2bacsi
08:05 3 Tháng Một, 2019

15 + Những Thông tin thú vị về Omeprazole

Tác giả : Thúy Vân

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Omeprazole là tên thuốc không còn xa lạ với những bệnh nhân mắc các bệnh lí liên quan đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, thành phần của thuốc như thế nào, công dụng, liều dùng, tác dụng phụ của thuốc ra sao?….Lại là vấn đề mà không phải người bệnh nào cũng nắm bắt được. Hãy cùng tìm hiểu với 2bacsi về thuốc Omeprazole nhé!

Trước khi đi vào tìm hiểu về tác dụng, liều dùng,….chúng ta hãy cùng tìm hiểu Omeprazole là thuốc gì?

Thuốc omeprazol là thuốc gì?

OMEPRAZOLE LÀ THUỐC GÌ?

Khái niệm về thuốc Omeprazole

Omeprazole là một trong những loại thuốc biệt dược, chuyên được sử dụng trong điều trị các bệnh: trào ngược dạ dày thực quản; bệnh loét dạ dày tá tràng; và hội chứng Zollinger-Ellison.

Ngoài ra, Omeprazole còn được sử dụng để ngăn ngừa chảy máu đường tiêu hóa. Ngăn ngừa ung thư thực quản.

Thuốc có thể được đưa vào cơ thể người qua 2 đường đó là: đường miệng hoặc tiêm vào tĩnh mạch.

Thuốc Omeprazole có những dạng và hàm lượng nào?

Hiện nay, Omeprazole có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang 5mg, 10mg, 20mg, 40mg.
  • Hỗn dịch 25mg, 2,5mg, 10mg.

Các dạng của thuốc omeprazoll

TÁC DỤNG CỦA THUỐC

Thành phần của thuốc

Omeprazol là thuốc được cấu tạo từ các thành phần:

  • Dinatri hydrogen orthophosphat
  • Natri lauryl sulfat
  • Calci carbonat
  • Đường
  • Mannitol
  • Starch
  • Hydroxypropylmethyl cellulose E5
  • Methacrylicacid copolymer (L-30D)
  • Diethyl phthala
  • Talc
  • Titan dioxid
  • Natri hydroxid
  • Tween 80
  • Polyvinyl povidon K30
  • Natri methyl paraben
  • Natri propyl paraben.

Thuốc Omeprazol được sử dụng để điều trị bệnh gì?

Tác dụng của thuốc omeprazol

Theo các chuyên gia, thuốc Omeprazol  chuyên được dùng để điều trị các chứng bệnh do dư thừa acid trong dạ dày gây ra. Cụ thể như:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm loét dạ dày, loét tá tràng
  • Bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger – Ellison
  • Người bị viêm thực quản có tính ăn mòn
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra.

LIỀU DÙNG

Cách sử dụng thuốc Omeprazol đúng chuẩn liều lượng

Sau đây sẽ là sự tổng hợp thông tin về việc sử dụng thuốc cũng như liều lượng cho từng người. Các bạn có thể tham khảo.

Lưu ý: Các bạn nhớ rằng, liều lượng, thời gian sử dụng thuốc như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cụ thể:

  • Độ tuổi
  • Điều kiện đang được điều trị
  • Tình trạng bệnh
  • Các điều kiện y tế khác
  • Phản ứng với liều thuốc Omeprazol đầu tiên

Hướng dẫn sử dụng thuốc  Omeprazol để đạt hiệu quả tối đa nhất

Để thuốc Omeprazol phát huy tối được tối đa hiệu quả. Trước tiên các bạn cần phải có sự thăm khám cũng như chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào từng độ tuổi, bệnh lí mà mỗi người sẽ sử dụng thuốc với liều lượng khác nhau.

Cụ thể:

Đối với người lớn

Nên uống thuốc trước bữa ăn sáng hoặc uống trước khi đi ngủ

  • Đối với người bị mắc bệnh loét tá tràng:

+ Dùng omeprazole 20mg mỗi ngày một lần trước bữa ăn.

+ Hầu hết các bệnh nhân được điều trị trong vòng 4-8 tuần.

  • Người bị loét dạ dày

+ Sử dụng thuốc omeprazole  dạng 40mg.

+ Nên uống mỗi ngày một lần trước bữa ăn.

+ Sử dụng từ 4 đến 8 tuần.

  • Trường hợp bị loét thực quản do ăn mòn

+ Nên uống omeprazole 20mg mỗi ngày một lần trước bữa ăn.

+ Liều lượng có thể tăng lên đến 40 mg mỗi ngày dựa trên đáp ứng trên lâm sàng được mong muốn và khả năng dung nạp của bệnh nhân.

