2bacsi
08:58 5 Tháng Một, 2019

Acyclovir- [Tổng hợp] 8 thông tin cơ bản về thuốc mọi người nên biết

Tác giả : Thúy Vân

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Để giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác về thuốc Acyclovir. 2bacsi xin gửi đến các bạn 8 thông tin cơ bản về thuốc như: Acyclovir là thuốc gì; công dụng; liều dùng; tác dụng phụ; cách bảo quản, cũng như biện pháp sử dụng thuốc quá liều…..Các bạn hãy tìm hiểu cùng với 2bacsi nhé!

8 THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THUỐC ACYCLOVIR MỌI NGƯỜI NÊN BIẾT

Acyclovir là thuốc gì?

Acyclovir là thuốc gì?

Acyclovir là một thuốc tương tự nucleic acid được tổng hợp từ guanosine. Đây là 1 loại thuốc kháng virus bằng cách làm giảm sản xuất  DNA của virus.

Acyclovir được  sử dụng chủ yếu trong việc để điều trị các bệnh lí như nhiễm virus herpes simplex; bệnh thủy đậu và bệnh zona.

Ngoài ra, thuốc còn có ứng dụng khác trong việc phòng  ngừa nhiễm cytomegalovirus sau khi cấy ghép và chống biến chứng nghiêm trọng của nhiễm virus Epstein-Barr.

Aciclovir có thể được đưa vào cơ thể người qua đường hô hấp, hoặc bị tiêm.

Thuốc Acyclovir có những dạng nào?

Aciclovir được chia ra làm nhiều dạng. Cụ thể như:

  • Dạng viên nén 200 mg; 400mg; 800mg;
  • Nang 200mg
  • Dạng bột pha tiêm 1g; 500mg; 250mg (dưới dạng muối natri)
  • Hỗn dịch uống: lọ 5g/125ml; 4g/50ml
  • Tuýp 3 g, 15g  mỡ dùng ngoài 5%
  • Tuýp 4,5 g mỡ tra mắt 3%
  • Loại tuýp 2g, 10g kem dùng ngoài 5 %

Tác dụng của thuốc Acyclovir

Thuốc aciclovir là một chất tương tự nucleosid (acycloguanosin), có tác dụng chọn lọc trên tế bào nhiễm trùng virus herpes.

Để phát huy tác dụng tối đa, acyclovir phải được phosphoryl hóa thành dạng có hoạt tính là acyclovir triphosphat.

Ở chặng đầu aciclovir được chuyển hóa thành aciclovir monophosphat nhờ enzym của virus là thymidinkinase. Tiếp đó sẽ chuyển tiếp thành aciclovir diphosphat và triphosphat bởi 1 số enzym khác của tế bào.

Acyclovir triphosphat sẽ ức chế tổng hợp DNA của virus và sự nhân lên của virus mà không làm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa bình thường của các tế bào.

Tác dụng của thuốc Aclyclovir

Acyclovir có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh lí như:

  • Điều trị các bệnh nhiễm trùng do một số loại virus gây ra.
  • Thuốc trị các vết loét xung quanh miệng (gây ra bởi herpes simplex), bệnh zona (gây ra bởi Zona zoster), và thủy đậu.
  •  Acyclovir còn được sử dụng để điều trị đợt bùng phát herpes sinh dục.
  • Với những bệnh nhân bị HSV tái  phát thường xuyên, thuốc acyclovir được dùng để giúp giảm số lượng các đợt tái phát.
  • Có khả năng kháng virus. Tuy nhiên, nó không chữa khỏi các bệnh nhiễm trùng.
  • Giúp các vết loét sẽ lành nhanh hơn. Đồng thời giữ cho vết loét mới không lớn, và làm giảm đau/ngứa.
  • Có thể giúp  giảm đau sau khi các vết loét lành.
  • Với người có hệ miễn dịch yếu. Acyclovir có thể làm giảm nguy cơ virus lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể và gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Ai có thể sử dụng Acyclovir?

Acyclovir có nhiều dạng, mỗi dạng sẽ có những chỉ định khác nhau:

Dạng viên nén

  • Chỉ định cho những người bị nhiễm herpes simplex da và niêm mạc. Bao gồm:

+ Herpes sinh dục khởi phát

+ Herpes tái phát

Ngoài ra, Acyclovir dạng viên nén còn ngăn ngừa việc tái nhiễm herpes simplex trên người có miễn dịch bình thường.

