2bacsi
07:49 8 Tháng Một, 2019

Đau mắt đỏ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả : Trâm Anh

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Đau mắt đỏ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào?… Bài viết dưới đây 2bacsi.com sẽ giúp mọi người tìm hiểu thật kỹ vấn đề này.

đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ

Viêm kết mạc- Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ còn có tên gọi khác là viêm kết mạc. Bệnh thường do người bệnh bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc phản ứng dị ứng gây nên. Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt, nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Và bệnh có nguy cơ lây nhiễm tương đối cao. Bởi vậy bệnh cần được phát hiện và điều trị ngay lập tức.

Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ

Như đã chia sẻ ở trên đau mắt đỏ thường do vi khuẩn, virus gây lên bệnh. Và dưới đây là những nguyên nhân gây lên tình trạng đau mắt đỏ ở người bệnh:

Đau mắt đỏ do virus

Đây có thể được cho là nguyên gây bệnh hay gặp nhất, trong đó Adeno virus chiếm 80% các trường hợp viêm cấp. Bệnh rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của người bệnh: ho, hắt hơi khi viêm họng hay cảm cúm đi kèm. Nhưng thường tự khỏi trong vòng ngày mà không cần điều trị.

Viêm kết mạc do vi khuẩn

Các loại vi khuẩn gây viêm kết mạc cho người bệnh thường là do Staphylococus, Hemophilus Influenza… Đứng thứ 2 sau virus, có thể gây ra những tổn thương nặng nếu không được điều trị. Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt hay vật dụng dính dịch tiết chạm vào mắt của người bệnh.

Do dị ứng

Nếu người bệnh bị dị ứng với các chất: bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, hóa chất… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ. Và chiếm từ 15%- 40%, khó xác định chính xác tác nhân gây dị ứng, tùy cơ địa mỗi người, thường xảy ra theo mùa, kéo dài hay tái phát.

Triệu chứng của đau mắt đỏ

Các triệu chứng của viêm kết mạc tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, thường lây nhiễm sau 3-5 ngày khởi phát.

Dấu hiệu đau mắt đỏ do virus gây ra

  • Ghèn dây, ngứa, chảy nước mắt – cộm xốn nhiều.
  • Phù mi kết mạc, giả mạc.
  • Giảm thị lực, chói sáng khi biến chứng khô mắt – thâm nhiễm giác mạc.
  • Có thể bị một hoặc cả hai mắt

Biểu hiện đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra

  • Ghèn vàng hay màu vàng xanh nhạt gây dính 2 mi mắt khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Ngứa, chảy nước mắt
  • Trường hợp nặng có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi.
  • Có thể bị một hoặc cả hai mắt

Triệu chứng của viêm kết mạc do dị ứng

  • Chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều, thường kèm theo viêm mũi dị ứng.
  • Bệnh xảy ra cả hai mắt.
  • Bệnh không lây

Các phương pháp điều trị bệnh đau mắt đỏ

Có rất nhiều cách, nhiều phương pháp giúp người bệnh có thể chữa đau mắt đỏ. Tuy nhiên phải tùy vào từng trường hợp, từng nguyên nhân mà người bệnh nên chọn phương pháp điều trị sao cho hiệu quả và an toàn nhất. Dưới đây là 3 phương pháp điều rị bệnh đau mắt đỏ thường được người bệnh tin tưởng sử dụng hiện nay.

Chữa đau mắt đỏ tại nhà

  • Đắp khăn ấm cho mắt

Người bệnh có thể ngâm khăn vào chậu nước nóng vắt khô nước, sau đó đặt khăn lên trên mắt trong khoảng 10 phút có thể trị đau mắt đỏ tức thời. Tuy nhiên cần lưu ý rằng vùng da xung quanh mắt khá nhạy cảm. Bởi vậy nên điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, tránh sử dụng nước quá nóng gây tổn thương vùng da xung quanh mắt.

