2bacsi
08:36 27 Tháng Mười Hai, 2018

Nguyên nhân gây đau bụng bên trái

Tác giả : Trâm Anh

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai

Đau bụng dưới bên trái là một trong những vấn đề thường gặp ở tất cả mọi người. Khi rơi vào tình trạng này người bệnh thường nghĩ rằng bản thân đang gặp một số trục trặc về tiêu hóa. Nhưng sự thật đằng sau những vấn đề về tình trạng đau bụng dưới bên trái có thể do người bệnh đang gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây đau bụng bên trái là gì? Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu nhé!

Như chúng ta đã biết vùng bụng dưới bên trái là khu vực được tính từ rốn đến xương chậu. Góc phần tư bụng dưới bên trái bao gồm nhiều cơ quan nội tạng khác nhau. Như phần cuối của ruột già, đại tràng, trực tràng, buồng trứng (ở nữ giới), các mô, cơ bắp, mỡ và mô liên kết.

Do là khu vực chứa nhiều cơ quan nội tạng khác nhau nên đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh ý khác nhau. Và dưới đây chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng bên trái.

Đau bụng dưới bên trái do hệ thống tiêu hóa gặp vấn đề

Có thể khẳng định rằng đau vùng bụng bên trái rất có thể do người bệnh đang gặp một số bệnh lý liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Điểm hình là do một số bệnh lý dưới đây.

đau bụng bên trái

Viêm đại tràng

Như chúng ta đã biết đại tràng là phần ruột già cuối đường ống tiêu hóa của cơ thể. Khi đại tràng bị viêm gây ra những cơn đau ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái. Kèm theo đó người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt và có thể sốt.

Khi mắc viêm đại tràng người bệnh cần được thăm khám cụ thể để có cách điều trị hợp lý. Ngay khi mắc bệnh cần nhanh chóng được chữa trị, kéo dài thời gian sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh việc điều trị, chế độ ăn uống cũng cần được chú trọng. Người bệnh cần ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi. Và cần tránh các thực phẩm ảnh hưởng không tốt tới tình trạng bệnh viêm đại tràng của bản thân.

Tiêu hóa gặp vấn đề

Có nhiều vấn đề khác nhau trong hệ tiêu hoá  và gây ra tình trạng đau bụng bên trái cho người. Nếu người bệnh uống rượu quá mức hoặc có sỏi thận, nguy cơ cao sẽ hình thành và phát triển tuyến tuỵ bị viêm. Gọi là viêm tuỵ và gây ra các cơn đau bụng phía bên trái.

Ngoài ra rất có thể do người bệnh mắc phải một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa dẫn đến đau bụng bên trái dưới rốn  như sau:

  • Chứng táo bón nặng.
  • Bệnh viêm đường ruột: Bao gồm Crohn (bệnh viêm đường ruột mạn tính) và viêm loét đại tràng.
  • Viêm ruột già.

Đau dạ dày

Đây là bệnh lý khá phổ biến và có thể gặp ở bất kì ai. Người bệnh có dấu hiệu là những cơn đau bụng bên trái kèm với các triệu chứng khác như chướng bụng, ợ hơi, ợ chua.

Và những cơn đau bụng bên trái thường gặp vào lúc rất đói hoặc lúc vừa mới ăn xong. Phần lớn bệnh gặp ở những người có thói quen ăn uống không hợp lý, ăn uống không điều độ lúc đói lúc no, uống nhiều rượu bia…

Ngoài đau bụng bên trái, đau dạ dày thường đau ở vùng thượng vị tức là vùng trên lỗ rốn và dưới xương ức. Tùy người bệnh mà cơn đau bụng âm ỉ, tức bệnh hoặc nóng rát khó chịu nhưng không có cảm giác đau quằn quại và từng cơn.

Để điều trị bệnh đau dạ dày người bệnh cần thay đổi lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ và có phương pháp trị bệnh hiệu quả theo lời khuyên của bác sĩ.

Tắc ruột

Tình trạng tắc bất kì đoạn ruột nào gây ra các triệu chứng đau bụng trái, buồn nôn, nôn gây tăng áp trong ổ bụng, ruột tạo ra các âm thanh lớn từng cơn. Tắc ruột hoàn toàn gây bí trung đại tiện, bán tắc ruột gây bí đại tiện nhưng vẫn trung tiện được.

