ đó, bác sỹ sẽ có lời khuyên tốt nhất.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp kiểm tra về thận, phát hiện có mắc bệnh tiểu đường không. Từ đó, khắc phục kịp thời để hạn chế tình trạng tiền sản giật.
  • Tiêm phòng: Nếu các cặp đôi có ý định mang thai, nữ giới sẽ được tiêm phòng một số bệnh như viêm gan siêu vi B, cúm, rubella, thủy đậu…

Sức khỏe sinh sản

Cả nam và nữ sẽ được khám sức khỏe sinh sản. Theo đó, bác sỹ sẽ khám cơ quan sinh dục để phát hiện những bất thường về di truyền. Đồng thời, phát hiện kịp thời những bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, viêm gan B, HIV… Sau đó, người bệnh sẽ được khám chuyên sâu như:

  • Đối với nam: Xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra khả năng thụ thai. Nếu có bất thường sẽ được điều trị sớm.
  • Đối với nữ: Siêu âm tử cung buồng trứng để phát hiện các bệnh u nang buông trứng, tắc vòi trứng… Đồng thời, sẽ được xét nghiệm nội tiết để chẩn đoán nội tiết của phụ nữ có khả năng sinh sản hay không.

Khi nhận được kết quả, bạn cần làm gì?

Theo dõi và điều trị bệnh

Quá trình khám tiền sản nếu phát hiện những bệnh mãn tính như động kinh, bệnh tim, suyễn… Cần điều trị kịp thời bởi những bệnh lý này đều có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của mẹ và bé.

Cụ thể, nếu thai phụ bị suyễn có thể bị nhiễm nấm âm đạo nặng hơn khi mang thai. Khiến thai phụ mệt mỏi, khó thở, đồng thời có nguy cơ sinh non.

Ngoài ra, có 10% thai phụ bị động kinh bệnh sẽ nặng hơn khi mang thai. Nếu mẹ bị tiểu đường sẽ gây những bất thường về hô hấp, tim của thai nhi. Đồng thời, thai phụ bị tiểu đường còn đối mặt với những nguy cơ như tiền sản giật, sản giật, nhiễm nấm âm đạo kinh niên…

Cuối cùng, cần điều trị dứt điểm một số bệnh gây hại cho thai nhi như bệnh nha chu, các bệnh lây qua đường tình duc, rubella. Chị em cũng nên lưu ý, trước khi mang thai nên tẩy giun sán vì không thể thực hiện điều này khi đã mang thai. Nếu thai phụ nhiễm giun sán có thể khiến bào thai bị suy dinh dưỡng, thai dị tật, sảy thai…

Sử dụng thuốc và tiền sử dị ứng

Nếu nữ giới đang sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh, cũng như các loại vitamin, thuốc bổ… cần trao đổi với bác sỹ. Tốt nhất, chị em nên mang các loại thuốc khi đi khám tiền sản. Giúp bác sỹ có thể chắc chắn bạn đang sử dụng thuốc mà không ảnh hưởng đến thai kỳ.

Ngoài ra, bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ về tiền sử dị ứng thuốc, thực phẩm… Bởi chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và bé trong thai kỳ.

Tham vấn di truyền

Nếu bạn có nguy cơ từng sảy thai nhiều lần, gia đình có người thân bị tâm thần, mắc các bệnh di truyền như thiếu máu, teo cơ Duchenne. Hoặc nữ giới từng sinh con bị bệnh di truyền như xơ nang, Down, tật bẩm sinh chân vẹo. Thai phụ trên 35 tuổi, hoặc giữa 2 bạn có mối quan hệ máu mủ thì cần chia sẻ với bác sĩ.

Các bác sỹ sẽ tiến hành tham vấn di truyền nhằm xác định bạn có nguy cơ di truyền cho con không. Từ đó, giúp các bạn quyết định có nên sinh con không. Đồng thời, giúp bạn an tâm rằng con bạn sẽ không có nguy cơ mắc các bệnh trên. Nếu có nguy cơ thì bạn sẽ có cơ hội để tìm giải pháp tốt nhất cho cả 2 mẹ con.

Tiêm phòng

Trong quá trình mang thai, nếu thai phụ mắc một số bệnh lây nhiễm có thể khiến thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh. Do đó, khi đi khám tiền sản cần chia sẻ cho bác sỹ biết những loại vacxin đã từng sử dụng. Từ đó, bác sỹ biết được bạn đã tiêm đủ vacxin hay chưa.

Người bệnh sẽ được khuyên tiêm một số vacxin cần thiết như: thủy đậu, cúm, rubella, uốn ván, viêm gan B. Với những chị em dưới 26 tuổi sẽ được khuyến cáo tiêm phòng HPV – ung thư cổ tử cung nếu trước đó chưa tiêm. Trường hợp có kế hoạch xuất ngoại, cần báo với bác sĩ để được tư vấn và khuyến cáo tiêm thêm các loại vắc xin bổ sung.

Hy vọng với những thông tin trên mà 2bacsi đã chia sẻ, giúp các bạn hiểu rõ hơn về khám tiền sản. Cũng như giúp các bạn có những kiến thức hữu ích để biết cách bảo vệ bản thân và chuẩn bị sức khỏe thai kỳ tốt nhất.

Ngày đăng: 04:34 14 Tháng Hai, 2019 | Lần cập nhật cuối: 04:34 14 Tháng Hai, 2019

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.