  • Người bị mắc bệnh zona

Acyclovir dạng kem

  • Chỉ định cho những bệnh nhân bị nhiễm virus herpes simplex bao gồm:

+ Herpes môi ở dạng khởi và tái phát

+ Herpes sinh dục bao gồm cả khởi phát và tái phát

Dạng thuốc mỡ cho mắt

  • Dạng thuốc này được chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm giác mạc do herpes simplex gây ra.

Bạn dùng thuốc acyclovir như thế nào để đạt hiệu quả tối đa?

Để thuốc phát huy tối đa hiệu quả, cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng các bạn nên:

  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng theo quy định của bác sĩ
  • Khi uống thuốc có thể kèm hoặc không kèm với thức ăn
  • Nên sử dụng thuốc từ 2-5  lần/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ
  • Nên uống nhiều nước khi sử dụng thuốc
  • Nếu uống thuốc ở dạng nước (chất lỏng) nên lắc chai thật kỹ trước khi sử dụng.
  • Với thuốc ở dạng nước, các bạn nên đo liều dùng bằng dụng cụ đo hoặc sử dụng thìa đặc biệt
  • Tuyệt đối không sử dụng muỗng lấy thức ăn để đo lượng thuốc
  • Thuốc phát huy tác dụng tốt nhất khi các bạn có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh
  • Không nên trì hoãn điều trị để làm giảm tác dụng của thuốc
  • Nên sử dụng thuốc đúng liều, đúng thời gian theo bác sĩ chỉ định
  • Không được thay đổi liều lượng  cũng như ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ
  • Báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất khi bản thân có các triệu chứng bất thường

Thuốc Acyclovir chống chỉ định cho những đối tượng nào?

Những đối tượng sau đây không nên sử dụng thuốc Acyclovir:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc Aciclovir
  • Đối với Aciclovir dạng kem, những bệnh nhân quá dị ứng với propylenglycol thì tuyệt đối không nên sử dụng thuốc.

Khi sử dụng thuốc Acyclovir người bệnh cần thận trọng điều gì?

Để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra. Trước khi sử dụng thuốc các bạn cần:

  • Thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như tên các loại thuốc mà bạn đang sử dụng
  • Trong quá trình dùng thuốc, các bạn nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
  • Sau khi sử dụng thuốc, nếu thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Cần phải liên hệ ngay với bác sĩ.

Acyclovir tương tác với thuốc nào?

Cũng giống với các thuốc khác. Acyclovir cũng sẽ tương tác với 1 số loại thuốc khác. Việc tương tác này sẽ làm thay đổi công dụng của thuốc. Bên cạnh đó, còn có thể  gây các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Chính vì thế, khi được bác sĩ kê đơn thuốc có thuốc Acyclovir. Bạn cần phải
nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, vitamin, thảo dược bổ sung bạn đang dùng. Dựa vào đó, bác sĩ có thể giúp bạn phòng chống hoặc kiểm soát tương tác thuốc.

Hiện nay Acyclovir có thể tương tác với những loại thuốc và sản phẩm sau:

  • Interferon
  • Ketoconazole
  • Probenecid
  • Zidovudine

LIỀU DÙNG

Các bạn nên biết, bất cứ 1 loại thuốc nào liều lượng, thời gian sử dụng cũng đều phụ thuộc vào:

  • Tình trạng sức khỏe
  • Độ tuổi người dùng

Acyclovir cũng không ngoại lệ.

Người lớn dùng Acyclovir với liều lượng như thế nào?

Với mỗi diện bệnh, thuốc Acyclovir sẽ được dùng với liều lượng khác nhau. Cụ thể:

  • Người bị nhiễm Herpes Simplex – niêm mạc/hệ miễn dịch

+ Đường uống:

Giai đoạn ban đầu hoặc điều trị không liên tục: nên uống 200 mg mỗi ngày. Mỗi ngày sử dụng tối đa 5 lần, mỗi lần cách nhau  4 giờ.

Giai đoạn bệnh tái phát: nên uống 200 mg/lần. mỗi lần  uống cách nhau 4 giờ. Nên uống 5 lần/ngày. Nếu sử dụng trong 5 ngày nên uống  400 mg/ Lần. Ngày uống  3 lần.

  • Người bị nhiễm  orolabial HSV

+ Đường uống: nên uống 400 mg. Mỗi ngày uống  5 lần, nên uống trong vòng 5 ngày.

+ Dạng tiêm tĩnh mạch:

Giai đoạn ban đầu nghiêm trọng: dùng 5-10 mg/kg cân nặng. Có thể truyền trực tiếp vào tĩnh mạch mỗi  ngày 1 lần. Nên tiêm từ 5-7 ngày.

