2bacsi
08:19 24 Tháng Một, 2019

[Tổng hợp] thông tin cần biết về thuốc Cefuroxim

Tác giả : Trâm Anh

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Cefuroxim là thuốc gì? Thuốc Cefuroxim dùng để làm gì? Thuốc chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào? Để biết thêm thông tin về loại thuốc này mọi người hãy cùng 2bacsi tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

Thông tin cần biết về thuốc Cefuroxim

Cefuroxim được biết đến là một loại thuốc kháng sinh bán tổng hợp được phổ rộng và thuộc nhóm Cephalosporin. Có khả năng kháng khuẩn khi chưa thủy phân thành Cefuroxim trong cơ thể sau khi được hấp thụ.

Công dụng của thuốc Cefuroxim

Trong thuốc Cefuroxim có hoạt tính kháng khuẩn bởi ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bằng các gắn vào những protein đích thiết yếu.Nguyên nhân kháng thuốc có thể là do vi khuẩn tiết enzym cephalosporinase, hoặc do biến đổi các protein gắn penicilin.

Cefuroxim có hoạt tính kháng khuẩn hữu hiệu và rất đặc trưng chống nhiều tác nhân gây bệnh thông thường, kể cả các chủng tiết beta – lactamase cephalosporinase của cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Cefuroxim đặc biệt rất bền với nhiều enzym beta – lactamase của vi khuẩn Gram âm.

Chỉ định của thuốc Cefuroxim

Cefuroxim được dùng để điều trị nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ đến vừa đối với những bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp, viêm xoang tái phát, bệnh viêm tai giữa, viêm amidan hay bị viêm họng tái phát bởi vi khuẩn nhạy cảm gây nên.

Cefuroxim Axetil còn hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, nhiễm khuẩn da và mô mềm do những vi khuẩn nhạy cảm gây nên. Thuốc còn được các bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh lý Lyme ở thời kỳ đầu với những triệu chứng ban đỏ lang do Borrelia Burgdorferi.

Dạng thuốc tiêm Cefuroxim Natri sẽ giúp cơ thể có thể chống lại nhiễm khuẩn ở thể nặng đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do những vi khuẩn nhạy cảm gây ra,… Bên cạnh đó, trong quá trình phẫu thuật Cefuroxim Natri cũng được tiêm để dự phòng nhiễm khuẩn.

Thuốc Cefuroxim chống chỉ định

thuốc cefuroxim chống chỉ định

Cefuroxim có khả năng chống chỉ định đối với một số trường hợp như sau:

  • Những đối tượng có tiền sử dị ứng với kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin.
  • Trước khi dùng thuốc mọi người cần phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của nguwoif bệnh với Penicillin, Cephalosporin/ những loại thuốc khác.
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin;
  • Những người quá mẫn cảm với những thành phần có trong thuốc, bởi vậy mọi người cần phải thận trọng và sẵn sàng mọi thứ để điều trị sốc phản vệ khi dùng Cefuroxim cho người bệnh trước đây đã bị dị ứng với Penicillin.
  • Dùng thuốc kháng sinh Cefuroxim hiếm khi gây nên sự biến đổi chức năng thận, tuy nhiên mọi người hãy kiểm tra thận trọng trước khi dùng thuốc điều trị, đặc biệt là đối với những người đang bị bệnh.
  • Nên giảm liều thuốc Cefuroxim tiêm ở những người suy thận tạm thời/ mãn tính, bởi những người này có nồng độ kháng sinh trong huyết thanh cũng có thể ở mức cao và kéo dài dù cho dùng liều lượng bình thường.

Cefuroxim dùng dài ngày có thể làm cho những chủng không nhạy cảm pháp triển quá mức, bởi vậy khi dùng thuốc cần thải theo dõi bệnh cẩn thận. Trong trường hợp bị bội nhiễm nghiêm trọng cần phải ngưng sử dụng thuốc.

Những đối tượng bị viêm đại tràng màng giả có thể xảy ra khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng. Bởi vậy, cần phải quan tâm chẩn đoán bệnh và điều trị bằng Metronidazol cho người bị tiêu chảy do khi dùng kháng sinh.

Liều lượng và cách dùng thuốc Cefuroxim

Người bệnh nên lưu ý rằng loại thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sỹ.

  • Người lớn: Liều dùng thông thường: uống ngày 2 lần, trong 7 ngày.
  • Viêm họng:, viêm amidan hoặc viêm xoang dàm do vi khuẩn nhạy cảm: 250-500mg/lần.
  • Viêm phế quản cấp tính và mạn tính hặc trong nhiễm khuẩn da và mô mềm không biến chứng 250-500mg/lần.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: 125mg-250mg/lần
  • Lyme thời kỳ đầu: 500mg/lần dùng trong 20 ngày
  • Bệnh nhân suy thận hoặc đang thẩm tách thận: Không cẩn thận trọng đặc biệt khi uống quá liều tối đa thông thường 1g/ngày

Lưu ý khi dùng thuốc Cefuroxim đối với phụ nữ mang thai

Những nghiên cứu đã cho thấy không có những dấu hiệu tổn thương khả năng sinh sản/ có hại đến thai trong thời gian dùng thuốc Cefuroxim. Những trường hợp mang thai dùng thuốc này điều trị viêm thận – bể thận cũng không ảnh hưởng hay gây những biến chứng đối với trẻ sơ sinh sau khi mẹ dùng thuốc. Và Cefuroxim là loại thuốc được xem khá an toàn cho phụ nữ đang mang thai.

Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc mọi người cần phải tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ để biết rõ về liều dùng cũng như cách dùng thuốc sao cho an toàn.

Liều dùng thuốc đối với phụ nữ trong thời gian cho con bú

Cefuroxim sẽ bài tiết trong sữa mẹ với nồng độ thấp. Những nhà khoa học cho rằng nồng độ này không gây ảnh hưởng đến trẻ cho bú mẹ. Tuy nhiên, mọi người cần phải chú ý nếu xuất hiện những tình trạng như tiêu chảy, nổi phát ban,…

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefuroxim

Trong thời gian dùng thuốc Cefuroxim có thể xảy ra một số tác dụng phụ không như mong muốn đối với sức khỏe như:

– Bị tiêu chảy.

– Đau rát và bị viêm tĩnh mạch huyết khối tại nơi tiêm truyền.

– Gây những phản ứng phản vệ, nhiễm nấm Candida.

– Bị nổi ban sần sùi.

– Gây cảm giác buồn nôn.

Trên đây là những tổng hợp của 2bacsi về thông tin của thuốc Cefuroxim nhằm giúp mọi người có thêm kiến thức. Tuy nhiên, những thông tin này sẽ không thay thế những lời khuyên của các bác sĩ. Bởi vậy, mọi người cần phải tham khảo kỹ mọi thông tin trước khi dùng thuốc.

Lời khuyến cáo: THUỐC BÁN THEO ĐƠN. ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM. ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI SỬ DỤNG. NẾU CẦN THÊM THÔNG TIN, XIN HỎI Ý KIẾN BÁC SỸ. KHÔNG DÙNG THUỐC KHI QUÁ HẠN DÙNG GHI TRÊN NHÃN.

Ngày đăng: 08:19 24 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:21 24 Tháng Một, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.