Trả lời thắc mắc : TÓC RỤNG CÓ MỌC LẠI KHÔNG?
Tham vấn y khoa : Bảo Nhi
1. Hiện tượng tóc rụng
Thành phần chính cấu tạo nên sợi tóc là chất sừng keratin (chiếm đến 70%). Đây cũng chính là chất tạo nên móng tay, móng chân của chúng ta. Giống như cây mọc lên từ rễ, thì tóc cũng như vậy. Các tế bào nang tóc sẽ được các mạch máu dưới da đầu đưa dưỡng chất đến, nuôi dưỡng và dần hình thành các sợi tóc rõ rệt.
Một sợi tóc sẽ trải qua 3 giai đoạn:
– Giai đoạn tăng trưởng: Tóc được hình thành và mọc ra khỏi đầu thoát của tuyến dầu quanh nang tóc. Thân tóc sau đó sẽ xuất hiện và hoàn thành quá trình sừng hóa ở bên ngoài.
– Giai đoạn dừng tăng trưởng: Lúc quá trình tăng trưởng của tóc sẽ dừng lại. Phần sâu nhất của sợi tóc sẽ bắt đầu thoái hóa.
– Giai đoạn thoái hóa: Nang tóc lúc đó không hoạt động nữa. Tóc bắt đầu rụng đi và nhường chỗ cho giai đoạn tăng trưởng của sợi tóc mới, lặp lại một vòng tuần hoàn.
Trung bình, tóc mọc ra khoảng 1cm/tháng. Trên da đầu cũng có khoảng 50-150 nghìn sợi tóc và có khoảng 30-100 sợi tóc rụng/ngày là hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu tóc bị rụng quá số lượng như vậy thì mới là điều đáng lo ngại. Bởi lẽ đó chính là dấu hiệu cho thấy tóc bạn đang bị rối loạn, mất cân bằng, tóc sẽ nhanh chóng trở nên thưa hơn và có thể thấy trên da đầu lộ ra các khoảng trống (trước đây được tóc che phủ).
Các nguyên nhân gây rụng tóc như do di truyền, dinh dưỡng kém, do rối loạn tâm lý, rối loạn nội tiết, căng thẳng kéo dài hoặc do các yếu tố cơ học – vật lý – hóa học dẫn đến tình trạng tóc rụng nhiều bất thường.
2. Vậy tóc rụng có mọc lại không?
Tóc rụng nhiều có mọc lại không là do yếu tố cơ địa của từng người và phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Với những trường hợp mới chớm rụng tóc, sờ da đầu vẫn có cảm giác nhám nhám chứng tỏ các nang tóc vẫn còn ở da đầu, nếu biết cách cải thiện thì tóc sẽ mọc lại sớm.
Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu rụng tóc bất thường, bạn nên tới ngay các cơ sở chuyên khoa về tóc và da đầu, thăm khám, kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân. Từ đó có phương án điều trị hợp lý, ngăn tóc rụng nhiều và kích thích những sợi tóc mới phát triển trở lại. Để tránh rụng tóc thì cần bảo vệ tóc từ cả ở bên trong và bên ngoài, sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên ủ tóc, hạn chế tác động hóa chất, nhiệt độ cao lên tóc,…
Nếu do thiếu hụt các chất dinh dưỡng nên tóc bị rụng nhiều thì có thể khắc phục bằng cách cân bằng lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nhưng cũng có nhiều trường hợp tóc không thể tự mọc lại do các nang tóc đã bị teo, sờ vào da đầu nhẵn mịn thì cách duy nhất là phải tiến hành cấy tóc.
Hiện có 2 phương pháp cấy tóc là tự thân và sinh học.
Cấy tóc tự thân là kỹ thuật sử dụng những nang tóc khỏe mạnh của chính cơ thể khách hàng để cấy vào vùng tóc rụng nhiều, hói đầu. Phương pháp này đảm bảo tương thích và an toàn tuyệt đối mà hoàn toàn không lo các hiện tượng lây nhiễm hay dị ứng.
Cấy tóc sinh học là việc sử dụng các sợi tóc nhân tạo (tóc sinh học) được cấy vào vùng da đầu, thành phần cấu tạo giống >90% tóc thật (chất sừng keratin chiếm trên 70% (gồm nhiều loại protein và thân tóc gồm 3 lớp: Lớp biểu bì, lớp giữa và lớp tủy) do đó, đảm bảo mật độ tóc, tuy nhiên không thể mọc dài ra như cấy tóc tự thân và cũng có một số biến chứng hay tóc sinh học bị rụng do không tương thích.
Trên đây chúng tôi đã giải đáp các thắc mắc về “Tóc rụng có mọc lại không?” và giải pháp giúp bạn khắc phục hiệu quả. Chúc bạn thành công và sớm “hồi xuân” lại mái tóc.
Phòng khám cấy ghép tóc y học quốc tê
- Cơ sở 1: 38 nguyễn Du , Hai Bà Trưng, HN
- Cơ sở 2: 260 Nguyễn Đình Chiểu, p.6, Q.3, Tp. HCM
- Hotline: 0869.399.344.
Ngày đăng: 09:27 24 Tháng Tư, 2023 | Lần cập nhật cuối: 09:27 24 Tháng Tư, 2023