2bacsi
08:37 27 Tháng Mười Hai, 2018

Giải đáp thắc mắc: Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?

Tác giả : Trâm Anh

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai

Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đau bụng dưới bên trái là bệnh gì? Hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời cho vấn đề này nhé!

2bacsi xin cung cấp cho chị em một số các bệnh có liên quan đến đau bụng dưới ở chị em. Và những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi vậy khi chị em có bất cứ nhưng dấu hiệu của đau bụng dưới bên trái thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tiến hành thăm khám và điều trị.

Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?

đau bụng dưới bên trái ở nữ giới

Bụng dưới bên trái là khu vực được tính từ rốn đến xương chậu. Góc phần tư bụng dưới bên trái bao gồm nhiều cơ quan nội tạng khác nhau. Như: phần cuối của ruột già, đại tràng, trực tràng, buồng trứng (ở nữ giới), các mô, cơ bắp, mỡ và mô liên kết.

Đau bụng dưới là một trong những hiện tượng thường xuyên gặp ở chị em phụ nữ. Và những cơn đau này có thể chỉ là chứng bệnh đơn giản nhưng cũng có lúc báo hiệu vấn đề nguy hiểm.

Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì? Có thể do nhiều vấn đề khác nhau như hệ tiêu hóa, các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn hoặc thậm chí là những vấn đề về cơ.

Với những gì đã chia sẻ ở trên thì khi người bệnh bị đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy đau bụng dưới bên trái là bệnh gì? Dưới đây sẽ là những giải đáp cho tất cả mọi người.

Đau bụng dưới bên trái- Hệ tiêu hóa gặp vấn đề

Hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề là một trong những vấn nguyên nhân khiến chị em bị đau bụng dưới bên trái.

Khi chị em bị đau bụng dưới bên trái thường được chẩn đoán là mắc chứng viêm túi thừa cấp khi bị đau bụng dưới bên trái. Bệnh này có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa.

Thông thường các túi thừa này không gây bất kì triệu chứng nào nhưng lại dẫn đến các cơn đau bụng dữ dội khi bị viêm. Thường thì các cơn đau này diễn ra ở bụng dưới bên trái vì đây là nơi hầu hết các túi thừa phát triển.

Bị viêm túi thừa, ngoài bị đau bụng ra thì chị em thường gặp những triệu chứng khác đi kèm như sốt, buồn nôn, nôn mửa, táo bón,…

Ngoài ra, những bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác có thể gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái cho chị em như:

  • Chứng táo bón nặng: thường do thiếu chất xơ trong chế độ ăn hoặc do thuốc
  • Bệnh viêm đường ruột: bao gồm Crohn (bệnh viêm đường ruột mạn tính) và viêm loét đại tràng
  • Viêm ruột già
  • Thoát vị bẹn nghẹt: một phần ruột bị mắc kẹt trong túi thoát vị và thiếu máu nuôi dưỡng

Đau bụng kinh- Đau bụng dưới bên trái ở nữ

Đau bụng dưới bên trái ở nữ cũng là một trong những dấu hiệu của đau bụng kinh. Bởi khi đến cho kỳ kinh nguyệt hàng tháng, tùy theo cơ địa từng người mà chị em sẽ đau bụng ở mức độ khác nhau.

Chị em thường bị đau bụng kinh trước và trong thời kỳ kinh nguyệt. Và ngoài biểu hiện đau bụng dưới ra chị em còn thấy có những dấu hiệu bất thường khác như tính khí thay đổi, nổi mụn trứng cá, nhức đầu, đau bụng, chuột rút,..

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thay đổi nội tiết tố, bệnh sẽ nặng hơn khi chị em căng thẳng, ít vận động và cơ thể thiếu vitamin. Vì vậy đau bụng dưới bên trái do đau bụng kinh gây ra thường vô hại và sẽ biến mất theo thời gian.

