2bacsi
02:21 11 Tháng Một, 2019

Bệnh phong và những thông tin cần biết về bệnh

Tác giả : Trâm Anh

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Bệnh phong được cho rằng là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất chỉ sau HIV. Đây là một trong những bệnh lý lây truyền qua da và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho con người. Bài viết dưới đây 2bacsi xin chia sẻ một số thông tin cơ bản về bệnh phong, mọi người hãy cùng theo dõi và tìm hiểu nhé.

Bệnh hủi- Bệnh phong là gì?

Phong hay còn có tên gọi khác là bệnh cùi- hủi, là một căn bệnh nhiểm khuẩn bởi một loại trực khuẩn phong Hansen gây ra. Bệnh lý này phát triển rất chậm, không dễ lây truyền từ người nọ sang người kia nhưng lại kéo dài rất nhiều năm.

bệnh phong cùi

Căn bệnh thường lây truyền qua đường da hoặc hô hấp, vì thế rất khó xác định bệnh nhân bị nhiễm bệnh ở đâu và khi nào. Trẻ em thường là đối tượng dễ nhiễm bệnh hơn người lớn.

Nguyên nhân gây bệnh phong

Người bệnh nên biết rằng bệnh phong có thể lây nhiễm trực tiếp qua những chất xuất tiết như nước mũi, nước bọt,… của người bệnh. Và thời gian ủ bệnh của bệnh lý này khá dài do vi khuẩn  Hansen phát triển chậm, chỉ sinh sản một lần trong hai tuần lễ.

Bệnh phong có biểu hiện lâm sàng khá đa dạng, nhưng có hai dạng thường gặp là dạng  phong củ và dạng phong u. Và từ mỗi dạng này lại chia ra nhiều thể khác nhau nữa.

Cả hai dạng trên đều gây tổn thương da, nhưng thường thì dạng phong u gây những tổn thương nặng nề hơn, tạo thành những cục u lớn ngoài da khiến bệnh nhân có bộ dạng méo mó, dị dạng.

Triệu chứng bệnh phong

Yếu cơ- Dấu hiệu bệnh phong

Yếu cơ là một trong những dấu hiệu bệnh phong mà người bệnh cần phải biết. Khi mắc phải bệnh, người bệnh dần dần sẽ cảm thấy bản thân mình luôn trong cảm giác mệt mỏi, khó chịu và không có sức lực.

Biểu hiện của bệnh hủi là tê tay chân

Khi có dấu hiệu các ngón tay tê bì, đau nhức, khó vận động, cơn tê xuất hiện đều ở hai tay, rất có thể người bệnh đã bị mắc phải bệnh hủi. Căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên biểu hiện lâm sàng cũng rất đa dạng.

Nếu bệnh bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng và trao đổi chất, cũng như do điều kiện sống thiếu thốn. Người bệnh sẽ luôn có cảm giác tê bì, khó cử động sẽ rõ rệt hơn. Bệnh tình thường diễn biến chậm, nên người bệnh thường chủ quan và thường nhầm lẫn bệnh với những bệnh lý thông thường khác.

Triệu chứng bệnh phong cùi- Tổn thương bề mặt da

Tổn thương bề mặt da cũng là một trong những triệu chứng của bệnh phong cùi. Khi mắc bệnh người bệnh sẽ thấy trên cơ thể có những vết biến màu trên da, không còn cảm giác nóng, lạnh và đau. Vết trên da có thể chỉ lốm đốm dăm ba chỗ và chứa rất ít vi khuẩn. Nhưng cũng có thể xuất hiện trên khắp cơ thể và đầy những vi khuẩn.

  • Mặt người bệnh thường sần sùi từng cục nhỏ, mũi xẹp xuống khiến bệnh nhân có gương mặt của con sư tử.
  • Có nhiều u cục ở dây thần kinh ngoại vi, gần khớp xương như cổ tay, khuỷu tay, đầu gối. Các cục này có thể sờ thấy qua da và hơi đau.

Bệnh phong có lây không?

Bệnh phong có lây không là một trong những thắc mắc, băn khoăn của rất nhiều người. Và câu trả lời là có, bệnh phong là một trong những bệnh lý có thể lây nhiễm từ người qua người.

Bệnh phong do trực khuẩn gây ra, loại vi khuẩn này hình thành và phát triển trong đường bài xuất là đường hô hấp và đường xuất tiết dưới da vì vậy nguồn lây nhiễm bệnh chủ yếu cũng là theo 2 con đường này.

