Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em không nên chủ quan
Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương
Việt Nam là một trong những quốc gia Châu Á có tỉ lệ tử vọng do bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em cao. Đây cũng là nỗi lo của các bậc cha mẹ. Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu rõ hơn về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em nhé!
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM HIỂU SAO CHO ĐÚNG?
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 22.000 người chết mỗi năm bởi đại dịch sốt xuất huyết. Trong đó, số trẻ em tử vong vì căn bệnh này vẫn chiếm đa số do bệnh tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Mà vật chủ trung gian truyền bệnh chính là muỗi vằn Aedes Aegypti.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em thường bắt đầu khởi phát 4-6 ngày sau khi bị nhiễm virus. Hãy cùng tìm hiểu 3 giai đoạn diễn biến của bệnh.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em giai đoạn khởi phát
Các chuyên gia y tế cho biết, thời kỳ ủ bệnh sốt xuất huyết trung bình là 4-7 ngày. Tính từ khi bị muỗi vằn đốt và truyền virus sốt xuất huyết vào cơ thể. Tùy thuộc vào cơ địa, khả năng miễn dịch của từng bé. Mà thời điểm phát bệnh sẽ khác nhau.
Ở giai đoạn khởi phát của bệnh, cha mẹ thường sẽ thấy các biểu hiện sau:
- Trẻ sốt cao liên tục trên 38°C
- Bé quấy khóc, chán ăn, bỏ bú
- Nôn trớ, buồn nôn
- Xuất huyết ở lỗ chân lông, chảy máu chân răng
Các chuyên gia y tế cho biết, đa phần các bậc cha mẹ thường nhầm lẫn các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em giai đoạn khởi phát là bé chỉ bị cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp. Do đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi sát sao tình trạng của trẻ.
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em giai đoạn nguy hiểm
Ở giai đoạn này, trẻ sẽ hết sốt, nhưng cha mẹ đừng vộ chủ quan. Vì đây, mới là giai đoạn nguy hiểm, trẻ rất dễ gặp biến chứng nếu không được chăm sóc cẩn thận.
Bởi lúc này virus đã làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu, tiểu cầu đã giảm đáng kể. Cha mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em giai đoạn nguy hiểm sau:
- Dịch tràn phổi khiến bé bị sưng phù ở bụng
- Xuất huyết nghiêm trọng
- Đau, phù nề vùng hốc mắt
- Đau đầu, tứ chi lạnh,
- Chảy nước mũi, huyết áp tụt
Ở giai đoạn nguy cấp này, nếu không được chữa trị kịp thời, rất dễ gây xuất huyết dạ dày, não, niêm mạc, trụy tim…
Biểu hiện sốt xuất huyết của trẻ giai đoạn phục hồi
Nếu không gây biến chứng nguy hiểm, trẻ sẽ dần phục hồi. Lúc này cơ thể trẻ sẽ hết sốt. Có cảm giác thèm ăn, khát nước, đi tiểu nhiều và huyết động ổn định.
Nếu xét nghiệm máu cho thấy số lượng tiểu cầu, bạch cầu tăng lên.
Nguyên nhân gây sốt xuất huyết – Lý giải nguyên nhân SXH gia tăng ở trẻ em
Như đã nói ở trên, sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra. Loại virus này lây truyền chủ yếu qua vật chủ chung gian là muỗi vằn Aedes Aegypti .
Ở nước ta, miền Bắc mưa nắng thất thường, trong khi miền Nam thì mùa mưa đến sớm. Thêm vào đó đô thị hóa nhanh chóng làm cho muỗi càng dễ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho SXH lan truyền nhanh.
Lý giải về nguyên nhân sốt xuất huyết gia tăng ở trẻ em, các chuyên gia y tế cho biết: Hầu hết trẻ em chưa có kháng thể chống lại virus Dengue. Do vậy, nếu việc phòng muỗi đốt không tốt, nguy cơ trẻ mắc phải bệnh lý này sẽ rất cao.
Muỗi văn thường đốt và hút máu vào cả ngày và đêm. Đặc biết là sáng sớm và chiều muộn.
Cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em
Cho đến nay, vẫn chưa tìm ra được loại thuốc kháng sinh đặc trị chữa sốt xuất huyến. Các biện pháp chỉ dùng ở mức hỗ trợ điều trị. Nhằm làm giảm các triệu chứng bệnh.
Như đã nói, căn bệnh sốt-xuất-huyết ở trẻ em không có biện pháp đặc trị nào. Đối với trường hợp bệnh diễn biến nặng, bé cần được nhập viện theo dõi và chăm sóc.
Làm như vậy tỷ lệ tử vong sẽ giảm xuống từ 20% còn 1%. Mất nước kéo dài được xem là nhân tố chính khiến bệnh trở nặng và dẫn đến tử vong.
Trường hợp cha mẹ chăm sóc trẻ ở nhà, cần cho trẻ nghỉ ngơi, cung cấp đủ nước. Nưới trái cây hoặc bù orsel để ngăn chặn tình trạng mất nước. Đồng thời, cần chú ý kiểm tra thân nhiệt và theo dõi bé liên tục.
Cha mẹ cần đặc biệt chú ý không tự ý cho trẻ dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Tốt hơn hết, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và điều trị.
Lưu ý trong điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em – cha mẹ không nên bỏ qua
Khi nhận thấy bé có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, các bác sĩ để kịp thời thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời. Còn trường hợp nhẹ, các cán bộ y tế cơ sở có thể hướng dẫn bạn cách chăm sóc bé bị sốt xuất huyết tại nhà bằng cách:
- Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ
- Bổ sung đủ nước và các chất điện giải, orsel để tránh mất nước
- Dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với trẻ nhỏ nên dùng paracetamol, tuyệt đối không dùng aspirin hay ibuprofen. Vì 2 loại thuốc này có thể gây viêm dạ dày, giảm kết tụ tiểu cầu làm xuất huyết nặng thêm và hội chứng Reye ở trẻ em
- Kiểm tra thân nhiệt và theo dõi bé liên tục
- Cho bé ăn cháo, uống sữa hoặc súp.
Với những lưu ý kể trên, các bậc phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc cho trẻ em mặc sốt xuất huyết đúng cách.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất đó là diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy). Dọn dẹp sạch sẽ xung quanh khu vực sống. Để phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, bạn cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:
- Không cho bé chơi gần những nơi ao tù nước đọng. Những nơi nhiều cây cối, góc tối đặc biệt là vào sáng sớm hoặc khi trời tối.
- Cho con mặc quần áo dài tay khi vui chơi ngoài trời
- Bung màn khi đi ngủ
- Dùng bình diệt muỗi, nhang muỗi để xua muỗi
- Thường xuyên dọn dẹp nhà sạch sẽ gầm bàn, gầm tủ, kệ sách để muỗi không có nơi trú ẩn.
- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh khu vực sinh sống. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Nếu gia đình có người mắc bệnh, mọi thành viên trong gia đình phải ngủ mùng. Cách ly người bệnh để tránh trường hợp muỗi đốt người bệnh và truyền virus gây bệnh cho người khác.
- Thả cá bả màu vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng hay bọ gậy.
- Phối hợp với chính quyền và ngành y tế địa phương trong các đợt phun xịt hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết bùng phát.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả. Hi vọng rằng, bài viết này sẽ hữu ích cho các bậc cha mẹ.
Ngày đăng: 08:41 26 Tháng Mười Hai, 2018 | Lần cập nhật cuối: 08:43 18 Tháng Một, 2019
Dengue and severe dengue http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs117/en/
Dengue Fever https://www.medicinenet.com/dengue_fever/article.htm