2bacsi
03:59 19 Tháng Hai, 2019

Suy giáp có nên mang thai – Nguyên nhân và cách kiểm soát bệnh trong thai kỳ

Tác giả : Thú y

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai

Bị suy giáp có nên mang thai là mối quan tâm của rất nhiều chị em bị suy giáp. Bởi tuyến giáp hầu như ảnh hưởng đến tất cả hoạt động của cơ thể, bao gồm cơ quan sản sản. Trong bài viết sau, 2bacsi sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc có nên mang thai khi bị suy giáp. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Nguyên nhân gây suy giáp trong thời kỳ mang thai

Trước khi giải đáp suy giáp có nên mang thai, bài viết sẽ tổng hợp một số nguyên nhân gây suy giáp khi mang thai.

Nguyên nhân gây suy giáp trong thời kỳ mang thai

Nguyên nhân phổ biến nhất phải kể đến chính là do bệnh Hashimoto hay còn gọi là viêm tuyến giáp mạn tính có tính chất tự miễn. Bệnh lý này có thể có từ trước khi mang thai hoặc cũng có thể xuất hiện lần đầu tiên khi mang thai.

Một số nữ giới mắc suy giáp khi mang thai do bị cắt tuyến giáp hoặc do điều trị iode phóng xạ (I131). Có trường hợp người đang điều trị basedow bằng thuốc kháng giáp dạng tổng hợp liều quá cao cũng mắc suy giáp.

Ngoài ra, nữ giới đã hoặc đang điều trị cường giáp, trong gia đình có người thân bị tuyến giáp. Người đã bị viêm tuyến giáp hoặc suy giáp trong lần có thai trước, hoặc người có bướu cổ to… cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh suy giáp ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?

Suy giáp xảy ra khi hormone của tuyến giáp hoạt động kém. Nếu tuyến giáp không sản xuất đủ hormone thì sự cân bằng các phản ứng hóa học của cơ thể sẽ bị phá vỡ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có cơ quan sinh sản.

Nữ giới bị suy giáp sẽ ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, khiến trứng sản xuất ít progesterone hơn. Bệnh suy giáp khiến trứng không thể rụng, hoặc rụng không thường xuyên. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng thụ thai của nữ giới. Thậm chí, người bệnh có thể vô sinh do một số nguyên nhân tiềm ẩn của chứng suy giáp.

Suy giáp khi mang thai có nguy hiểm không?

Suy giáp khi mang thai có nguy hiểm không

Đối với thai phụ

Để trả lời suy giáp có nên mang thai chị em cần nắm rõ những mối nguy hiểm nếu bị suy giáp khi mang thai. Đối với thai phụ, nếu không được điều trị có thể gặp những biến chứng nguy hiểm của suy giáp. Bao gồm: suy tim sung huyết, thiếu máu, đau yếu cơ, táo bón, chậm chạp…

Ngoài ra, thai phụ còn đối mặt nhiều biến chứng liên quan đến sản khoa. Ví dụ như tiền sản giật, sinh con nhẹ cân, bất thường ở bánh nhau, chảy máu nhiều sau sinh…

Đối với thai nhi

Thông thường, thai nhi ở tuần thứ 10 – 12 sẽ bắt đầu hình thành tuyến giáp. Đồng nghĩa với việc thai nhi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn homrone tuyến giáp của thai phụ. Do đó, nếu thai phụ bị suy giáp thì thai nhi sẽ mắc bệnh và phụ thuộc vào lượng iod do mẹ cung cấp.

Trong khi đó, hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia, hình thành các cơ quan cũng như sự phát triển bộ não của trẻ. Trẻ bị suy giáp sẽ có những bất thường về sự phát triển trí tuệ, lẫn thể chất nếu không can thiệp kịp thời.

Suy giáp có nên mang thai không?

Suy giáp có nên mang thai không

Bị suy giúp có nên mang thai? Với những mối nguy hại trên chắc chắn chị em sẽ cho rằng không nên mang thai khi mắc bệnh suy giáp. Tuy nhiên, thực tế người bệnh suy giáp vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Nhưng người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tiến hành sàng lọc bệnh tuyến giáp nếu có ý định mang thai.
  • Cần tiến hành kiểm tra tuyến giáp nếu nữ giới có bướu cổ, phát hiện triệu chứng bệnh suy giáp. Hoặc có người thân bị tuyến giáp, có nồng độ kháng thể tuyến giáp trong máu cao.
  • Nữ giới có triệu chứng tuyến giáp nhẹ, dương tính với bệnh tuyến giáp tự miễn… Cần sử dụng liệu pháp bổ sung hormone lượng thấp.
  • Bổ sung selen ở những phụ nữ có nồng độ kháng thể cao.
  • Cần theo dõi cẩn thận liều lượng thay thế hormone tuyến giáp trong và sau khi mang thai bằng cách sử dụng giá trị TSH.

Người bị suy giáp cần làm gì nếu muốn mang thai?

Với những thông tin trên chắc chắn chị em đã giải đáp thắc mắc suy giáp có nên mang thai. Nếu chị em có ý định mang thai, hãy tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sỹ sẽ chỉ định một số loại thuốc hoặc liệu pháp thay thể hormone để khôi phục khả năng sinh sản.

Người bị suy giáp cần làm gì nếu muốn mang thai

Thông thường, người bệnh sẽ mất khoảng từ 1 – 2 tháng để mức hormone tuyến giáp trở lại bình thường. Lúc này, bạn sẽ được chỉ định dừng thuốc và kiểm tra lượng hormone kích thích tuyến giáp. Nếu hormone này ổn định trở lại chị em có thể mang thai bình thường.

Người bị suy giáp mang thai cần lưu ý gì?

Khi đã mang thai, điều quan trọng tiếp theo chính là duy trì lượng hormone tuyến giáp ở mức bình thường trong quá trình mang thai. Lúc này, bác sỹ có thể điều chỉnh liều thuốc để giữ lượng hormone TSH luôn trong tầm kiểm soát. Thai phụ sẽ được chỉ định kiểm tra hormone TSH 3 lần trong suốt thai kỳ.

Đa số, nếu hormone tuyến giáp chỉ suy giảm ít sẽ không ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như sảy thai, ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Do vậy, thai phụ cần tiếp tục uống thuốc trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp chị em hiểu rõ suy giáp có nên mang thai. Những thông tin của 2bacsi chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sỹ để có hiệu quả tốt nhất.

Ngày đăng: 03:59 19 Tháng Hai, 2019 | Lần cập nhật cuối: 03:59 19 Tháng Hai, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.