2bacsi
08:42 14 Tháng Hai, 2019

Lupus ban đỏ là gì, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : Như Bích

Lupus ban đỏ được xếp vào nhóm bệnh tự miễn. Do cơ thể tự sản sinh ra kháng thể để tấn công vào các cơ quan. Trong bài viết dưới đây, 2bacsi sẽ cung cấp thông tin để độc giả hiểu hơn về bệnh lupus ban đỏ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị lupus ban đỏ.

Định nghĩ bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ hay còn gọi là lupus ban đỏ hệ thống thuốc nhóm bệnh tự miễn. Tức là trong cơ thể tự sản sinh ra và gây bệnh.

Do đó, các chuyên gia y tế cho biết, đến nay chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Lupus ban đỏ nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, có thể gây tổn thương hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể như: khớp, da, phổi, tim, mạch máu, thận, hệ thần kinh và tế bào máu,…. Một số trường hợp nặng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Bệnh lupus ban đỏ được chia thành 2 giai đoạn nặng nhẹ, xen kẽ nhau. Và đa phần bệnh không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Đối tượng dễ mắc lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ hệ thống là vấn đề toàn cầu, với hàng triệu người mới mắc hàng năm trên thế giới. Nhưng mỗi chúng ta còn hiểu biết rất ít về căn bệnh này.

Theo nghiên cứu của Hội Lupus Mỹ cho biết, nước này có khoảng 2 triệu người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Trong đó, số người chết do bệnh tăng từ 879 năm 1979 lên 1.046 năm 2002 và 40% bệnh nhân đã phải nghỉ việc.

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai. Đây là nơi chủ yếu tiếp nhận điều trị bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống ở các tỉnh phía Bắc. Tỉ lệ bệnh nhân mắc lupus ban đỏ điều trị tại tại đây luôn chiếm số lượng đông nhất với 400-500 người mỗi năm, chiếm hơn 1/3 tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.

Theo số liệu thống kê của các chuyên gia, cứ 2000 người thì có 1 người bị lupus ban đỏ.

Trong đó, tỉ lệ bệnh nhân nữ thường bị nhiều hơn so với nam giới gấp 5 lần. Trong đó, phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt mắc lupus ban đỏ, các triệu chứng sẽ nặng hơn.

Bệnh nhân mắc lupus ban đỏ chủ yếu ở độ tuổi từ 15 đến 40 tuổi. Trong đó, người Mỹ gốc Phi và người Châu Á và người có tổ tiên gốc Tây Ban Nha thường mắc bệnh nhiều hơn người da trắng.

Biểu hiện và triệu chứng bệnh lupus ban đỏ

Những triệu chứng và dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ

Theo các chuyên gia y tế, triệu chứng bệnh lupus ban đỏ hệ thống thường xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm. Hơn nữa, biểu hiện bệnh thường phụ thuộc vào từng cơ quan mắc bệnh.

Dưới đây là một số biểu hiện bệnh lupus ban đỏ thường thấy như: 

  • Phát ban trên mặt: Có khoảng 30% bệnh nhân lupus ban đỏ có vết phát ban hình giống con bướm ở khu vực mũi và gò má.
  • Sốt kéo dài: là tình trạng rất nhiều bệnh nhân lupus ban đỏ gặp phải.
  • Da phát ban sau khi ra ngoài: Bệnh nhân lupus thường rất nhạy cảm với tia UV. Vì thế nên sau thời gian ở ngoài trời, họ dễ bị phát ban. Thậm chí loét da ở những vùng ít được che chắn như mặt, cổ, cánh tay.
  • Đau khớp: Lupus khiến khớp trở nên cứng và đau. Đặc biệt ở bàn tay, cổ tay, mắt cá chân.
  •  Sưng: Sưng hạch bạch huyết hoặc vùng da quanh mắt có thể là dấu hiệu của lupus. Một số bệnh nhân còn bị sưng bắp chân.
  • Rụng tóc: Bệnh có thể gây rụng tóc, để lại những mảnh hói nhỏ trên đầu và đôi khi đi kèm phát ban.
  • Ngón tay, ngón chân bị tê và đổi màu: đây là biểu hiện của hội chứng Raynaud khiến mạch máu cung cấp máu đến da nhỏ lại.
  • Kiệt sức: toàn thân mệt mỏi.
  • Đau ngực: khi ho hoặc thở sâu.
  • Loét miệng: kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hiện nay, có nhiều loại bệnh liên quan đến hệ miễn dịch. Trong đó, lupus ban đỏ hệ thống là bệnh phổ biến nhất. Nếu bản thân bạn thấy trên cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường không rõ nguyên nhân như: sốt kéo dài, đau đớn, phát ban, cơ thể mệt mỏi,…

Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, thăm khám và có hướng khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ

Nguyên nhân gây ra bệnh lupus ban đỏ là gì?

