2bacsi
03:00 7 Tháng Một, 2019

Mụn cóc bệnh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Tác giả : Trâm Anh

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Mụn cóc là bệnh gì? Mụn cóc có nguy hiểm không? Nguyên nhân cách điều trị  và phòng tránh bệnh như thế nào?… Đó là nội dung chính của bài viết dưới đây.

2bacsi xin cung cấp cho người bệnh một số thông tin cần thiết có liên quan đến mụn cóc. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi vậy khi có bất cứ nhưng dấu hiệu của đau bụng dưới bên trái, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

mụn cóc là gì và cách chữa ra sao

Định nghĩa

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc thực chất là những nốt mụn nhỏ lành tính, có bề mặt sần sùi và thường do các loại virus xâm nhập vào gây lên. Các loại virus này có thể lây nhiễm quan các vết trầy xước bên ngoài ra. Và mụn cóc có thể phát triển trong vài tháng thì người bệnh mới nhận ra sự hiện diện của chúng.

Mụn cóc thường mọc trên bàn tay, ngón tay, chân. Có  nhiều trường hợp mọc ở bộ phận sinh dục và cần được điều trị dứt điểm. Nhằm ngăn chặn mụn có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể hoặc lây sang cho người khác.

Nguyên nhân gây ra mụn cóc

Các loại virus human papillomavirus (HPV) chính là nguyên nhân gây ra mụn cóc.  Và những vết trầy xước trên da là cơ hội thuận lợi để virus thâm nhập vào cơ thể dễ dàng.

Mụn cóc có thể lây lan từ người sang người. Vì thế, người bệnh nên tránh chạm vào mụn cóc của người khác hoặc đồ dùng của họ. Bởi các tiết dịch từ có mụn của người bệnh có thể dính vào quần áo và lây bệnh cho bạn.

Thông thường, sau vài tháng mụn cóc dần phát triển kích thước và mới bắt đầu xuất hiện trên da và lúc đó ta mới nhìn thấy rõ được nên hầu như không ai phát hiện ra mụn cóc đang mọc trên cơ thể mình thời gian đầu.

Các dạng mụn cóc

Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau và được xác định theo các khu vực nổi mụn trên cơ thể. Cũng như hình dạng của mụn như thế nào.

Mụn cóc thông thường

Nếu người bệnh nhìn thấy mụn cóc trên mặt, hãy kiểm tra bàn tay trước tiên. Vì virus gây ra mụn cóc có thể lây từ tay sang mặt thông qua việc gãi ngứa hoặc cắn móng tay.

Mụn cóc thông thường có những đặc điểm sau:

  • Mụn phát triển nhiều nhất trên các ngón tay, xung quanh móng và trên mu bàn tay.
  • Thường xảy ra ở những nơi da bị xước, chẳng hạn như do cắn móng tay hoặc cắt tỉa móng.
  • Mụn thường là chấm nhỏ màu đen.
  • Sờ vào cảm thấy sần sùi.

Mụn cóc chân

Mụn cóc chân có những đặc điểm sau:

  • Phát triển thường xuyên nhất trên lòng bàn chân
  • Có thể phát triển thành các cụm dày đặc
  • Mụn thường phẳng hoặc mọc ẩn bên trong (khi đi cảm giác đau do cấn phải mụn cóc ẩn)
  • Có thể gây đau như dẵm phải sỏi đá
  • Mụn là những chấm màu đen.

Mụn cóc phẳng

Mụn cóc phẳng có những đặc điểm sau:

  • Mụn có thể mọc ở bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, trẻ em thường bị nổi ngay trên mặt. Nam giới thường bị trong khu vực mọc râu và phụ nữ thì trên chân
  • Nhỏ hơn và ít sần sùi hơn các mụn cóc khác
  • Có khuynh hướng phát triển với số lượng lớn, từ 20–100 hạt.

Mụn cóc dạng sợi mảnh

Mụn cóc sợi mảnh có những đặc điểm sau:

  • Mụn là những sợi dài hoặc mập như ngón tay mọc trên da
  • Thường phát triển trên mặt: xung quanh miệng, mắt và mũi
  • Mụn phát triển rất nhanh

Bệnh mụn cóc có nguy hiểm không?

Bệnh mụn cóc có nguy hiểm không? Là thắc mắc của rất nhiều người khi bản thân đang mắc phải bệnh lý này. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mụn cóc là bệnh lành tính và không quá nguy hiểm.

