2bacsi
04:56 5 Tháng Một, 2019

Sốt xuất huyết có được tắm không – [Giải đáp] thắc mắc về sốt xuất huyết

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Các chuyên gia y tế cho biết, vấn đề chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết vô cùng quan trọng. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhận thường có rất nhiều thắc mắc như: sốt xuất huyết có tắm được không?, có phải kiêng gió không? Sốt xuất huyết có lây không?

Ngay sau đây, hãy cùng 2bacsi đi tìm lời giải cho câu hỏi này:

Sốt xuất huyết có được tắm không? – Những thông tin tổng quát về bệnh sốt xuất huyết

Các chuyên gia y tế cho biết, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Nên biểu hiện đầu tiên và điển hình của bệnh là sốt. Sốt trong sốt xuất huyết thường là sốt cao, sốt thành cơn. Có khi có những cơn rét run, nổi gai ốc. Nhiệt độ cơ thể người bệnh có thể đạt 39 – 40 độ C.

Những ngày tiếp theo, người bệnh sẽ thấy có hiện tượng xuất huyết. Xảy ra sớm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3, kéo dài 3 ngày nếu bệnh nhẹ.

Trường hợp sốt xuất huyết nặng, người bệnh nhân sẽ bị xuất huyết kéo dài. Thời gian xuất huyết có thể kéo dài trên 2 tuần. Mức độ xuất huyết có thể ở mức độ nhẹ (xuất huyết da) hoặc nặng (xuất huyết cùng lúc ở nhiều vị trí hoặc cơ quan).

Vậy sốt xuất huyết có tắm được không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ở phần tiếp theo nhé!

Sốt xuất huyết có được tắm không? Có được gội đầu không?

Sốt xuất huyết có được tắm không? Là câu hỏi được rất nhiều người bận quan tâm. Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cần kiêng tắm. Thay vào đó chỉ nên lau người bằng nước ấm. Bởi cơ thể còn đang mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Bên cạnh đó, khi bị sốt xuất huyết, nếu bệnh nhân tắm nước nóng hoặc xông hơi. Sẽ làm cho mạch bị dãn ra mạnh và xuất huyết nặng thêm. Ngoài ra, tuyệt đối không được sử dụng nước lạnh để tắm vì nước lạnh làm co mạch ngoài da nhưng lại làm dãn mạch trong nội tạng. Điều này là nguy cơ chính gây ra tử vong.

Sốt xuất huyết có phải kiêng gió không?

Như chúng ta đã biết, bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường có dấu hiệu sốt cao, có thể lên đến 39 đến 40 độ C.

Nếu như bệnh nhân chỉ có sốt nhẹ, dưới khoảng 38 độ c. Không có biểu hiện gì lạ thì người bệnh có thể ở nhà, nghỉ ngơi và theo dõi.

Bệnh sốt xuất huyết có phải kiêng gió không? Câu trả lời là có. Tốt nhất bạn nên kiêng gió, hạn chế để bệnh nhân tiếp xúc với gió ngoài trời. Để tránh bệnh nhân bị nặng hơn hoặc có thể để lại những triệu chứng nặng nề, không ngờ tới.

Đối với người xưa thì bệnh sốt xuất huyết kiêng gió, kiêng nước vì lo ngại bệnh nhân đang bị sốt, ra gió, gặp nước có thể bị lạnh đột ngột. Điều này khiến bệnh nhân có thể bị cảm mạo hoặc bị tai biến nặng thêm.

Sốt xuất huyết có lây không? – Sốt xuất huyết khi nào khỏi?

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Giải đáp cho câu hỏi này, ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định: “Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp. Cũng không lây qua dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm virus. Sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt”.

Như vậy, việc tiếp xúc trực tiếp giữa người khỏe mạnh và người bệnh sốt xuất huyết không làm lây bệnh. Do đó, người nhà có thể yên tâm chăm sóc bệnh nhân.

Và để phòng tránh lây nhiễm sốt xuất huyết. Hãy dọn dẹp nơi ở sạch sẽ, để loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi. Buông màn khi đi ngủ.

Theo các bác sĩ, bệnh sốt xuất huyết có diễn biến tự khỏi. Các loại thuốc sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết chủ yếu để điều trị triệu chứng như: hạ sốt, bù nước và điện giải, chống chảy máu, chống suy tuần hoàn.

Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết

Ngoài những lưu ý về tắm gội, nghỉ ngơi. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, người bệnh nên tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ. Vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.

Cần tránh không ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Mục đích của việc này là để không bị nhầm lẫn dấu hiệu xuất huyết khi người bệnh bị nôn ói có màu xám, thâm đen bất thường. Sẽ khó phân biệt được đó có phải là do xuất huyết tiêu hóa không hay là màu thực phẩm?

Người bị sốt xuất huyết cần kiêng đồ ăn cay vì nó sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng. Những đồ ăn cay như gừng, ớt, mù tạt… sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.

Tránh xa các loại nước nhiều đường, giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc khi bị sốt xuất huyết.

Hi vọng rằng, bài viết vừa rồi đã giúp giải đáp sốt xuất huyết có được tắm không? Có được ra gió không? Bệnh có lây không? Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích. Hãy chia sẻ thông tin này cho mọi người.

Ngày đăng: 04:56 5 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 08:22 18 Tháng Một, 2019

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.