+ Người bệnh có thể sử dụng sản phẩm này trong vòng 12 tháng

  • Điều trị cho người mắc hội chứng Zollinger-Ellison

+ Liều khởi đầu: dùng omeprazole 60mg, uống mỗi ngày một lần. Liều dùng có thể được điều chỉnh để phù hợp với từng người bệnh.

+ Liều duy trì: liều dùng có thể lên đến 120mg. Nên sử dụng 3 lần một ngày. Ngoài ra, có thể dùng đến 80 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, nên chia thành các liều nhỏ.

  •  Liều dùng omeprazole dành cho người bị  trào ngược dạ dày thực quản

+ Liều khởi đầu: dùng omeprazole 20mg uống mỗi ngày một lần trước bữa ăn. Nên sử dụng từ 4 đến 8 tuần. Tùy vào từng người, liều dùng có thể tăng lên đến 40mg mỗi ngày nếu cần thiết.

+ Liều duy trì: Người bệnh có thể uống từ 10-20mg mỗi ngày. Tùy vào mức độ của bệnh mà thời gian sử dụng khác nhau.

  • Người bị mắc bệnh đau nội tiết

+ Liều khởi đầu: dùng 60mg uống mỗi ngày một lần trước bữa ăn. Tùy thuộc vào khả năng dung nạp của bệnh nhân cũng như đáp ứng lâm sàng. Liều lượng có thể khác nhau.

+ Liều duy trì: Người bệnh có thể sử dụng đến 120 mg trong ngày. Mỗi ngày nên sử dụng làm 3 lần. Ngoài ra,  người bệnh có thể dùng trên 80 mg mỗi ngày. Tuy nhiên cần phải  chia ra thành các liều nhỏ.

  • Người bị mắc bệnh tế bào mast hệ thống

+ Liều khởi đầu: dùng 60mg uống mỗi ngày. Nên sử dụng  một lần trước bữa ăn.

+ Liều duy trì: sử dụng 120mg/ Ngày. Một ngày sử dụng  3 lần. Tuy nhiên, có thể sử dụng 80mg mỗi ngày,  nên  chia ra làm các liều nhỏ.

  • Bệnh nhân mắc bệnh khó tiêu

+ Dùng omeprazole 20mg uống mỗi ngày một lần, trước bữa ăn, trong vòng 14 ngày.

+ Ngoài ra, người bị ợ nóng cũng có thể sử dụng liều lượng như trên.

Đối với trẻ em

Riêng đối với trẻ nhỏ, thuốc  Omeprazol sử dụng như thế nào phụ thuộc vào cân nặng của trẻ:

  • Trẻ từ 5 kg đến < 10 kg: uống 5 mg/lần/ngày
  • Đối với trẻ từ 10 kg đến < 20 kg: uống 10 mg/lần/ngày
  • Trường hợp trẻ từ 20 kg trở lên: uống 20 mg/lần/ngày

Lưu ý: 

  • Tuyệt đối không tăng  liều hoặc uống thuốc này thường xuyên hơn chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu có bất cứ thắc mắc nào, các bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa
  • Với trẻ dưới 2 tuổi: Phụ huynh không được tự ý cho bé sử dụng thuốc để tránh mọi rủi ro không mong muốn có thể xảy ra. Khi có nhu cầu cho bé  sử dụng thuốc, phụ huynh cần có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Vậy sử dụng Omeprazole như thế nào cho đúng?

Để thuốc phát huy tối đa công dụng cũng như sử dụng đúng thuốc. Các bạn cần:

  • Sử dụng thuốc trước bữa ăn ít nhất là 1 giờ
  • Tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn ghi trên bao bì của thuốc
  • Tuyệt đối không được dùng quá liều
  • Nên sử dụng thuốc trong vòng 4 ngày để thuốc phát huy hết tác dụng
  • Khi uống thuốc không được nghiền nát hoặc nhai. Tránh làm vỡ viên thuốc
  • Nên nuốt chửng cả viên với 1 cốc nước to
  • Nếu thuốc là dạng bột, các bạn có thể hòa với nước để uống. Lưu ý dùng: Nên dùng 1 muỗng cà phê nước cho gói 2,5 mg. Hoặc 1 muỗng canh nước cho gói 10 mg. Nên để hỗn hợp trong 2 hoặc 3 phút, sau đó khuấy đều và uống ngay. Để đảm bảo mình uống đúng liều lượng, bạn hãy đổ thêm ít nước với phần thuốc còn lại và uống.
  • Với trẻ sơ sinh nên truyền qua ống dẫn khí bằng cách sử dụng ống nuôi dạ dày thông qua mũi.