Nhiệt độ cao giúp tăng lưu lượng máu chảy đến khu vực người bệnh chườm khăn lên. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao cũng giúp tăng lượng dầu tiết ra trên mí mắt, giữ cho mắt không bị khô, mỏi.

  • Đắp khăn lạnh cho mắt

Người bệnh có thể áp dụng phương pháp đắp khăn lạnh . Người bệnh sử dụng một chiếc khắn ngâm nước lạnh đã vắt khô sẽ làm dịu bớt các triệu chứng đau mắt ngay tức thời.

Chườm khăn lạnh có thể giúp làm dịu các vết sưng cũng như giảm bớt các cơn ngứa gây ra do kích ứng. Tuy nhiên, tương tự như với phương pháp chường nóng, người bệnh chỉ nên sử dụng khăn với nhiệt độ vừa phải và thích hợp. Tránh để khăn quá lạnh sẽ khiến tình trạng đau mắt đỏ ngày càng tệ hơn.

Tobramycine- Thuốc điều trị đau mắt đỏ

thuốc Tobramycine điều trị đau mắt đỏ

Thuốc nhỏ mắt Tobramycine là một trong những loại thuốc điều trị đau mắt đỏ hiệu quả nhất hiện nay. Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin gây ra. Như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ, viêm mí mắt, đau mắt hột, lẹo mắt…

Người bệnh nên sử dụng thuốc với liều lượng như sau:

  • Nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt x 3 – 4 lần/ ngày.
  • Nhiễm khuẩn nặng: nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt, cứ mỗi giờ 1 lần cho đến khi cải thiện bệnh, sau đó giảm dần số lần dùng thuốc.

Lưu ý: Không dùng chung mỗi lọ cho nhiều người để tránh lây nhiễm, và không dùng quá 15 ngày sau lần mở nắp đầu tiên.

Chế độ ăn uống hợp lý- Phương pháp chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Nếu cơ thể của người bệnh đang mất nước, mắt có thể chuyển dần sang màu đỏ ngầu. Thông thường, một người cần uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm đã qua chế biến, sản phẩm bơ sữa và thức ăn nhanh đều có thể gây viêm nhiễm nếu tiêu thụ với số lượng lớn. Người bệnh có thể giảm bớt nguy cơ đau mắt đỏ bằng cách hạn chế các loại thực phẩm này. Và bổ sung nhiều loại thực phẩm giúp kháng viêm vào chế độ ăn uống.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm giàu axit béo omega 3 có tác dụng kháng viêm. Các thực phẩm này bao gồm cá, chẳng hạn như cá hồi và các loại hạt.

Cách phòng tránh dịch đau mắt đỏ

Khi người bệnh có những kiến thức cơ bản về bệnh viêm kết mạc chúng ta có thể tránh được sự lan truyền và nhiễm bệnh cho bản thân và người nhà. Vì vậy để phòng tránh dịch đau mắt đỏ, mọi người nên thực hiện những biện pháp dưới đây:

  • Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc
  • Không dụi mắt, che miệng- mũi khi hắt hơi, chảy mũi.
  • Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh, ở nơi công cộng (trường học, bệnh viện, cơ quan có người bị viêm kết mạc)
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh tay.
  • Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, trong môi trường làm việc ô nhiễm khói bụi.
  • Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E…
  • Vì viêm kết mạc có nhiều nguyên nhân và có thể gây nên giảm thị lực không hồi phục nên người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt để thăm khám và kiểm tra.

Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh lành tính và dễ điều trị. Hy vọng rằng với những chia sẻ bên trên đã phần nào giúp người bệnh có thêm kiến thức về bệnh đau mắt đỏ là gì? Nguyên  nhân và cách phòng tránh bệnh ra sao. Hãy luôn đảm bảo vệ sinh mắt và duy trì chế độ ăn uống hợp lý để đẩy lùi dịch đau mắt đỏ nhé!

Ngày đăng: 07:49 8 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 09:12 18 Tháng Một, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.