  • Bệnh nhân bị nhiễm Orolabial HSV cho bệnh nhân nhiễm HIV

Người bệnh dùng 400 mg/ 3 lần/ngày. Sử dụng  từ 7-14 ngày.

  • Người bị  Herpes Simplex viêm não

+ Tiêm tĩnh mạch theo tỷ lệ  10-15 mg/kg cân nặng. Nên sử dụng thuốc từ 10 đến 21 ngày.

  • Liều dùng cho người  bị Herpes Simplex – ngăn chặn

+ Bệnh nhân hệ miễn dịch hoạt động bình thường: uống  400 mg/ hai lần/ ngày; có thể thay thế liều 200 mg, uống 3-5 lần một ngày.

+ Người bị nhiễm HIV: uống 200 mg/3 lần/ngày hoặc uống 400 mg/ 2 lần /ngày.

+ Đối tượng bị nhiễm HIV, herpes âm đạo: uống từ 400 – 800 mg. Chia làm 2 đến 3 lần/ ngày.

  • Đối tượng bị bệnh  zona thần kinh

+ Giai đoạn cấp tính:

Uống 800 mg/ 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ. Sử dụng thuốc từ 7-10 ngày.

+ Người bị suy giảm miễm dịch nghiêm trọng: Truyền 10 mg / kg cân nặng vào tĩnh mạch. Sử dụng thuốc từ 7-14 ngày.

+ Bị zona thủy đậu

Uống  800 mg/ 4 lần / ngày. Sử dụng trong 5 ngày( áp dụng cho bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường).

Đối với người bị  suy giảm miễn dịch: Truyền 10 mg/kg cân nặng vào tĩnh mạch. Sử dụng từ 7 đến 10 ngày hoặc cho đến khi không có tổn thương mới trong 48 giờ;

Sau khi hết sốt, không có dấu hiệu về các bệnh liên quan đến nội tạng. Người bệnh  có thể chuyển sang luống 800 mg/4 lần/ngày.

Trẻ em có uống thuốc acyclovir được không?

Theo các chuyên gia, trẻ em có thể sử dụng thuốc acyclovir được. Liều lượng dành cho trẻ em như sau:

  • Trẻ bị Herpes Simplex

+ Trường hợp trẻ bị nhiễm HSV ở trẻ sơ sinh:

Dưới 3 tháng tuổi: dùng 10-20 mg/kg hoặc 500 mg/m2  truyền vào tĩnh mạch. Có thể sử dụng thuốc từ 10 đến 21 ngày.

  • Trẻ em bị Herpes Simplex – niêm mạc/miễn dịch chủ

+ Trẻ từ 3 tháng đến 11 tuổi:

Giai đoạn ban đầu: uống từ 10-20 mg/kg. Ngày uống 4 lần. Hoặc uống từ 8- 16 mg/kg. Ngày dùng 5 lấn, sử dụng từ 7- 10 ngày.

+ Trẻ từ 12 tuổi trở lên, trên 40 kg:

Giai đoạn ban đầu, giai đoạn  nặng, và giai đoạn tái phát: dùng liều  như liều dành cho người lớn.

  • Liều dùng thông thường cho trẻ em bị Herpes Simplex – niêm mạc/suy giảm miễn dịch

+ Cần phải điều trị nhiễm HSV da và niêm mạc:

Dùng thuốc uống: Uống 1 g/ ngày, mỗi ngày chia làm 3-5 liều. Sử dụng từ 7 -14 ngày.

Trẻ từ 3 tháng đến 11 tuổi cần phải truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Liều dùng từ 5-10 mg/kg hoặc 250-500 mg/m2. Nên duy trì sử dụng thuốc trong 7 đến 14 ngày.

Trẻ 12 tuổi trở lên và trên 40 kg cũng sử dụng liều dùng giống như người lớn, theo hình thức truyền vào tính mạch.

  • Trẻ em bị Herpes Simplex viêm não

+ Đối với trẻ từ 3 tháng đến 11 tuổi: truyền vào tĩnh mạch từ  10-20 mg/kg hoặc 500 mg/m2. Liều dùng này duy trì từ 10 đến 21 ngày.

+ Trường hợp trẻ từ 12 tuổi trở lên: sẽ áp dụng liều dùng giống như người lớn.

  • Trẻ bị Herpes Simplex – ngăn chặn

+ Đường uống:

Trẻ dưới 12 tuổi: uống 80 mg/kg/ngày. Nên chia làm 3-4 lần trong ngày. Tuyệt đối không sử dụng quá 1 g/ngày.

