2bacsi
09:00 10 Tháng Một, 2019

Loratadin Là Thuốc gì? [Bật Mí] 10 thông tin cơ bản về thuốc

Tác giả : Thúy Vân

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Với những bệnh nhân bị mắc bệnh dị ứng thì thuốc Loratadin giống như một “phép màu”. Bởi thuốc loratadin là thuốc điều trị dị ứng hiệu quả nhất hiện nay. Và để giúp bạn đọc hiểu hết được công dụng của thuốc. Hôm nay, 2bacsi xin bật mí đến các bạn 10 thông tin cơ bản về thuốc. Các bạn hãy theo dõi và tìm hiểu cùng 2bacsi nhé!

Loratadin là thuốc gì?

LORATADIN LÀ THUỐC GÌ?

Định nghĩa về thuốc Loratadin

Loratadin là một loại thuốc kháng histamin, thuốc được dùng để điều trị các bệnh lí như: Ngứa; dị ứng; chảy nước mắt; nước mũi; hắt hơi do cảm mạo.

Ngoài ra, với những bệnh nhân có triệu chứng do phát ban gây ra. Các bạn cũng có thể sử dụng thuốc Loratadin để điều trị bệnh.

Thành phần, tên biệt dược của thuốc Loratadin

  • Thành phần chính của thuốc là Loratadin
  • Tên biệt dược của thuốc: Allersil; CBICenlertin; Clarityne 10mg

Dạng thuốc

Thuốc Loratadine tồn tại ở 3 dạng đó là:

Các dạng của thuốc Loratadin

  • Dạng viên nén
  • Viên ngậm
  • Và dạng si rô

TÁC DỤNG CỦA THUỐC

Thuốc Loratadin có công dụng gì?

Thuốc Loratadin có công dụng như sau:

Tác dụng của thuốc Loratadin

  • Chống ngứa và nổi mề đay liên quan đến histamin: Dị ứng da, nổi mề đay vô căn và mạn tính; các rối loạn thuộc về dị ứng da.
  • Viêm mũi dị ứng theo mùa và mãn tính như: Hắt hơi; sổ mũi; ngứa vòm họng; khoang miệng….
  • Điều trị viêm kết mạc dị ứng như: xốn mắt; mắt ngứa đỏ; nóng mắt; xót mắt; chảy nước mắt.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ thắc mắc nào. Các bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Đối với thuốc  Loratadin, các bạn có thể uống trực tiếp bằng đường miệng.
  • Nếu là thuốc  ở dạng  viên nhai. Trước khi nuốt, các bạn phải nhai thật kỹ.
  • Dựa vào tình trạng sức khỏe; tuổi tác; bệnh lí. Các bác sĩ sẽ kê đơn với liều lượng thích hợp. Các bạn tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng. Trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Loratadin

Lưu ý: Các bạn có thể uống thuốc Loratadin trong và ngoài bữa ăn.

LIỀU DÙNG

Để thuốc phát huy tối đa hiệu quả cũng như giúp người bệnh phòng tránh được các biến chứng do thuốc Loratadin gây ra. Các bạn cần phải uống theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Các bạn có thể tham khảo liều dùng Loratadin sau đây.

Liều dùng và cách dùng của thuốc Loratadin

Liều dùng đối với người lớn

  • Bệnh nhân bị viêm dị ứng: Uống 10mg/lần/ngày
  • Đối với người bị mắc bệnh mề đay: Uống 10mg/lần/ngày

Liều dùng dành cho trẻ nhỏ

  • Đối với trẻ dưới 5 tuổi: Nên uống 5mg/lần/ngày. Nên sử dụng thuốc Loratadin ở dạng siro
  • Trẻ trên 6 tuổi: Mỗi lần dùng liều 10mg/ngày. Có thể sử dụng thuốc Loratadin ở dạng viên nén, viên nang, hoặc viên nén phân hủy.

Đối tượng nào không sử dụng thuốc Loratadin được?

