2bacsi
05:00 22 Tháng Một, 2019

Suy thận là bệnh gì?[Tìm hiểu] về triệu chứng, nguyên nhân gây suy thận

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Đây là căn bệnh thường phát triển âm thầm khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Vậy bệnh suy thân là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh suy thận này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu bệnh suy thận

Suy thận là bệnh gì?

Thận là hai cơ quan nằm sau lưng hai bên cột sống, ngay phía trên eo. Các chuyên gia y tế cho biết, thận đảm nhận một số chức năng quan trọng để duy trì sự sống.

Thận có nhiệm vụ lọc máu bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa. Duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp.

Suy thận là để chỉ chứ năng thận bị suy yếu. Khi thận bị tổn thương, các chất thải và nước có thể tích tụ trong cơ thể. Từ đó, gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như: cơ thể suy nhược, ngủ kém và khó thở,….

Suy thận thường được chia thành 2 dạng chính, đó là suy thận cấp tính và mạn tính.

Bệnh suy thận rất đang phải quan tâm

Như đã nói ở trên, thận giữ vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, nếu chức năng thận bị tổn thương. Sự tổn thương này sẽ khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

Càng để lâu, bệnh sẽ càng trở nên trầm trọng, thậm chí thận có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Và có thể gây tử vong cho người bệnh.

Dấu hiệu suy thận

Những dấu hiệu, triệu chứng suy thận là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng suy thận phát triển theo thời. Người bệnh có thể nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Những thay đổi khi đi tiểu: Đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là tiểu đêm. Lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường. Nước tiểu có bọt. Người bệnh có cảm giác căng tức hoặc tiểu buốt. Đôi khi còn thấy có lẫn máu trong nước tiểu.
  • Sưng/phù chân, tay: Sự tích tụ biểu hiện rõ ở mặt, khiến người bệnh phù mặt như béo lên. Hai chân sưng phù, đặc biệt là cổ chân, bàn chân.
  • Ngứa, phát ban ở da: Suy thận còn khiến người bệnh xuất hiện mụn nhọt, phát ban gây ngứa ngáy khó chịu trên da. Điều này xảy ra là do khi thận bị suy yếu., Sự tích tụ lại các chất thải trong máu sẽ khiến người bệnh viêm nhiễm. Từ đó dẫn đến nhiều trận ngứa ở nhiều mức độ.
  • Cơ thể mệt mỏi: Thận suy yếu, dễ gây ra tình trạng này thiếu máu. Điều này khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung. Kèm theo đau đầu, kém tập trung, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn…
  • Thay đổi hơi thở và vị giác: Người bị bệnh thận thường vị giác sẽ kém hơn, ăn không ngon miệng. Hơi thở có phần nặng nhọc hơn.
  • Cảm thấy ớn lạnh: Thiếu máu do suy thận khiến sức đề kháng giảm sút. Da kém sắc, lúc nào cũng thấy ớn lạnh.
  • Đau lưng, cạnh sườn và hai chân: là những cơn đâu rất thường gặp ở bệnh nhận suy thận.

Ngoài những dấu hiệu suy thận kể trên, có thể còn các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh, hãy đi khám để tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng suy thận kể trên. Hoặc nghi ngờ mình mắc bệnh. Hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm.

Nếu để lâu bệnh dễ chuyển sang mãn tính.

Thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người là khác nhau. Do đó, hãy luôn tham khảo ý kiếm bác sĩ, để được chỉ định phương pháp chữa trị tốt nhất.

Nguyên nhân suy thận

Những nguyên nhân gây suy thận

Thận là một tạng quan trọng trong hệ tiết niệu, có chức năng duy trì cân bằng nội môi và chất lỏng đồng thời lọc chất dư thừa của máu, chất thải sau đó bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.

Suy thận mạn xảy ra khi có một bệnh hoặc rối loạn ở thận xuất hiện. Bất thường này sẽ làm tổn thương thận ngày càng trầm trọng trong vài tháng hoặc vài năm.

Nguyên nhân gây suy thận thường do các bệnh lý gây áp lực lên thận như:

  • Huyết áp cao: Gây căng thẳng lên mạch máu nhỏ trong thận, ngăn chặn hoạt động của thận.
  • Bệnh tiểu đường: Lượng glucose trong máu tăng cao gây tổn thương các bộ lọc trong thận gây suy thận.
  • Hàm lượng cholesterol cao: Nguyên nhân suy thận này là do mỡ tích tụ trong mạch máu khiến thận hoạt động khó hơn.
  • Tổn thương thận từ nhiễm trùng máu;
  • Tắc nghẽn dòng nước tiểu, chẳng hạn như do phì đại tuyến tiền liệt;
  • Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc;
  • Biến chứng trong thai kỳ, chẳng hạn như sản giật và tiền sản giật hoặc liên quan đến hội chứng HELLP

Nguy cơ mắc bệnh

Những ai có nguy cơ mắc bệnh thận?

Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh thận mãn tính bao gồm:

Cao huyết áp;

Tiểu đường

Bệnh tim;

Béo phì;

Cholesterol cao;

Hút thuốc

Tiền sử gia đình mắc bệnh thận;

Từ 65 tuổi trở lên.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc suy thận cấp?

Suy thận cấp tính đa số đều đi kèm với các bệnh lý khác xuất hiện trước đó. Các bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc suy thận cấp phải kể đến đó là:

Tuổi cao;

Tắc nghẽn trong các mạch máu ở cánh tay hoặc chân (bệnh động mạch ngoại vi);

Tiểu đường;

Từng mắc bệnh tim mạch

Cao huyết áp;

Bệnh thận khác;

Bệnh gan.

Tác hại của bệnh suy thận

Khi bệnh thận có diễn biến xấu thì nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra như: thiếu máu, bệnh xương, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp.

Tổn thương thần kinh ngoại biên: Gây yếu chân, tay hay có cảm giác kiến bò, cảm giác nóng rát hay khó chịu và bứt rứt ở bàn chân, cẳng chân, dáng đi thay đổi.

Tăng huyếp áp: Không chỉ là nguyên nhân chính gây suy thận mạn tính mà còn có thể là hậu quả của bệnh thận. Bệnh suy thận có tác động lớn đến huyết áp vì thận không còn duy trì được cân bằng dịch trong cơ thể. Khi dịch ứ đọng ở phổi có thể gây khó thở và suy tim do sung huyết.

Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, huyết áp cao, hoặc chất dịch trong phổi (phù phổi);

Sự gia tăng đột ngột nồng độ kali trong máu (tăng kali máu), mà có thể làm giảm khả năng tim của bạn hoạt động và có thể đe dọa tính mạng;

Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực;

Tổn thương hệ thần kinh trung ương của bạn, mà có thể gây ra khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật;

Giảm phản ứng miễn dịch, mà làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng hơn;

Viêm màng ngoài tim- màng bao phủ ngoài trái tim;

Chẩn đoán và điều trị bệnh thận

Lưu ý: Những thông tin được cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.  Không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế.

Chẩn đoán bệnh thận bằng cách nào

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh suy thận giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì? Chính vì vậy, xét nghiệm là cách duy nhất để biết thận của bạn đang làm việc như thế nào.

Trong quá trình đi thăm khám sức khỏe, bạn nên xét nghiệm, kiểm tra chức năng thận khi bản thân đang mắc các bệnh lý như: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,…

Hai xét nghiệm cần thiết để kiểm tra bao gồm:

Xét nghiệm máu kiểm tra GFR của bạn, cho bạn biết độ lọc của thận. GFR là tốc độ lọc cầu thận.

Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra albumin trong nước tiểu của bạn. Albumin là một loại protein có thể vào nước tiểu khi thận bị tổn thương.

Kiểm tra huyết áp là một điều quan trọng. Huyết áp cao có thể là dấu hiệu của suy thận. Giữ huyết áp của bạn bằng hoặc thấp hơn mục tiêu đặt ra bởi bác sĩ của bạn. Đối với hầu hết mọi người, mục tiêu huyết áp là dưới 140/90 mm Hg.

Nếu bệnh được chẩn đoán và phát hiện càng sớm, bạn có thể bắt đầu điều trị ngăn ngừa suy thận tiến triển kịp thời.

Trường hợp bị tiểu đường, nên kiểm tra chức năng thận mỗi năm.

Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp siêu âm để đánh giá cấu trúc và kích thước thận. Trong một số trường hợp khác bác sĩ có thể sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh cao cấp hơn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị suy thận?

Để có được phương pháp điều trị suy thận phù hợp. Trước hết bạn cần đi khám để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám trước. Sau đó, bác sĩ mới chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Với bệnh suy thận mạn không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị là giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, giảm các biến chứng và làm bệnh tiến triển chậm lại. Nếu thận của bạn bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối.

Chữa suy thận từ nguyên nhân gây bệnh

Trong điều trị bệnh thận, bác sĩ sẽ giúp bạn làm chậm hoặc chữa khỏi các nguyên nhân gây ra bệnh thận.

Tuy nhiên, tổn thương thận có thể tiếp tục xấu đi ngay cả khi những nguyên nhân gây ra suy thận đã được kiểm soát tốt.

Điều trị các biến chứng suy thận

Bác sĩ sẽ điều trị các biến chứng để giúp bạn sống thoải mái hơn.

Nếu thận của bạn không thể loại bỏ kịp các chất cặn bã khỏi cơ thể. Thì có thể bạn dã mắc suy thận giai đoạn cuối. Tại thời điểm đó, chạy thận hoặc ghép thận là cần thiết.