Lây nhiễm phong qua đường hô hấp

Đối với những người mắc bệnh phong nhưng không được điều trị bệnh kịp thời thì mỗi một ngày người bệnh có thể giải phóng ra bên ngoài ra qua đường thở và đường xuất tiết qua chất dịch tiết ra ở mũi, khoảng 100 triệu trực khuẩn phong.

Khi ra đến môi trường bên ngoài trực khuẩn phong thường có thể sống tiếp từ 1-2 tuần nhất là ở những môi trường tối và ẩm ướt. Do vậy người bình thường chỉ cần tiếp xúc với môi trường nơi người mắc bệnh phong mới sống tại đó thì cũng nguy cơ mắc phải bệnh.

Lây nhiễm qua đường tiếp xúc

Bệnh phong lây lan chủ yếu qua đường tiếp xúc da và viêm mạc có tổn thương, bị trầy xước. Mặt khác trực khuẩn phong thường sinh sản chậm với chu kỳ từ 12 – 13 ngày dù không có vật chủ trung gian để truyền bệnh.

Đối với những người đã có sự tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh phong hoặc là đồ dùng cá nhân như là quần áo, bát đũa ăn… thường cũng có nguy cơ mắc phải bệnh phong rất cao.

Nguy hại mà bệnh phong gây ra

Nếu bệnh phong không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm dưới đây:

  • Vì da không còn cảm giác nên người bệnh thường hay bị phỏng hoặc thương tích nơi đầu ngón tay ngón chân mà họ không biết. Rồi vết thương bội nhiễm với vi khuẩn khác, tế bào tiêu hao, xương hủy hoại, ngón tay ngón chân ngắn lại.
  • Thần kinh ngoại vi tổn thương khiến bàn tay bàn chân không cử động, cứng lại, co quắp. Họ đi lại khó khăn và không cầm đồ vật được.
  • Bàn chân thủng loét và nhiễm độc.
  • Giác mạc tổn thương, mờ đục, áp nhãn tăng cao, mắt khô, không chớp mắt và có thể đưa tới khiếm thị, mù lòa.
  • Ngọc hành teo, không sản xuất được tinh trùng, đưa đến vô sinh nam.
  • Lông mày, lông mi rụng nhưng tóc toàn vẹn.

Vậy bệnh có chữa được không?

Với nền y học ngày càng phát triển và hiện đại như hiện nay thì việc điều trị bệnh phong khỏi hoàn toàn không phải là khó. Bởi việc sử dụng những loại thốc kháng sinh đặc hiệu trong khoảng thời gian từ 6- 2 năm thì đều có thể tiêu diệt triệt đẻ vi khuẩn.

Tuy nhiên bệnh chỉ thực sự chữa khỏi được hoàn toàn khi người bệnh phát hiện được bệnh sớm. Bệnh vẫn đang trong giai đoạn đầu và chưa có những biến chứng nguy hiểm.

Bởi vậy khi bản thân có những dấu hiệu nghi ngờ đó là bệnh phong cùi. Người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa. Để thăm khám kiểm tra cũng như tiến hành điều trị bệnh sao cho nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất.

Cách phòng bệnh phong như thế nào?

Phong là một bệnh nguy hiểm và dễ lây lan mầm bệnh tuy nhiên bệnh không là là không có cách chữa. Bởi sự lây lan của virus phong còn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể người tiếp xúc với mầm dịch.

Vì thế, khi vùng da của người không mắc bệnh bị trầy xước và tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị trầy xước của người mắc bệnh phong hoặc qua vật trung gian thì cần ngay lập tức rửa tay lại bằng xà phòng.

Trong vòng hai phút trực khuẩn phong sẽ chết hoặc là mọi người có thể để tay ngoài ánh nắng  trong vòng hai phút thì trực khuẩn cũng sẽ chết. Ngoài ra, việc tắm rửa hàng ngày cũng là một cách để ngăn ngừa bệnh phong khá hiệu quả.

Bệnh phong là một căn bệnh rất khó điều trị và dễ lây lan vì thế rất nhiều người hiểu nhầm về căn bệnh này, dẫn đến ghê sợ và kì thì người bị phong. Qua bài viết này hy vọng mọi người đã hiểu rõ hơn về bệnh phong. Từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về bệnh lý này nhé!

Ngày đăng: 02:21 11 Tháng Một, 2019 | Lần cập nhật cuối: 09:11 18 Tháng Một, 2019

đăng ký mail

để nhận tin mới mỗi ngày

~ Sức khỏe của bạn Là niềm hạnh phúc của chúng tôi ~

2bacsi là trang web tổng hợp và chia sẻ các kiến thức về sức khỏe , y tế hàng đầu Việt Nam. Các thông tin trên 2bacsi.com chỉ mang tính chất tham khảo . Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.