Những trường hợp sau đây không nên sử dụng thuốc Loratadin:

  • Người bị phì đại tuyến tiền liệt
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Đối tượng bị bí tiểu hoặc bị tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Người bị tăng nhãn áp; tăng huyết áp hay bệnh cường giáp
  • Ngoài ra, bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch; mạch máu, các bệnh lí về gan thận cũng không nên sử dụng Loratadin.

Chống chỉ định của thuốc Loratadin

THUỐC LORATADIN CÓ GÂY RA TÁC DỤNG PHỤ KHÔNG?

Nếu các bạn sử dụng thuốc loratadin với liều lượng lớn hơn 10mg/ngày. Hơn nữa lại sử dụng trong khoảng thời gian dài. Rất có thể các bạn sẽ gặp phải các tác dụng phụ như sau:

  • Tác dụng phụ thường gặp:

+ Đối với hệ thần kinh: Bị đau đầu thường xuyên

+ Hệ tiêu hóa: Người bệnh có thể bị khô miệng

  • Tác dụng phụ ít gặp

+ Bị chóng mặt

+ Có thể bị khô mũi và hắt hơi

+ Bị khô miệng

  • Biến chứng ít gặp

+ Biểu hiện trầm cảm

+ Tim đập nhanh; đánh trống ngực; loạn nhịp nhanh trên thất

+ Buồn nôn

+ Chức năng của gan bất bình, kinh nguyệt không đều

+ Ngoài ra,có không ít người bệnh còn  gặp phải một tác dụng khác như: ngoại ban; nổi mề đay; chóng phản vệ.

Khi bản thân có các dấu hiệu trên, các bạn cần phải thông báo cho bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp khắc phục kịp thời.

VẬY NGƯỜI BỆNH CẦN THẬN TRỌNG ĐIỀU GÌ KHI SỬ DỤNG THUỐC LORATADIN

Khi sử dụng thuốc Loratadin người bệnh cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Thuốc chỉ có tác dụng làm nhẹ bớt các triệu chứng của bệnh chứ không có tác dụng chữa dứt điểm nguyên nhân gây bệnh.
  • Với các bệnh lí viêm mũi dị ứng, nếu không điều trị sớm và dứt điểm. Rất có thể bệnh sẽ chuyển thành mãn tính và thường xuyên tái diễn, gây khó khăn cho việc điều trị về sau. Chính vì thế, để điều trị dứt điểm bệnh, các bạn nên sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Thêm vào đó, các bạn nên  dùng kết hợp với những loại thuốc khác như glucocorticoid.
  • Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng. Các bạn có thể sử dụng thuốc Loratadin kết hợp  với pseudoephedrin hydroclorid để làm giảm ngạt mũi.
  • Khi sử dụng thuốc Loratadin, các bạn có thể bị: khô miệng; hoặc bị đau răng ở những người cao tuổi. Vì thế, khi dùng thuốc Loratadin  các bạn phải thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Trẻ em dưới  2 tuổi khi sử dụng thuốc Loratadin. Các bậc phụ huynh cần phải hết sức thận trọng. Bởi  vì  hiện nay chưa có nghiên cứu nào xác định được rõ ràng hiệu quả của thuốc đối với tình trạng của trẻ nhỏ.
  • Với thuốc loratadin dạng viên nén, sau khi bóc ra khỏi vỏ, các bạn phải sử dụng ngay.
  • Nên bảo quản thuốc ở nới có nhiệt độ từ 2-30 độ . Tránh sánh sáng trực tiếp hoặc nơi ẩm ướt.

BỆNH NHÂN NÀO CẦN PHẢI THẬN TRONG KHI SỬ DỤNG THUỐC LORATADIN

Với những bệnh nhân sau đây, các bạn phải hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc loratadin

  • Người bị suy gan
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú:

+ Hiện nay chưa có  nghiên cứu đầy đủ và kiểm tra tốt về sử dụng  trong thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai chỉ dùng loratadin khi thật cần thiết. Liều thấp và trong thời gian ngắn.