Cho đến nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ. Tuy nhiên, qua nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia y tế, mới chỉ đưa ra một vài yếu tố tác động khiến bệnh phát triển hơn. Như:

  • Di truyền: Anh chị em ruột của các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người thường.
  • Môi trường: Do nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hoá chất, ánh nắng mặt trời…
  • Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (nhiều hơn gấp 9 lần so với nam giới). Sau khi mãn kinh, cả tỷ lệ mắc và mức độ của bệnh đều giảm rõ rệt, còn trong thời kỳ mang thai bệnh thường nặng lên.

Nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ?

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lupus ban đỏ bao gồm:

Giới tính: như đã nói ở trên, lupus là bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ. Đặc biệt là khi mang thai và có kinh nguyệt;

Những đối tượng thường xuyên tắm nắng hoặc tiếp xúc trực tiếp với nắng sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn.

Bị nhiễm trùng;

Người bệnh đang dùng thuốc đặc trị như: thuốc chống động kinh, hạ huyết áp và kháng sinh;

Tuổi tác: thường được chẩn đoán trong độ tuổi từ 15 và 40.

Điều trị bệnh lupus ban đỏ

Lưu ý trước khi đọc: Những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể dùng để thay thế lời khuyên của chuyên gia y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc chữa lupus ban đỏ

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, lupus ban đỏ hệ thống không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng.

Mục đích chính của việc điều trị này là nhằm giảm thiểu triệu chứng và hạn chế các tổn thương nội tạng nặng. Đối với bệnh lupus ban đỏ, chủ yếu điều trị bằng thuốc. Cụ thể như:

  • Các thuốc chống viêm giảm đau không phải steroid (NSAIDs) như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Nimesulide,…. Có hiệu quả tốt với các triệu chứng ở cơ và khớp. Tuy nhiên, thuốc này lại có tác dụng phụ thường gặp nhất của chúng là gây viêm loét dạ dầy tá tràng. Vì thế để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc bạn cần dùng trong bữa ăn.
  • Các loại corticosteroid như prednisolone, methylprednisolone (Solu-medrol, Medrol), prednisone (Cortancyl), betamethasone (Celeston) có tác dụng chống viêm mạnh hơn nhóm NSAIDs. Nhưng những loại này có nhiều tác dụng phụ hơn. Nên các bác sĩ chỉ chỉ định dùng thuốc này với những trường hợp bệnh nặng.
  • Thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine, Chloroquine có hiệu quả khá tốt với các tổn thương ở da và khớp.
  • Các thuốc ức chế miễn dịch như azathioprin (Imuran), cyclophosphamide (Endoxan), cyclosporin (Sandimmun) chỉ dùng trong những trường hợp nặng không đáp ứng với corticosteroid đơn thuần. Do chúng thường có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Khuyến cáo của chuyên gia: Cho đến nay, chưa có một loại thuốc đông dược nào chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong điều trị lupus ban đỏ hệ thống. Do đó, người bệnh nên hết sức thận trọng khi sử dụng các thuốc này. Vì chúng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí có thể đe doạ tính mạng của họ.

Cách điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Để có phương pháp điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống, trước hết bạn cần chủ động đi khám.

Sau khi kiểm tra và xác định mức độ bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp và loại thuốc điều trị phù hợp với từng triệu chứng và vị trí phát ban.

Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thuốc kháng viêm không chứa steroid. Ngoài ra, thuốc ức chế miễn dịch như prednisone cũng có hiệu quả khá tốt đối với lupus ban đỏ.

Trong trường hợp dùng thuốc mà bệnh không có tiến triển gì, bác sĩ sẽ dùng thuốc đặc trị như hydroxychloroquine trị sốt rét và viêm khớp, methotrexate trị thấp khớp, azathioprine và cyclophosphamide ức chế miễn dịch.

Chẩn đoán lupus ban đỏ bằng cách nào

Trước hết bác sĩ sẽ khám lâm sàng, bằng cách quan sát các triệu chứng bên ngoài. Đồng thời, trò chuyện để khai thác bệnh sử của người bệnh.

Và để xác định chính xác bệnh hơn nữa, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm xét nghiệm máu. Bao gồm:

  • Đo tốc độ lắng hồng cầu (ESR),
  • Xét nghiệm công thức máu (CBC), để xác định số tế bào hồng cầu và tiểu cầu.
  • Kháng thể kháng nhân (ANA)
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Đo tốc độ lắng hồng cầu để kiểm tra mức độ viêm.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm anti-dsDNA chuyên dùng để chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống.

Bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu? Lupus ban đỏ có chết không?