Đau nhói bụng dưới bên trái liên quan đến hệ sinh sản

Đối với chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, các cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của những bệnh lý có liên quan đến hệ sinh sản, bao gồm như:

  • Sảy thai: Khi có dấu hiệu sảy thai chị em sẽ thấy đau nhói bụng dưới ở bên trái, sau đó lan ra cả bụng và co thắt mạnh ở tử cung, kèm theo hiện tượng xuất huyết. Nếu chị em thấy xuất hiện những cơn co thắt co tử cung (khoảng 5-20 phút một lần) làm cho chị em đau thắt và thở khó khăn. Thì đây chính là dấu hiệu của sảy thai.
  • Mang thai ngoài tử cung: Ở những tháng đầu của thai kỳ, nếu chị em có hiện tượng đau nhói bụng dưới thì hãy cảnh giác bởi đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung. Khi mang thai ngoài tử cung, phôi thai sẽ nằm bên ngoài tử cung dẫn đến các cơn đau quặn thắt ở vùng bụng dưới.
  • Viêm vùng tiểu khung: Chị em bị đau hoặc viêm vùng chậu mãn tính sẽ có dấu hiệu đau bụng dưới kéo dài. Đặc biệt là vào những ngày hành kinh.
  • U nang buồng trứng: Đau bụng dưới có thể cảnh báo nguy cơ u nang buồng trứng. Và bệnh này gây nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản sau này của chị em, thậm chí dẫn đến vô sinh.
  • Viêm vùng chậu: Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh viêm vùng chậu là vô sinh. Bệnh có thể gây tổn thương ở tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Những dấu hiệu của bệnh như sốt cao, đau bụng, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ, ….
  • U xơ tử cung: Loại u xơ này phát triển trong thành tử cung, xuất phát từ một tế bào cơ trơn, tuy nhiên đây không phải là ung thư. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 30 đến 40 tuổi.

Hệ bài tiết gặp vấn đề- Đau tức bụng dưới bên trái

Đau tức bụng dưới bên trái ở chị em cũng có thể do hệ bài tiết gặp vấn đề. Điển hình là tình trạng chị em mắc phải sỏi tiết niệu.

Sỏi tiết niệu là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu – cơ quan vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang. Hiện tượng này xuất hiện khi các chất hóa học trong nước tiểu kết tinh lại thành những viên sỏi rắn.

Sỏi ở thận trái hay sỏi ở tiết niệu có thể gây ra những cơn đau quặn ở bụng dưới ở bên này. Vì vậy chị em nên lưu ý rằng những cơn đau này còn có thể lan đến lưng giữa ở bên trái và bẹn.

Ngoài ra, những triệu chứng đi kèm còn bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, đi tiểu buốt và ra máu,… Bên cạnh đó nhiễm trùng đường niệu đôi khi có thể gây ra những cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái, đặc biệt khi có liên quan đến thận trái.

Giống như khi gặp hiện tượng sỏi tiết niệu, những cơn đau này cũng có thể xảy ra tại các xương sườn nằm ở vùng lưng dưới hoặc nằm ở vị trí trung tâm chứ không hẳn là ở một bên nào đó của lưng. Dấu hiệu thường gặp là tiểu tiện nhiều lần và đau buốt.

Bị đau bụng bên trái do mang thai

Một trong những nguyên nhân khác khiến chị em bị đau bụng dưới bên trái có thể là do chị em đang mang thai.

Chị em phụ nữ cảm thấy bị đau bụng dưới sau 7-10 ngày kể từ ngày quan hệ tinh dục có xuất tinh vào âm đạo là một trong những dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, nếu chỉ đau bụng dưới không thì không thể khẳng định bạn có mang thai hay không mà còn xem xét thêm nhiều dấu hiệu khác như:

  • Thân nhiệt tăng lên
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Mất kinh
  • Vú và núm vú có cảm giác căng cứng và hơi đau tức
  • Núm vú và quầng vú sẫm màu hơn
  • Táo bón
  • Cảm giác nhạt miệng
  • Cảm thấy khó thở
  • Thèm ăn bất thường
  • Nhạy cảm với mùi

Từ những kiến thức được chia sẻ bên trên chắc chắn đã phần nào giúp mọi người có câu trả lời cho câu hỏi bị đau bụng dưới bên trái là bệnh gì? Có thể thấy rằng đó là những bệnh lý khá nguy hiểm. Vì vậy nếu người bệnh thấy bnr thân có những triệu chứng bát thường của đau bụng dưới bên trái thì cần đén ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra và tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Đặc biệt lưu ý, không tự ý dùng thuốc khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh.

Ngày đăng: 08:37 27 Tháng Mười Hai, 2018 | Lần cập nhật cuối: 08:41 18 Tháng Một, 2019

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.