  • Chạy thận nhân tạo giúp loại bỏ các chất thải và nước dư thừa từ máu khi thận không còn có thể làm được điều này. Trong chạy thận nhân tạo, có một máy lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu của bạn.
  • Ghép thận là phẫu thuật thay quả thận của bạn bằng quả thận khỏe mạnh từ một người khác hiến tặng cho bạn. Thận ghép có thể đến từ người còn sống hoặc đã chết. Bạn sẽ cần phải dùng thuốc trong suốt phần đời để giữ cho cơ thể của bạn thích nghi với thận mới.
  • Đối với một số người chọn cách không chạy thận hoặc ghép thận. Một lựa chọn thứ ba là điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu làm cách này, tuổi thọ của bạn thường không kéo dài.

Chú ý trong điều trị

Khi chức năng thận đã giảm, cần có biện pháp để giúp cơ thể loại bỏ chất muối, nước thừa. Bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh lượng muối, protein, phosphor, calo và các chất khác trong bữa ăn hằng ngày.

Chế độ dinh dưỡng thận trọng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và kéo dài thời gian làm việc của thận.

Về thuốc, cần dùng thuốc kiểm soát huyết áp, duy trì cân bằng về vitamin và chất khoáng. Điều trị thiếu máu, thuốc giúp cho xương khỏe bằng vitamin D3, canxi… theo chỉ định của thầy thuốc.

Vận động thường xuyên vẫn rất cần thiết cho người có bệnh thận mạn tính. Vì giúp tăng sức khỏe, nghị lực sống, giảm huyết áp, cải thiện giấc ngủ, kiểm soát cân nặng, giảm nồng độ mỡ máu.

Chế độ sinh hoạt tốt cho bệnh nhận mắc bệnh thận

Những thói quen sinh hoạt làm hạn chế diễn tiến suy thận

Người bị suy thận vẫn có thể tiếp tục sống, làm việc, đi chơi với bạn bè và gia đình. Cũng như hoạt động thể chất lành mạnh.

Bệnh nhân bị suy thận cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giúp bạn sống một cuộc sống lành mạnh hơn và lâu hơn. Vì đau tim và đột quỵ phổ biến hơn ở những người bị bệnh thận, những thay đổi này là tốt cho trái tim và thận của bạn.

Thay đổi lối sống

Một lối sống lành mạnh rất tốt cho những người bị bệnh thận, đặc biệt là nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, hoặc cả hai.  Hãy trò chuyên với bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng, để được tư vấn chế độ ăn hợp lý hơn.

Đối với bệnh thận, cần duy trì huyết áp ổn định. Tốt nhất nên đạt dưới 140/90 mm Hg và ít hơn 2.300 miligam (mg) của natri mỗi ngày.

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy kiểm soát nồng độ đường trong máu của bạn. Kiểm soát tốt glucose trong máu có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm biến chứng bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn uống, vận động, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, và tất cả các loại thuốc có thể giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu của bạn.

Bệnh nhân suy thận cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ đề ra. Đảm bảo dùng đúng và đủ liều lượng thuốc. Nếu bạn đang hút thuốc lá, thì cần bỏ ngay. Vì thuốc lá có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất sẽ tốt cho huyết áp của bạn, cũng như mức độ glucose và cholesterol trong máu của bạn.

Ngoài ra, thừa cân khiến thận của bạn làm việc vất vả hơn. Vì vậy, lên kế hoạch và thực hiện giảm cân ngay từ bây giờ sẽ giúp thận của bạn khỏe mạnh hơn.

Chế độ ăn uống tốt cho bệnh thận

Những gì bạn ăn và uống có thể giúp làm chậm sự phát triển suy thận. Một số thực phẩm có thể tốt hơn cho thận của bạn hơn những loại khác. Hầu hết các muối natri và các chất phụ gia mình ăn đến từ thực phẩm đã chế biến, không phải từ muối tinh. Ăn thức ăn nấu chín cho phép bạn kiểm soát những gì bạn ăn.

Chế độ ăn cho người suy thận tùy theo giai đoạn của bệnh, nhưng người bệnh cần lưu ý như sau:

  • Thức ăn được khuyến khích: Chất bột (khoai lang, khoai sọ, miến dong); chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt); chất béo (có thể ăn khoảng 30 – 40g/ngày, ưu tiên chất béo thực vật); bổ sung canxi (sữa); bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic…).
  • Nước uống: Lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 300 đến 500ml (tùy theo mùa) + lượng nước tiểu hàng ngày + lượng dịch mất bất thường, hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu…).

Những thực phẩm bệnh suy thận nên kiêng

Người bị suy thân cần kiêng một số loại thực phẩm sau:

Muối (ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm);

Ăn hạn chế đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng;

Tránh ăn nội tạng động vật;

Không nên ăn đồ nướng, rán, thực phẩm giàu kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, dẻ, socola);

Thực phẩm giàu phốt-pho (pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ…).

Lời khuyên của bác sĩ

Để có thể phát hiện sớm bệnh thận mạn, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/ năm. Thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu cơ bản có thể phát hiện ra bất thường ở thận.

Vừa rồi là những thông tin 2bacsi cung cấp giúp người bệnh hiểu suy thận là bệnh gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị.

Ngày đăng: 05:00 22 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 06:47 22 Tháng Một, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.