Mắc phải bệnh gì cũng đều khiến chúng ta lo lắng. Tương tự với bệnh lupus ban đỏ cũng vậy, hầu hết bệnh nhân đều quan tâm rằng bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu, lupus ban đỏ có chết không?  

Giải đáp về câu hỏi này, các chuyên gia y tế cho biết: trên thực tế, vẫn chưa có loại thuốc hoặc phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Hầu hết việc chữa trị chỉ dừng ở mức độ làm giảm các triệu chứng.

Tuy nhiên, người bệnh lupus ban đỏ có thể sống thêm ít nhất 10 năm. Thậm chí cũng có người sống lâu bằng người khỏe mạnh. Nếu như bạn tuân theo mọi hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện bệnh tốt hơn.

Lupus ban đỏ hệ thống có lây không?

Lupus ban đỏ có lây không? Chắc hẳn là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Giải đáp về vấn đề này, bác sĩ khẳng định rằng, bệnh lupus ban đỏ không lây truyền.

Bởi vì bệnh không có đặc điểm của bệnh truyền nhiễm. Thông thường các bệnh truyền nhiễm đều là do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên. Trong một môi trường nhất định lây truyền sang các cá thể khác, và phát tán trong cộng đồng với tốc độ cực nhanh. Các bệnh truyền nhiễm bao gồm bệnh sởi, viêm gan do virus, bệnh lị, AIDS…

Bệnh lupus ban đỏ là bệnh mang tính miễn dịch tự thân, là do chức năng miễn dịch tự thân gây nên. Chính vì vậy bệnh không có tính lây truyền cho người khác.

Lupus ban đỏ chỉ có khả năng truyền cho người khác khi đó là bệnh di truyền do gen gia đình. Người thân trong gia đình bị bệnh Lupus ban đỏ thì khả năng anh chị em ruột có thể bị bệnh này tương đối cao. Vì đó là do gen của gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan trong con người.

Lupus ban đỏ hệ thống không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng. Nếu người bệnh đang trong giai đoạn bệnh cấp, thì cần được tăng cường nghỉ ngơi nhưng vẫn cần một chế độ vận động hợp lý để tránh teo cơ và cứng khớp.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt khi mắc bệnh lupus ban đỏ

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lupus ban đỏ?

Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân mắc lupus ban đỏ, hoàn toàn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình. Nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

  • Không hút thuốc.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin D và omega-3.
  • Tập thể dục đều đặn để cơ thể tăng sức dẻo dai và đề kháng tốt hơn;
  • Tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp. Người bệnh nên bôi kem chống nắng có SPF 50 hoặc cao hơn khi đi ra ngoài.
  • Nghỉ ngơi vừa đủ. Cố gắng vận động nhẹ nhàng thay vì nằm;
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn. Gọi bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ của thuốc.

Mắc lupus ban đỏ nên ăn gì?

Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh. Đối với bệnh nhân mắc lupus ban đỏ, nên chú ý bổ sung những loại thực phẩm này hàng ngày.  

Rau xanh và trái cây

Thực phẩm giàu protein và ít chất béo

Thực phẩm giàu canxi và vitamin D như phô mai, sữa, sữa chua,… giúp ngăn ngừa loãng xương

Ngũ cốc nguyên hạt và lúa mì

Nước: bạn nên uống đủ 1,5-2l nước mỗi ngày

Ngoài những thực phẩm tốt cho người bệnh lupus ban đỏ, sẽ có một số loại thực phẩm không tốt cho bệnh lý này như:

  • Đồ uống có caffeine, rượu và các chất kích thích
  • Thực phẩm nhiều chất béo
  • Bệnh nhân bị lupus ban đỏ không nên ăn nhiều muối

Các chuyên gia y tế cho biết, lupus ban đỏ thuộc vào nhóm bệnh tự miễn thường gặp ở nữ giới. Với các biểu hiện bệnh rất đa dạng, do đó đôi khi chẩn đoán bệnh rất khó khăn.

Các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là sử dụng nhóm thuốc ức chế miễn dịch. Khi bệnh bùng phát, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc theo phác đồ tấn công trong 6-8 tuần cho đến khi lui bệnh và chuyển sang phác đồ điều trị duy trì.

Bệnh nhân nên lưu y rằng, các thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên tuân thủ điều trị thuốc theo phác đồ mà bác sĩ đề ra.

Trên đây là những thông tin tổng quan, giải đáp bệnh lupus ban đỏ là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị bệnh phù hợp. Nếu bạn thấy bài viết 2bacsi bổ ích, hãy chia sẻ bài viết để cho mọi người cùng biết. Để có thêm nhiều kiến thức hơn nữa trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và những người trong gia đình.

Ngày đăng: 08:42 14 Tháng Hai, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:42 14 Tháng Hai, 2019

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.