2bacsi
04:17 16 Tháng Một, 2019

{Cảnh báo}: Nguy cơ sảy thai khi dùng Fluconazol điều trị nấm âm đạo

Tác giả : Thú y

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Fluconazol là một loại thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị nấm âm đạo ở nữ giới. Tuy nhiên, một số nguyên cứu cho thấy phụ nữ mang thai nếu sử dụng thuốc này để điều trị nấm âm đạo có nguy cơ gây sảy thai. Vậy thực hư mối nguy hại của thuốc Fluconazol với phụ nữ mang thai như thế nào? Cùng 2bacsi tìm hiểu trong bài viết sau.

Nhiễm nấm âm đạo là bệnh gì?

Nhiễm nấm âm đạo là bệnh gì

Nhiễm nấm Candida là bệnh rất hay gặp ở nữ giới (75% phụ nữ mắc phải). Nam giới cũng có thể mắc bệnh này, tuy nhiên tỉ lệ rất ít. Nguyên nhân gây ra bệnh là do loại nấm Candida Albicans gây nên. Thông thường, người bệnh có sẽ có triệu chứng ngứa, sưng đỏ và kích ứng vùng âm đạo khi mắc bệnh.

Mặc dù nấm âm đạo lây lan chủ yếu qua sự tiếp xúc khi quan hệ tình dục. Nhưng không được xếp vào loại nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục.

Dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo

Dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo

Ngứa vùng âm đạo

Ngứa âm đạo là dấu hiệu phổ biến khi bị nhiễm nấm âm đạo mà chị em không nên bỏ qua. Tình trạng ngứa sẽ xuất hiện nhiều vào ban đêm, gây ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín. Nếu không điều trị sớm sẽ gây hiện tượng ức chế tâm lý, ảnh hưởng đến công việc và hoạt động hàng ngày.

Ra khí hư bất thường

Nhiễm nấm âm đạo khiến khí hư của nữ giới đóng thành mảng, dính vào thành âm đạo và không có mùi hôi. Đặc biệt, tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn sau khi quan hệ tình dục. Bởi khi quan hệ, một lượng lớn nấm mốc từ ngoài vào vùng kín khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.

Vùng kín sưng đỏ

Tình trạng vùng kín sưng đỏ, đau rát cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh nấm âm đạo. Nếu không điều trị kịp thời sẽ lây lan sang cơ quan sinh dục. Điều này sẽ đe dọa đến khả năng sinh sản của nữ giới sau này.

Đi tiểu gặp khó khăn

Đi tiểu khó khăn có thể xuất phát từ nhiều lý do như viêm nấm âm đạo, viêm đường tiết niệu… Nên nếu gặp khó khăn khi đi tiểu cần chủ động đi khám để được điều trị sớm.

Vùng kín có mùi hôi

Nếu chị em để vùng kín bị ẩm ướt, bí hơi do mặc quần lót quá chật thì nguy cơ vùng kín có mùi là điều khó tránh khỏi. Lúc này, nấm âm đạo sẽ khiến vùng kín có mùi hôi tanh, khó chịu.

Cảm thấy đau nhức sau khi quan hệ tình dục

Nếu nấm âm đạo không điều trị dứt điểm sẽ nhanh chóng biến chứng sang viêm âm đạo. Lúc này, nếu quan hệ tình dục bạn sẽ cảm thấy đau rát, thậm chí còn thấy chảy máu âm đạo.

Nguyên nhân gây bệnh

Như đã chia sẻ, nấm Candida là nguyên nhân chính gây bệnh. Do đó, thông thường các bác sỹ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, vì thuốc sẽ tiêu diệt vi khuẩn để bảo vệ âm đạo.

Bên cạnh đó nữ giới từng mang thai, mắc bệnh tiểu đường, dùng thuốc tránh thai, đang điều trị steroid cũng có khả năng nhiễm nấm âm đạo.

Cuối cùng, nữ giới thụt rửa âm đạo quá nhiều, thiếu ngủ, hệ thống miễn dịch suy yếu, chế độ ăn ít dinh dưỡng… Cũng là một trong những lý do gây nhiễm nấm âm đạo.

Điều trị nhiễm nấm âm đạo như thế nào?

Dựa vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bác sỹ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp.

Điều trị nhiễm nấm âm đạo như thế nào

Nhiễm trùng đơn giản

Với những trường hợp nhiễm nấm đơn giản, bác sỹ sẽ kê toa điều trị từ 1 – 3 ngày. Bao gồm kem chống thấm, thuốc mỡ, thuốc viên…

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Butoconazole (Gynazole)
  • Clotrimazole (Lotrimin)
  • Miconazole (Monistat)
  • Terconazole (Terazol)
  • Fluconazole (Diflucan)

Chị em bị nhiễm nấm men đơn giản cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sỹ để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng. Nếu sau 2 tháng điều trị các triệu chứng quay trở lại, cần tái khám để được điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng phức tạp

Các trường hợp được xem là nhiễm trùng phức tạp nếu có những triệu chứng sau:

  • Phát hiện hơn 4 nhiễm trùng men trong 1 năm.
  • Bị sưng, ngứa nghiêm trọng dẫn đến lở loét trong mô âm đạo.
  • Phát hiện nhiễm trùng do Candida khác với Candida albicans.
  • Bị nhiễm nấm âm đạo đang mang thai.
  • Mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được hoặc một hệ thống miễn dịch yếu từ thuốc.
  • Phát hiện bị HIV.

Với trường hợp này, phương pháp điều trị như sau:

  • Sử dụng hai hoặc ba liều fluconazole (Diflucan).
  • Kem 14 ngày, thuốc mỡ, thuốc viên hoặc thuốc đặt âm đạo.
  • Đơn thuốc dài hạn của fluconazole (Diflucan) được thực hiện một lần một tuần trong sáu tuần. Hoặc sử dụng lâu dài một loại thuốc chống nấm tại chỗ.

Phương pháp tự nhiên điều trị nấm âm đạo

Một số phương pháp tự nhiên sẽ hỗ trợ điều trị viêm nấm âm đạo bao gồm:

  • Dầu dừa
  • Dầu cây trà
  • Tỏi
  • Thuốc đạn axit boric
  • Sữa chua thường uống hoặc đưa vào âm đạo

Lưu ý: Chị em cần rửa tay sạch sẽ trước khi thoa kem hoặc dầu vào âm đạo. Cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng những phương pháp trên.

Nguy cơ sảy thai và điều trị nhiễm nấm âm đạo bằng thuốc Fluconazol

Nguy cơ sảy thai và điều trị nhiễm nấm âm đạo bằng thuốc Fluconazol

Fluconazol (Diflucan) là tên biệt dược của thuốc Fluconazole. Đây là một thuốc thuộc nhóm kháng nấm mới loại triazole, ức chế mạnh và đặc hiệu đối với sự tổng hợp sterol của nấm.

Năm 2011, FDA đã đưa ra khuyến cáo khi bà bầu sử dụng Fluconazol điều trị nấm âm đạo. Theo đó, trong suốt 3 tháng thai kì nếu sử dụng thuốc ở liều cao, có thể gây nên những khuyết tật hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Thậm chí, có nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ với một liều khoảng 150 mg thuốc Fluconazol có thể dẫn tới sảy thai.

Do đó, các bác sỹ nên cẩn trọng khi kê đơn thuốc có fluconazole cho phụ nữ có thai. Nhằm đề phòng những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngày đăng: 04:17 16 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 07:55 18 Tháng Một, 2019

Nguồn tham khảo

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.