Hệ thống sinh sản trục trặc- Đau nhói vùng bụng dưới bên trái

Đối với chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, thì việc đau nhói vùng bụng dưới bên trái có thể là do chị em đang gặp phải một vấn đề trong hệ thống sinh sản dưới đây:

  • Sảy thai: Khi có dấu hiệu sảy thai chị em sẽ thấy đau nhói bụng dưới ở bên trái, sau đó lan ra cả bụng và co thắt mạnh ở tử cung, kèm theo hiện tượng xuất huyết. Nếu chị em thấy xuất hiện những cơn co thắt co tử cung (khoảng 5-20 phút một lần) làm cho chị em đau thắt và thở khó khăn. Thì đây chính là dấu hiệu của sảy thai.
  • Mang thai ngoài tử cung: Ở những tháng đầu của thai kỳ, nếu chị em có hiện tượng đau nhói bụng dưới thì hãy cảnh giác bởi đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung. Khi mang thai ngoài tử cung, phôi thai sẽ nằm bên ngoài tử cung dẫn đến các cơn đau quặn thắt ở vùng bụng dưới.
  • Viêm vùng tiểu khung: Chị em bị đau hoặc viêm vùng chậu mãn tính sẽ có dấu hiệu đau bụng dưới kéo dài. Đặc biệt là vào những ngày hành kinh.
  • U nang buồng trứng: Đau bụng dưới có thể cảnh báo nguy cơ u nang buồng trứng. Và bệnh này gây nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản sau này của chị em, thậm chí dẫn đến vô sinh.
  • Viêm vùng chậu: Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh viêm vùng chậu là vô sinh. Bệnh có thể gây tổn thương ở tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Những dấu hiệu của bệnh như sốt cao, đau bụng, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ, ….
  • U xơ tử cung: Loại u xơ này phát triển trong thành tử cung, xuất phát từ một tế bào cơ trơn, tuy nhiên đây không phải là ung thư. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 30 đến 40 tuổi.

Bên cạnh đó khi các đấng mày râu thấy bản thân bị đau nhói vùng bụng dưới bên trái thì củng rất có thể đang gặp phải một số vấn đề với hệ thống sinh sản như sau:

  • Nhiễm trùng hoặc viêm túi tinh, tuyến gần tuyến tiền liệt tiết ra chất lỏng tìm thấy trong tinh dịch
  • Nhiễm trùng hoặc viêm tuyến tiền liệt, được gọi là viêm tuyến tiền liệt
  • Xoắn tinh hoàn, hoặc xoắn tinh hoàn

Đau quặn bụng dưới bên trái- Hệ bài tiết đang gặp nguy hiểm

Khi người bệnh bị đau quặn bụng dưới bên trái thì rất có thể người đó đang mắc phải một số bệnh lý liên quan đến hệ thống tiết niệu của bản thân. Và không trừng đang mắc phải một trong những bệnh lý sau:

Viêm bàng quang

Khi mắc bệnh người bệnh thường có hiện tượng đau bụng âm ỉ hay đau quặn theo từng cơn ở khu vực bụng bên trái. Kèm đó là một vài dấu hiệu mối liên quan khác như đi tiểu buốt, tiểu cao, nước giải bị màu vàng đục, thỉnh thoảng mắc máu trong nước đái…

Nhiễm virus đường tiết niệu

Khi mắc cần bệnh này sẽ lây triệu chứng đau bụng âm ỉ dưới bên trái, không những thế người bệnh còn cảm thây chua xót và nóng ở niệu đạo, đái rắt, nước đái lây màu vàng đục và bị mùi hôi không dễ chịu.

Sỏi tiết niệu

Người mắc bệnh sỏi tiết niệu thường có biểu hiện đau bụng âm ỉ dưới bên trái có nguy cơ mắc phải bệnh này. Qua bệnh sỏi bài tiết niệu có biểu hiện đau bụng âm ỉ kéo dài hoặc đau quặn đột ngột rồi biến mất. Cơn đau này lây lan ra khắp vùng thắt lưng, ngoại giả còn mang biểu hiện tiêu buốt đau và đi tiểu dắt, đôi lúc còn mang nôn mửa và trướng bụng…

Đau bụng phía bên trái có thể do một số nguyên nhân khác

Tuy nhiên bên cạnh đó còn có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị đau bụng phía bên trái. Ví dụ là những va chạm mạnh ở vùng bụng cũng có thể gây tổn thương khiến chỗ đó bị bầm tím hoặc tụ máu thì cũng có thể gây ra đau bụng.

Hay các vấn đề liên quan đến hệ tuần hoàn như phình động mạch chỉ bụng. Cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng bên trái. Tình trạng này xảy ra khi yếu động mạch chủ – động mạch lớn mang máu giàu oxy từ tim – bóng bay và có thể vỡ. Một cục máu đông hoặc viêm mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái cũng có thể dẫn đến đau đột ngột ở khu vực này.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây đã phần nào giúp mọi người biết được nguyên nhân gây đau bụng bên trái là do đâu. Để từ biết cách phòng tránh, kiểm tra thăm khám và điều trị bệnh sao cho nhanh chóng an toàn và hiệu quả nhất.

Ngày đăng: 08:36 27 Tháng Mười Hai, 2018 | Lần cập nhật cuối: 08:42 18 Tháng Một, 2019

Nguồn tham khảo

Causes of a Sudden Sharp Pain in the Lower Left Abdomen http://www.livestrong.com/article/249031-causes-of-a-sudden-sharp-pain-in-the-lower-left-abdomen/

10 Common Causes of Lower Left Abdominal Pain http://naturalremedyideas.com/lower-left-abdominal-pain/

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.