Nhưng nó có thể làm cho người bệnh khó chịu và có cảm giác đau nhức, mất thẩm mỹ. Chưa kể đến việc, căn bệnh này còn rất dễ lây nhiễm cho người khác. Bởi tất cả mụn cóc đều có thể lây khi người khác tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Mụn cóc cũng có thể tự lây nhiễm trên có thể người bệnh từ vị trí này lây sang vị trí khác qua việc cào, gãi, cầm nắm. Từ đó các tiết dịch có trên mụn cũ sẽ có cơ hội dính, lây nhiễm và tạo ra những mụn cóc mới. Thông thường thì từ 2-3 tháng sau khi có tiếp xúc với nguồn bệnh thì mụn cóc mới bắt đầu có những biểu hiện của bệnh.

Đã có một số trường hợp do mụn cóc mọc ở chân nên đã làm ảnh hưởng đến việc đi lại sinh hoạt của người bệnh. Khi chúng phát triển ngày càng nhiều, to, đau. Gây ra chảy máu khi va chạm, làm khó chịu. Người bệnh lên điều trị càng sớm càng tốt. Bởi mụn cóc là những u sùi lành tính ngoài da, vì vậy việc điều trị cũng phải lành tính, không gây hại cho bệnh nhân.

Cách điều trị mụn có hiện nay

Có thể khẳng định rằng mụn cóc là bệnh khá khó điều trị tận gốc, bởi bệnh do virus gây ra. Có thể  hết tạm thời trong một thời gian khi điều trị nhưng sau đó sẽ bùng phát trở lại. Vì vậy, một phương pháp có thể áp đảo hoàn toàn mụn cóc sẽ bao gồm cả tây y và phương pháp dân gian.

Theo phương pháp Tây y

  • Trị mụn cóc bằng thuốc cantharidin: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu, bôi thuốc trực tiếp lên những vùng da bị mụn cóc theo đúng liệu trình để loại sạch mụn tận chân gốc. Tránh thoa ở những vùng niêm mạc, vùng mắt,..
  • Trị mụn cóc bằng 5-fluorouracil: Hóa chất điều trị bệnh Bowen và dày sừng do quang hóa. Hiện nay thuốc này cũng được dùng để chữa mụn cóc, nhất là những mụn phẳng.
  • Trị mụn cóc bằng Bleomycin: Một hóa chất ức chế tổng hợp AND trong tế bào và virus, tác dụng biến đổi mao mạch tạo nên hoại tử thượng bì và chữa mụn cóc rất tốt. Thuốc này mang đến tỷ lệ khỏi bệnh là 33%- 92%.

Theo phương pháp dân gian

Chữa mụn cóc bằng tỏi: Trong tỏi có chứa rất nhiều thành phần allicin có khả năng kháng khuẩn, diệt nấm rất tốt, giúp loại sạch virus gieo mầm bệnh hiệu quả.

  • Dùng từ 2-3 tép tỏi tươi, giã nát rồi đắp lên vùng da bị mụn cóc trong vòng 3 giờ đồng hồ, sau đó làm sạch da.
  • Nên thực hiện kiên trì cách trị mụn cóc này bạn sẽ thấy được hiệu quả.

Chữa mụn cóc bằng lá tía tô

  • Giã nát một nắm lá tía tô, dùng đắp lên những vùng da bị mụn cóc.
  • Sau đó dùng băng vải để cố định lại trong vòng 2 giờ đồng hồ.
  • Thực hiện cách này sau một thời gian, mụn cóc sẽ dần bị đi rõ rệt.

Mụn cóc là loại mụn “cứng đầu” và dai dẳng nhất trong các loại mụn. Khó có thể điều trị sạch tận gốc trong ngày một ngày hai. Vì thế muốn điều trị mụn cóc hiệu quả tối đa, người bệnh nên vạch ra cho mình một cách trị mụn cóc tốt nhất và kiên trì với liệu pháp đó nhé!

Cách phòng chống mụn cóc

Để phòng chống bệnh mụn cóc, giảm nguy cơ lây lan mụn cóc:

  • Tránh tỉa, cắt, gãi, cạo chỗ có mụn để tránh lây lan virus sang khu vực khác.
  • Không sử dụng chung dụng cụ móng tay cắt trên mụn cóc của người bệnh rồi sử dụng trên móng tay người khỏe mạnh.
  • Bỏ thói quen xấu là cắn móng tay, nhất là có mụn gần các móng
  • Giữ bàn tay khô ráo nhiều nhất có thể, vì da ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho mụn cóc phát triển hơn
  • Rửa tay thật cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc
  • Sử dụng dép và đồ dùng riêng để không lây bệnh cho người khác.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây đã phần nào giúp mọi người có câu trả lời về mụn cóc là bệnh gì. Hiểu rõ mụn cóc là gì, nguyên nhân và cách phòng chống là cách tốt nhất để bạn có thể bảo vệ an toàn sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.

Chúc mọi người sức khỏe và bình an!

Ngày đăng: 03:00 7 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:20 18 Tháng Một, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.