Lưu ý:

  • Sử dụng thuốc thế nào cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Khi bản thân có các triệu chứng bất thường nên ngừng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.

Omeprazol chống chỉ định với những đối tượng nào?

Omeprazol chống chỉ định với:

  • Những người bị mẫn cảm với các thành phần của omeprazol
  • Người mắc các bệnh lí về gan, người bị loãng xương
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Bệnh nhân bị loét dạ dày ác tính không được sử dụng thuốc này

TÁC DỤNG PHỤ

Khi uống thuốc Omeprazol bạn sẽ gặp phải những tác dụng phụ nào?

Cũng giống như các loại thuốc biệt dược khác. Khi sử dụng  Omeprazol, các bnaj có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Bị nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, sốt
  • Có khi bị tiêu chảy ra nước hoặc đi tiểu có máu
  • Thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi. Cảm giác bị rối loạn
  • Ngứa toàn thân

Tác dụng phụ do thuốc omprazol gây ra

  • Men gan transminase tăng tạm thời
  • Người bệnh cảm thấy ớn lạnh, thường bị nghẹt mũi, hắt hơi và đau họng.
  • Ngoài ra, có người còn bị đổ mồ hôi, biên ngoại bị phù, bạch cầu, tiểu cầu bị suy giảm

Lưu ý: Không phải người nào cũng gặp phải tất cả các triệu chứng trên. Vì thế, khi thấy bản thân gặp 1 trong các dấu hiệu nêu trên. Các bạn hãy nhanh chân đi gặp bác sĩ nhé!

OMEPRAZOLE TƯƠNG TÁC VỚI THUỐC NÀO?

  • Omeprazole  làm chậm sự bài thải của diazepam, phenytoin và warfarin.  Đây là những chất  bị chuyển hóa do oxy  hóa ở gan. Vì thế, với những bệnh nhân sử dụng thuốc này cùng Omeprazole cần phải hết sức thận trọng. Cần phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Khi sử dụng Omeprazole, các bạn cần phải giảm liều lượng của các thuốc trên. Nhất là phenytoin.
  • Các thuốc chẹn beta:  Omeprazole không có tác dụng tương tác với propranolol.
  • Ngoài ra, Omeprazole còn tương tác với 1 số thuốc như:

+ Cilostazol

+ Clopidogrel

+ Diazepam (Valium)

+ Digoxin

+ Disulfiram (Antabuse)

+ Erlotinib

+ Sắt (fumarate sắt, gluconat sắt, sắt sulfat và các chất khác)

+ Methotrexate

+ Mycophenolate Mofetil

+ Phenytoin

+ St. John’s wort

+ Tacrolimus

+ Warfarin (Coumadin, Jantoven)

+ Kháng sinh Ampicillin, Amoxicillin, Clarithromycin và Rifampin

+ Thuốc chống nấm ketoconazole và voriconazole

+ Thuốc HIV/AIDS Atazanavir, Nelfinavir và Saquinavir.

Vì thế, sử dụng Omeprazole với bất cứ loại thuốc nào. Các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nhé!

BẠN NÊN LÀM GÌ KHI QUÊN 1 LIỀU THUỐC OMEPRAZOLE

Quên 1 liều thuốc là điều mà hầu hết người bệnh nào cũng gặp ít nhất một vài lần trong đời. Nếu không may  bạn quên dùng một liều thuốc, bạn hãy:

  • Sử dụng  liều đó càng sớm càng tốt.
  • Tuy nhiên, nếu liều uống đó quá gần với thời điểm dùng liều kế tiếp. Hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp đúng thời điểm quy định.
  • Tuyệt đối không uống gấp đôi liều đã quy định để bù cho liều đã quên dùng.

THUỐC OMEPRAZOL BẢO QUẢN NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Để thuốc không bị mất tác dụng. Các bạn cần bảo quản thuốc như sau:

  • Bạn nên bảo quản ở nhiệt  độ trong phòng
  • Nên tránh ánh sáng hoặc nơi ẩm ướt
  • Tuyệt đối không bảo quản trong phòng tắm
  • Không được bảo quản ở ngăn đá
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em
  • Khi thuốc hết hạn, không được vứt vào bồn cầu hoặc ống dẫn nước
  • Nên xử lí theo hướng dẫn ghi trên bao bì hoặc theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết trên là sự tổng hợp những kiến thức liên quan đến thuốc Omeprazol do các bác sĩ chuyên khoa của 2bacsi cung cấp. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc sử dụng thuốc.

Ngày đăng: 08:05 3 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:26 18 Tháng Một, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.