Trẻ từ 12 tuổi trở lên: áp dụng liều dùng dành cho người lớn

+ Hình thức truyền vào tĩnh mạch

Giai đoạn nguy hiểm dùng 5 mg/kg,  hoặc 250 mg/m2 để truyền vào tĩnh mạch.

  • Liều dùng thông thường cho trẻ em bị Zona thần kinh

Với trẻ từ 12 tuổi trở lên, có hệ miễn dịch bình thường. Nên uống 800 mg/5 lần/ngày. Mỗi lần uống cách nhau 4 giờ. Có thể sử dụng từ 5 đến 10 ngày.

Nếu đối tượng bị nhiễm HIV, phụ huynh cho trẻ uống theo liều là  20 mg/kg/ 4 lần/ ngày. Một ngày sử dụng tối đa là 800mg. Nên sử dụng từ  7-10 ngày để thuốc phát huy hiệu quả.

TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC

Acyclovir có tác dụng phụ không?

Câu trả lời là có. Khi sử dụng thuốc acyclovir, người bệnh thường gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn sau đây:

  • Phát ban toàn bộ cơ thể
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như gây buồn nôn; nôn mửa; tiêu chảy; đau bụng
  • Người bệnh có thể bị rụng tóc
  • Có thể khiến men gan tăng cao
  • Các chỉ số huyết học trong cơ thể bị suy giảm
  • Bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi
  • Có cảm giác bỏng rát và xót khi bôi thuốc
  • Bị kích ứng và viêm tại chỗ.

THUỐC ACYCLOVIR BẢO QUẢN NHƯ THẾ NÀO?

Với mỗi loại acyclovir sẽ có cách bảo quản khác nhau:

  • Viên nén: Bảo quản dưới 25 độ C và cần giữ khô
  • Dạng kem: Bảo quản dưới nhiệt độ 25 độ C
  • Thuốc mỡ tra mắt: Bảo quản nhiệt độ dưới 25 độ C
  • Kem Acyclovir chứa một chất kiềm được bào chế đặc biệt và không nên hòa loãng.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ THUỐC ACYCLOVIR

Acyclovir có thể dùng cho mục đích nhiễm herpes simplex virus và thủy đậu được không?

Câu trả lời là có. Bởi công dụng của Acyclovir là điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm  herpes simplex virus; và thủy đậu. Lưu ý cần phải có sự tham khảo của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.

Người đang lái xe có thể sử dụng thuốc Aciclovir được không?

Một trong những tác dụng phụ mà thuốc acyclovir gây ra chính là hạ huyết áp, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ và gây buồn nôn.

Vì thế, trong quá trình lái xe hay vận hành máy móc. Các bạn tuyệt đối không được sử dụng thuốc.

Thuốc acyclovir có gây nghiện không?

Theo các chuyên gia, cho dù bạn có lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc trong một thời gian dài. Tuyệt đối sẽ không gây nghiện hay tạo thành thói quen cho người bệnh.

MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN VỀ THUỐC

Nếu quên 1 liều thuốc

Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc acyclovir, bạn cần phải  dùng ngay khi bạn nhận ra. Trong trường hợp thời gian uống thuốc gần đến thời gian dùng liều tiếp theo.  Hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc.

Tuyệt đối không dùng thêm liều để bù lại liều đã lỡ.

Trường hợp bạn thường xuyên bỏ lỡ liều thuốc, hãy  nhờ người thân nhắc nhở.  Hoặc Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để thảo luận việc thay đổi lịch dùng thuốc.

Nếu sử dụng thuốc  Acyclovir quá liều?

Thuốc chỉ phát huy được hiệu quả khi sử dụng thuốc đúng liều liều cũng như thời gian sử dụng. Vì thế tuyệt đối bạn không nên sử dụng thuốc quá liều.

Nếu quá liều, các bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất.

Lưu ý: Khi đi nên mang theo hộp, vỏ hoặc nhãn hiệu của thuốc để giúp các bác sĩ có thông tin cần thiết. Từ đó sẽ có biện pháp xử lí cũng như khắc phục kịp thời và hiệu quả.

Tuyệt đối không đưa thuốc của mình cho người khác sử dụng khi chưa nắm bắt được bệnh tình; tình trạng sức khỏe của đối phương.

Hi vọng rằng với những thông tin mà 2bacsi vừa cung cấp, các bạn đã trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết về thuốc Acyclovir.

Ngày đăng: 08:58 5 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:22 18 Tháng Một, 2019

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.