2bacsi
04:05 24 Tháng Một, 2019

Nổi mề đay là bệnh gì? Cách khắc phục bệnh nổi mề đay

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Mề đay được xếp vào nhóm bệnh da liễu. Với các triệu chứng bệnh chủ yếu xuất hiện ở trên bề mặt da. Ngay sau đây, hãy cùng 2bacsi tìm hiểu rõ hơn về nổi mề đay là bệnh gì? Nguyên nhân và cách nhận biết bệnh mề đay. Thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nổi mề đay và những điều cần biết

Nổi mề đay là bệnh gì?

Mề đay là một dạng phát ban do dị ứng. Dùng để chỉ tình trạng da nổi mề đay là những nốt mẩn và ngứa. Mề đây có thể xuất hiện ở một phần của cơ thể hoặc lan rộng ra các khu vực khác.

Các chuyên gia y tế cho biết, nổi mề đay không phải là căn bệnh nguy hiểm. Không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng nổi mề đay khiến người bệnh cảm thấy khó chịu cả ngày, kể cả lúc ngủ.

Triệu chứng nổi mề đay

Những triệu chứng và dấu hiệu nổi mề đay là gì?

Các chuyên gia y tế cho biết, nhận biết các triệu chứng nổi mề đay không khó. Người bệnh chỉ cần chú ý quan sát một số đặc điểm sau đây:

  • Ngứa trên da: là triệu chứng điển hình nhất của căn bệnh này. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện tình trạng nổi da gà. Kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy, nóng rát vô cùng khó chịu. Nhiều người bệnh sẽ dùng hành động gãi để làm thỏa mãn cơn ngứa của bản thân. Tuy nhiên, gãi nhiều, gãi quá mạnh sẽ dễ gây trầy xước và làm tổn thương da.
  • Giai đoạn tiếp theo người bệnh sẽ thấy xuất hiện những đốm mẩn đỏ phát ban. Chúng thường không đều màu mà có chỗ đậm chỗ nhạt. Đôi lúc nghiêm trọng hơn là hiện tượng bong tróc da, sưng tấy.
  • Trường hợp bị nổi mề đay nặng còn gây tổn thương đến hệ hô hấp gây khó thở. Ảnh hưởng đến lớp niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, mề đay còn có thể gây trụy tim dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng.
  • Bệnh nổi mề đay kéo dài hơn 2 tháng không có dấu hiệu thuyên giảm, tức là bạn đã bị bước sang giai đoạn mãn tính. Lúc này các triệu chứng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Những nốt sẩn ngứa hình vòng hay dài ngoằn nghèo. Đôi khi còn thấy xuất hiện các nốt mụn nước. Nếu bị vỡ ra sẽ dẫn đến nhiễm trùng.

Trên đây là một số dấu hiệu bệnh nổi mề đay. Ngoài ra còn một số triệu chứng bệnh hiếm gặp không được đề cặp tại đây. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bị nổi mề đay – Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn thấy bản thân có những triệu chứng nổi mồ đây kể trên. Hoặc bạn thấy bản thân có những dấu hiệu dưới đây. Hãy đi gặp phải sẽ để được thăm khám và điều trị.

  • Không thuyên giảm trong vòng 48 giờ
  • Các triệu chứng đột ngột trở nặng
  • Mề đay gây đau đớn
  • Khi bệnh làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày
  • Đang điều trị nhưng thuốc không đáp ứng với phương pháp điều trị.

Với những trường hợp dưới đây, bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu:

  • Cơ thể choáng váng
  • Cảm thấy tức ngực hoặc khó thở
  • Khô lưỡi và sưng họng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra nổi mề đay?

Các chuyên gia y tế cho biết, một trong những nguyên nhân chính của bệnh mề đay mãn tính là do hệ thống tự miễn dịch.

Khi có sự rối loại các nội tiết hay khả năng tự miễn dịch kém. Thì cơ thể bạn sẽ dễ phát bệnh mề đay.

Một số căn bệnh như: lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp ở tuổi vị thành niên, bệnh tuyến giáp tự miễn và cryoglobulinemia. Bên cạnh đó, nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng đường tiết niệu, virus viêm gan, viêm dạ dày… cũng là những tác nhân có thể dẫn đến mề đay.

Ngoài ra, Histamine và các loại thuốc khác thẩm thấu vào trong máu có thể là nguyên nhân nổi mề đay.

Nguy cơ gây bệnh nổi mề đây

Những ai thường mắc phải bệnh nổi mề đay?

Nổi mề đay là một bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới nhưng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Nổi mề đay cấp tính hay còn được gọi là nổi mề đay ngắn hạn thường phổ biến và ảnh hưởng đến khoảng 1/5 dân số tại một số thời điểm.

Trong khi đó, nổi mề đay mạn tính hay nổi mề đay lâu dài thì ít phổ biến hơn. Nổi mề đay thường phổ biến ở trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 60, những người có tiền sử bị dị ứng.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nổi mề đay?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay, chẳng hạn như:

  • Giới tính. Phụ nữ bị nổi mề đay nhiều gấp đôi so với đàn ông
  • Tuổi tác. Người trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Tác hại biến chứng bệnh nổi mề đay

Mề đay chỉ là một căn bệnh ngoài da, gây mất thẩm mỹ. Do đó, bệnh thường ảnh hưởng đến tâm lí nhiều hơn là sinh lí do cảm giác khó chịu nó mang lại.

Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Chứng phù mạch: Khi mao mạch bị phù khi tích tụ dịch trong cơ thể. Khiến huyết quản và các mạch máu dưới da bị sưng phù. Gây cảm giác khó thở, bỏng rát. Phù mạch thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong khoảng 1 – 3 ngày.
  • Suy nhược cơ thể: Do ngứa ngáy và thiếu ngủ vì khó chịu. Nên người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Hệ thần kinh bị ảnh hưởng, gây stress và căng thẳng.
  • Sốc phản vệ chính là biến chứng nguy hiểm nhất. Ảnh hưởng trực tiếp đến tim và phổi. Người bệnh bị sốc phản vệ sẽ có biểu hiện da tím tái, ngạt thở, ống phế quản bị tắc nghẽn dẫn đến suy hô hấp.

Chẩn đoán – điều trị nổi mề đay

Lưu ý: Những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể thay thế được lời khuyên của chuyên viên y tế.

Chẩn đoán bệnh nổi mề đay như thế nào?

Bác sĩ sẽ quan sát những triệu chứng bệnh bên ngoài. Sau đó, tiến hành làm một số xét nghiệm về máu, xét nghiệm dị ứng để chẩn đoán chúng xác hơn về bệnh.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn viết ra một số loại thuốc, thực phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh nổi mề đay

Bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, nổi mề đay thường không cần điều trị trong khoảng một vài ngày. Trong một số trường hợp, cách trị nổi mề đay có thể là thuốc để làm giảm cảm giác khó chịu. Thuốc chữa nổi mề đay có thể là corticosteroid ngắn hạn để điều trị một số trường hợp nổi mề đay.

Ngoài ra, việc kiểm soát bệnh trước những yếu tố tiềm ẩn gây ra các triệu chứng trên là một điều rất quan trọng.

Mẹo chữa nổi mề đay bằng đông y

Ngoài các phương pháp Tây y, người mắc bệnh nổi mề đay, có thể áp dung một vài bài thuốc đông y nhằm hạn chế tình trạng này.

  • Lá khế: Lá khế có vị đắng chát. Các bộ phận khác của cây khế cũng có công dụng chữa bệnh mẩn ngứa, mụn nhọt. Trong đó có bệnh nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Gừng: Theo dân gian, gừng là một loại thảo dược tính ấm, vị nồng giúp trị ho, giải cảm, kích thích tiêu hóa. Đồng thời, các hoạt chất kháng sinh tự nhiên có trong gừng cũng có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, điều trị mề đay hiệu quả.
  • Kinh giới: Loại thảo dược này có vị cay, tính ấm. Giúp điều trị nổi mề đay, sẩn ngứa, phát ban … rất hiệu quả, giảm thiểu các triệu chứng thường gặp của bệnh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho bệnh nhân nổi mề đay

Những thói quen sinh hoạt hạn chế diễn biến bệnh nổi mề đay

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Mặc quần áo sáng màu
  • Tránh chà xát hoặc sử dụng các loại xà phòng độc hại
  • Làm mát khu vực bị nổi mẩn bằng vòi sen, quạt, vải mát hoặc kem dưỡng da loại nhẹ
  • Lập danh sách khi nào và ở đâu bệnh xuất hiện, lúc đó bạn đang làm gì, ăn gì… điều này có thể giúp bạn và bác sĩ xác định chính xác yếu tố gây bệnh
  • Tránh các thức ăn, đồ uống gây dị ứng.

Nổi mề đay kiêng gì?

Bên cạnh việc thăm khám và điều trị, người bệnh cần chú ý kiêng khem một số vấn đề sau. Để không làm bệnh mề đay trở nên nặng hơn. Cụ thể như:

Bỏ các chất kích thích như thuốc lá, cà phê

Không ăn các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, v.v.

Các thực phẩm giàu protein như hải sản, chocolate, trứng, sữa, v.v.

Đồ ngọt như kẹo, bánh, đường, chè vì có thể làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.

Muối

Không nên tắm nước nóng. Bởi nước nóng sẽ làm da dễ bị tổn thương hơn.

Như các bệnh dị ứng khác, để phòng tránh mề đay, cách tốt nhất là tránh các chất gây dị ứng.

Bạn hãy để ý thời gian, địa điểm, mùa nào trong năm hoặc lần tiếp xúc với các chất lạ, ăn thức ăn lạ… mà gây dị ứng nổi mề đay. Tuy mề đay có thể chữa được dễ dàng bằng thuốc chống dị ứng. Nhưng bạn cần lưu ý rằng, đừng cố tiếp xúc lặp lại với những ăn một món khoái khẩu gây dị ứng. Vì dị ứng lần sau sẽ nặng hơn và có nguy cơ sốc phản vệ gây nguy hiểm tính mạng nếu không kịp cấp cứu.

Vừa rồi là những thông tin mà 2bacsi cung cấp cho quý độc giải, về nổi mề đay là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng bệnh nổi mề đay. Hay luôn đồng hành cùng Hibaci để có thấy nhiều thông tin sức khỏe bổ ích.

Ngày đăng: 04:05 24 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:59 17 Tháng Ba, 2019

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.