+ Đối với phụ nữ đang cho con bú. các thành phần của thuốc Loratadin và chất chuyển hóa descarboeth oxy loratadin sẽ tiết vào sữa mẹ. Gây ảnh hưởng đến nguồn sữa. Vì thế, phụ nữ nuôi con nhỏ không nên sử dụng thuốc loratadin trong thời gian dài.

  • Người cao tuổi: Khi  dùng loratadin, sẽ khiến khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng thuốc.
  • Như đã phân tích ở trên, thuốc loratadin có thể gây đau đầu, và gây chóng mặt. Do đó, những người lái xe đường dài hay những người vận hành máy móc không nên sử dụng loại thuốc này.

THUỐC LORATADINE TƯƠNG TÁC VỚI THUỐC NÀO?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thuốc loratadin có thể kết hợp với nhiều thuốc khác trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu kết hợp sai hoặc các laoại thuốc tương tác với nhau sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ. Đồng thời còn làm mất tác dụng của thuốc. Cụ thể như:

  • Kết hợp thuốc Loratadin và Cimetidin sẽ khiến  nồng độ loratadin trong huyết tương tăng lên đến 60%. Do cimetidin ức chế sự chuyển hóa của thuốc loratadin.
  • Nếu điều thuốc loratadin và ketoconazol sẽ dẫn tới tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần. Do sự ức chếcủa CYP3A4.
  • Trường hợp sử dụng  đồng thời loratadin và erythromycin. Sẽ khiến nồng độ loratadin tăng lên  40%. Đồng thời  làm tăng nồng độ chất chuyển hóa descarboeth oxy loratadin lên 46%.

TRƯỚC KHI DÙNG THUỐC LORATADIN CÁC BẠN NÊN BIẾT NHỮNG GÌ?

Trước khi sử dụng thuốc  loratadin, các bạn nên thông báo với bác sĩ và dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với loratadin hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ về các loại thuốc, vitamin, các thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng
  • Bạn đang bị mắc một số bệnh lí như  hen suyễn, bệnh thận hoặc bệnh gan;…cũng cần thông báo cho bác sĩ.
  • Nếu bạn đang dự định có thai, hoặc đang mang thai, đang nuôi con nhỏ, cần phải báo với bác sĩ.
  • Bạn quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

TRIỆU CHỨNG KHI SỬ DỤNG THUỐC QUÁ LIỀU

Khi sử dụng thuốc quá liều , các bạn sẽ có những biểu hiện, triệu chứng sau:

Đối với người lớn

  •  Buồn ngủ
  • Nhịp tim nhanh
  • Bị nhức đầu.

Đối với trẻ nhỏ (dưới 12 tuổi)

Khi uống thuốc quá liều (vượt quá ngưỡng 10mg), trẻ thường bị ngoại tháp; đánh trống ngực

XỬ LÍ NHƯ THẾ NÀO KHI BẠN UỐNG THUỐC QUÁ LIỀU

Khi bản thân có các dấu hiệu, triệu chứng của uống thuốc quá liều các bạn cần phải có biện pháp khắc phục ngay bằng cách:

  • Đến cơ sở y tế hoặc liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả
  • Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc  loratadin cấp. Các bác sĩ, dược sĩ sẽ cho gây nôn bằng siro ipeca để tháo sạch dạ dày ngay. Hoặc dùng than hoạt sau khi gây nôn có thể giúp ích để ngăn ngừa hấp thu loratadin.
  • Trường hợp gây nôn không kết quả hoặc chống chỉ định (thí dụ người bệnh bị ngất, co giật, hoặc thiếu phản xạ nôn). Các bác sĩ sẽ  tiến hành rửa dạ dày với dung dịch natri clorid 0,9% và đặt ống nội khí quản để phòng ngừa hít phải dịch dạ dày.

KHUYẾN CÁO:

Những thông tin mà 2bacsi vừa cung cấp về thuốc Loratadin chỉ mang tính chất tham khảo. Các bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày đăng: 09:00 10 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:12 18 Tháng Một, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.